In trang

KHBD TUAN 13 LƠP 1/2
Cập nhật lúc : 20:40 09/12/2024

TUẦN 13

                                                                Thứ hai, ngày 2 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                      Bài 56: ep, êp, ip, up.

I. Yêu cầu cần đạt:

1.Năng lực:

- Nhận biết và đọc đúng các vần ep, êp, ip, up; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ep, êp, ip, up; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ep, êp, ip, up(chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ep, êp, ip, up.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ep, êp, ip, up có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói, cách ứng xử. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết.

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gìa đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gìa đình và người thân quen.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh, SGK.

2. Học sinh:

- Bộ TH TV, Bảng con, SGK.

III.  Các hoạt động dạy học chủ yếu :

                                               Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- Trong bếp, lũ cún con múp míp nép vào bên mẹ.

 - GV giới thiệu các vấn mới ep, êp, ip, up.

- Viết tên bài lên bảng.

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần ep, êp, ip, up.

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần ep, êp, ip, up.

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ep , êp, ip với up để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vẫn ep, êp, ip, up.

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần .                 

+ GV yêu cầu HS ghép vần ep.

+ GV yêu cầu HS ghép vần êp.

+ GV yêu cầu HS ghép vần ip.

+ GV yêu cầu HS ghép vần up.

- Lớp đọc đồng thanh ep, êp, ip, up.

một số lần                                                                     

b. Đọc tiếng

*  Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng nép. (GV: Từ vần ep đã học,bây giờ cô muốn có tiếng nép ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng nép .

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng  nép.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần et, êt, it.

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

(kẹp, nẹp, nếp, xếp; kịp, nhịp, búp, giúp).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần ep, êp, ip, up.

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+ GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: đôi dép, đầu bếp, bìm bịp, búp sen.

- Tìm và nêu các tiếng có vần et, êt, it.

- Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần ep, êp, ip, up.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ep, êp, ip, up.

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Trong bếp,/ lũ cún con/ múp míp nép vào bên mẹ.

- HS đọc

- HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có p đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: e, ê, i, u).

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (e – pờ – ep  ; ê – pờ - êp ; i – pờ – ip; u – pờ, up. )

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 4 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ep.

- HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành êp.

- HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành ip.

- HS tháo chữ i, ghép u vào để tạo thành up.

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm n ghép trước ep, thêm thanh sắc trên e  ta được tiếng nép.

- HS đánh vần tiếng thác (nờ - ep –nep – sắc - nép).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần ep, êp, ip, up.

- Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có vần đang học.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng ‘nép’ từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ep, êp, ip, up.

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ (đôi dép, đầu bếp, bìm bịp, búp sen.) cá nhân , nhóm.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (ep, êp, ip, up, bếp, bìm bịp, búp sen ) chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                          

                                              Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc.

+ Dịp nghỉ lễ, nhà Hà có ai đến chơi?

+ Mẹ Hà nấu món gì?

+ Hà giúp mẹ làm gì?

+ Bố Hà làm gì?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát vàtrả lời

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

 + Khi nhà có khách, em nên làm gì?

 

 

 

 

 

- Nhận xét, khen ngợi.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (ep, êp, ip, up, bếp, bìm bịp, búp sen)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ep, êp, ip, up.

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ep, êp, ip, up trong đoạn văn một số lần.

- HS đọc thầm, tìm.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- Lớp đọc ĐT.

- HS đọc cả đoạn 4 - 5 em.

- HS trả lời (Có chú Tư và cô Lan đến chơi)

- Mẹ nấu súp gà, cơm nếp và rán cá chép.

- Rửa rau quả và xếp bát đĩa.

- Bố dọn dẹp nhà cửa.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời (Bố, mẹ, Hà, chú Tư và có Lan)

- HS trả lời (Mọi người đang ăn cơm và nói chuyện vui vẻ)

- Chào hỏi khách; vui vẻ và niềm nở với khách; giúp bố mẹ tiếp khách, trong khi ăn cơm, không nên nói nhiều, nhưng cần hỏi han để tỏ lòng hiểu khách;...)

- HS thảo luận nhóm , phân vai.

- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp.

- HS lắng nghe

- Về nhà  học lại bài 56: ep, êp. ip, up.

Toán:          BÀI 10: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 6 )

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ

- Thực hiện được phép trừ  trong phạm vi 10

- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ

- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ ( giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).

- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán.

II. Đồ dùng dạy- học:

1. Giáo viên:

- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.

2.Học sinh:

- Bộ chữ TH Toán , bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của  giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:  

- Nêu yêu cầu kiểm tra.

- Nhận xét, sửa chữa.

2. Luyện tập

*Bài 1: Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- HD HS quan sát hình vẽ .

- Yêu cầu HS  từ hình vẽ tìm ra kết quả phép tính thích hợp

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 2: Tính

- Nêu yêu cầu bài tập

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 3: Trò chơi

- Nêu yêu cầu

-  HD HS cách chơi

- GV cùng HS nhận xét

4. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi.

- 1 em lên làm bài ở bảng.                    

- Lắng nghe.

- HS quan sát

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát tranh , và hình thành phép tính .

- HS nêu kết quả : 9 – 3 – 2 = 4

Nhẩm:  9 – 3 = 6      ;  6 – 2 = 4

- Lớp nhận xét.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

a, 8 -  2 -  3 = 3;   b, 7 – 4 – 1 = 2 

c, 10 – 5 – 2 =3;   d,3 + 6 – 4 = 5

- Lớp nhận xét.

* Lắng nhe

- Nắm rõ cách chơi.

- Chơi theo nhóm

- Lớp nhận xét

- Về xem lại các bài tập.

 

Buổi chiều

Tiếng Việt:                                     ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

+ Nắm vững cách đọc các vần et, êt, it, ut, ưt đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần et, êt, it, ut, ưt. Làm đúng các bài tập ở vở BT.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần  đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt

2. Học sinh:  vở BT Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

               Giáo viên

1. Khởi động:

- Cho HS hát 1 bài.

2. Ôn luyện:

2.1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng: et, êt, it, ut, ưt, ốc vít, quét dọn, tết tóc, con vịt, nhón út, vứt rác, bát sứt, chim cút.

 - GV nhận xét, sửa phát âm.

2.2. Viết:

 - Hướng dẫn viết vào B/C.

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

(et, êt, it, ut, ưt, ốc vít, quét dọn, tết tóc, con vịt, nhón út, vứt rác, bát sứt, chim cút.) Mỗi chữ 1 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

2.3. Hướng dẫn hs làm VBT

* Bài 1/ 46: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 46.

- GV nhận xét.

* Bài 2: Điền vần et, êt hoặc it.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 3: Nối

 - GV hướng dẫn HS đọc, chọn từ rồi  nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa

- GV nhận xét.

 * Bài 1/ 47: Khoanh theo mẫu.

- Cho học sinh đọc các tiếng trong VBT trang 47.

- GV hướng dẫn.

- Nhận xét, sửa chữa

* Bài 2/47: Điền vần ut hoặc ưt.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 3/47: Nối

 - GV hướng dẫn.

- GV nhận xét.

3. Vận dụng:

- Nhận xét tiết học

             Học sinh

- HS Hát bài “ Vào giờ học rồi”

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- HS theo dõi, viết vào B/C.

- Nhận xét

- HS viết vở ô ly. (et, êt, it, ut, ưt, ốc vít, quét dọn, tết tóc, con vịt, nhón út, vứt rác, bát sứt, chim cút). Mỗi chữ 1 dòng.

- Nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát tranh, điền vần thích hợp vào chỗ trống

- thịt bò, bồ kết, con vẹt.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc, chọn từ rồi  nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa

- HS làm vào VBT.

+ Đàn vịt bơi ở ao.

+ Mẹ tết tóc cho bé.

+ Trời trở rét.

- Lắng nghe.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và khoanh vào VBT những tiếng có vần ui, vần ưi.

- Nêu kết quả: vút, lụt, bút,

                        vứt, bứt, nứt.                                            

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống

- ngón út, vứt rác, bát sứt, chim cút.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc, chọn từ rồi  nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa

- HS làm vào VBT.

+ Sợi dây bị đứt.

+ Mứt sen ngọt và ngon.

+ Gạo lứt nấu cơm rất ngon.

+ Mấy chú chim cút ngọt và ngon.

- Lắng nghe.

 

Tiếng Việt:                               ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

+ Nắm vững cách đọc các vần ap, ăp, âp, op, ôp, ơp đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần ap, ăp, âp, op, ôp, ơp. Làm đúng các bài tập ở vở BT.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần  đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt

2. Học sinh:  vở BT Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

               Giáo viên

1. Khởi động:

- Cho HS hát 1 bài.

2. Ôn luyện:

2.1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, bắp ngô, xe đạo, cáp treo, cá mập, con cọp, tia chớp, lớp học, cơm hộp.

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2.2. Viết:

 - Hướng dẫn viết vào B/C.

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

(ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, bắp ngô, xe đạo, cáp treo, cá mập, con cọp, tia chớp, lớp học, cơm hộp.). Mỗi chữ 1 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

2.3. Hướng dẫn hs làm VBT

* Bài 1/ 48: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 45.

- GV nhận xét.

* Bài 2 : Điền đạp, tắp hoặc nhấp.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 3: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết lại câu.

- GV hướng dẫn.

- GV nhận xét.

* Bài 1/ 49: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 49.

- GV nhận xét.

* Bài 2/49 : Điền chóp, lốp, hoặc lớp.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 3/49: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống.

- GV hướng dẫn.

- GV nhận xét.

3. Vận dụng:

- Nhận xét tiết học

             Học sinh

- HS Hát bài “ Vào giờ học rồi”

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- HS theo dõi, viết vào B/C.

- Nhận xét

- HS viết vở ô ly. (ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, bắp ngô, xe đạo, cáp treo, cá mập, con cọp, tia chớp, lớp học, cơm hộp.)

- Mỗi chữ 1 dòng.

- Nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống

- đèn nhấp nháy, xe đạp, xa tít tắp.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc, chọn từ rồi ghép lại thành câu có nghĩa rồi viết lại cho đúng.

- HS làm vào VBT.

a,Bé tập đi xe đạp.

b,Trời sắp mưa.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống

- lốp ô tô, lớp học, mũ chóp.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc, chọn từ rồi điền vào chỗ trống.

- HS làm vào VBT.

a, Lớp học rất sôi nổi.

b, Mưa rơi lộp độp trên mái tôn.

- Lắng nghe.

 

Thứ ba, ngày 03  tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                              Bài 57: anh, ênh, inh

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Nhận biết và đọc dúng các vần anh, ênh, inh; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần anh, ênh, inh; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần anh, ênh, inh (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần anh, ênh, inh

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần anh, ênh, inh có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về hoạt động tập luyện để tăng cường sức khoẻ của con người.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết.

 2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống hằng ngày, từ đó yêu quý cuộc sống hơn.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh, SGK

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng việt, SGK, bảng con.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

                                               Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

-  Con kênh xinh xinh chảy qua cánh đồng.

- GV giới thiệu các vần mới anh, ênh, inh.

- Viết tên bài lên bảng.

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần anh, ênh, inh.

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần anh, ênh, inh.

+ GV yêu cầu HS so sánh vần anh, ênh với inh để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần anh, ênh, inh.

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần .                  

+ GV yêu cầu HS ghép vần anh.

+ GV yêu cầu HS ghép vần ênh.

+ GV yêu cầu HS ghép vần inh.

- Lớp đọc đồng thanh anh, ênh, inh.

một số lần.

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng cánh. (GV: Từ vần anh đã học,bây giờ cô muốn có tiếng cánh ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng cánh .

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng cánh.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần anh, ênh, inh.

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

( chanh, mảnh, cạnh ; kênh, gềnh, lệnh; kính, chỉnh, thịnh).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần anh, ênh, inh.

+ GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ : quả chanh, bờ kênh, kính râm.

- Tìm và nêu các tiếng có anh, ênh, inh.

- Yêu cầu HS đọc( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần anh, ênh, inh.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần anh, ênh, inh.

 - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc.

- Con kênh xinh xinh chảy qua cánh đồng.

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có nh đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, ê, i.

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (a – nhờ  – anh ; ê – nhờ – ênh; i – nhờ - inh )

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 3 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần anh.

- HS tháo chữ a, ghép ê vào để tạo thành ênh.

- HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành inh.

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm c ghép trước vần anh và thêm thanh sắc trên âm a.

- HS đánh vần tiếng cánh (cờ-  anh – canh – sắc – cánh ).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần

anh, ênh, inh.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng ‘cánh’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần anh, ênh, inh.

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ (quả chanh, bờ kênh, kính râm.) cá nhân , nhóm.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: anh, ênh, inh, chanh, kênh, kính )chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                       

                                               Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:

+ Nhà vịt ở đâu?

+ Bố mẹ cho vịt con ra kênh để làm gì?

+ Những câu nào nói lên gia đình vịt rất vui?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về các hoạt động thể dục, thể thao trong các tranh.

- GV có thể yêu cầu HS trao đổi thêm về các hoạt động rèn luyện thân thể và tác dụng của chúng đối với sức khoẻ con người

- Nhận xét.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (anh, ênh, inh, chanh, kênh, kính)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần anh, ênh, inh.

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần anh, ênh, inh  trong đoạn văn một số lần.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- Lớp đọc ĐT.

- HS đọc cả đoạn 4 -5 em.

- HS trả lời ( Nhà vịt ở gần một con đê xinh xinh)

- HS trả lời ( để tập bơi)

- HS trả lời

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- Về nhà  học bài 57: anh, ênh, inh

 

Toán:   BÀI 10: BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10(T1)

I.Yêu cầu cần đạt:

1.Năng lực:

- Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.

* Phát triển năng lực

- Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ, từ đó phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học Toán.

II. Đồ dùng dạy- học:

1.Giáo viên:

- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.

- Xúc xắc để tổ chức trò chơi

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng việt, Bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:  

- Nêu yêu cầu kiểm tra.

- Nhận xét, sửa chữa.

2. Khám phá: 2

* Bảng cộng

- Từ hình ảnh các bông hoa, HS hình thành các phép tính cộng có kết quả bằng 7. (Nêu được kết quả các phép tính :1 + 6,  2 + 5,  3 + 4,  4 + 3,  5 + 2,  6 + 1).

3. Hoạt động:

*Bài 1: Tính nhẩm

- GV nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tính nhẩm

- GV cùng HS nhận xét

- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính

 - Nhận xét, chữa bài.

*Bài 2: Em hoàn thành bảng cộng

- Nêu yêu cầu bài tập

- Hd HS hoàn thành bảng cộng trong phạm vi 10.

- Yêu cầu HS làm bài

- HS nêu kết quả

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 3: Tìm cánh hoa cho mỗi chú ong

- HD HS nhẩm kết quả các phép tính ở mỗi chú ong. Chú ong sẽ đậu vào cành hoa chứa kết quả của phép tính ghi trên chú ong đó.

- GV cùng HS nhận xét

4. Vận dụng:

 

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi.

- 1 em lên làm bài ở bảng.                    

- HS quan sát

- HS làm theo yêu cầu rồi nêu kết quả.

   1 + 6 = 7,    2 + 5 = 7,   3 + 4 = 7  

   4 + 3 = 7,    5 + 2 = 7,   6 + 1= 7

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả , đọc lại từng phép tính.

- Lớp nhận xét.

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- Quan sát hình vẽ trong SGK

- HS nêu phép tính tìm được

- Thực hiện bài tập vào vở.

- Đọc lại bảng cộng vừa thành lập.

- Lớp nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- Quan sát hình vẽ trong SGK

- Thực hiện bài tập vào vở.

- HS nêu phép tính thích hợp

- VD: cành hoa số 5 cho các chú ong ghi phép tính : 3 + 2 và 4 + 1.

- Lớp nhận xét

- Về xem lại các bài tập.

- Làm tốt phép cộng trừ trong phạm vi 10.

                                                     

Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024

 Tiếng Việt:                       Bài 58: ach, êch, ich

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Nhận biết và đọc đúng các vần ach, êch, ich; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ach, êch, ich; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ach, êch, ich (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ach, êch, ich.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ach, êch, ich có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về chủ điểm lớp học. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của loài vật

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên:

- Tranh, SGK

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng việt, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu:

                                         Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

 ( Ếch con thích đọc sách).   

- GV giới thiệu vần mới: ach, êch, ich

- Viết tên bài lên bảng.

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần ach, êch, ich

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần ach, êch, ich

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ach, êch,  với vần ich để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần ach, êch, ich

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần.                 

+ GV yêu cầu HS ghép vần ach.

+ GV yêu cầu HS ghép vần êch.

+ GV yêu cầu HS ghép vần ich.

- Lớp đọc đồng thanh ach, êch, ich một số lần.

b. Đọc tiếng

*  Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng sách. (GV: Từ vần ach đã học,bây giờ cô muốn có tiếng sách ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng sau.

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng sách.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ach, êch, ich

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

( vách tách, sạch; chếch, mếch, lệch; bích, xích, kịch).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa ach, êch, ich

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: sách vở, chênh lệch, tờ lịch.

- Tìm và nêu các tiếng có ach, êch, ich - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần  ach, êch, ich

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ach, êch, ich.

 - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc ( Ếch con thích đọc sách)

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có ch đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, ê, i).

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (a – chờ – ach ; ê – chờ - êch  ; i – chờ – ich )

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả  lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 3 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ach.

- HS tháo chữ a, ghép ê vào để tạo thành vần êch

- HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành ich.

 - HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm s ghép trước ach và thanh sắc .

- HS đánh vần tiếng sau (sờ-  ach – sach – sắc – sách ).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần ach, êch, ich

- Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng‘sách ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ach, êch, ich

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ (sách vở, chênh lệch, tờ lịch.) cá nhân , nhóm

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (ach, êch, ich, sách, chênh lệch, lịch) chữ cỡ vừa chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                                

                                                Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc

+ Ếch cốm để quên sách ở đâu?

+ Vì sao ếch cốm để quên sách?

+ Ếch nói gì khi cô giáo hỏi sách của ếch đâu?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS.

+ Các em nhìn thấy ai? ở đầu? đang làm gì? Hãy nói về lớp học của em. (tên các thấy, cô dạy các môn học, số HS trong lớp, số tổ, tên các tổ trưởng, lớp trưởng, các hoạt động thường ngày trong lớp học,...)

- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những cầu hỏi trên và có thể trao đổi thêm về lớp học.

- Nhận xét.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (ach, êch, ich, sách, chênh lệch, lịch)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ach, êch, ich

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ach, êch, ich trong đoạn văn.

- HS đọc thầm, tìm.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- Lớp đọc ĐT.

- HS đọc cả đoạn 4 -5 em.

- HS trả lời ( Quên sách bên bờ cỏ)

- Vì mãi rình bắt cào cào.

- Thưa cô, em xin lỗi.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi.

- HStrả lời

- Nói về lớp học của em.

- Về nhà  học lại bài 58: ach, êch, ich

 

Toán:  BÀI 10: BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (T2)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.

- Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ, từ đó phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán.

II. Đồ dùng dạy- học:

1.Giáo viên:

- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.

2. Học sinh:

- Bộ TH Toán 1, bảng con, SGK.

III. Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:  

- Nêu yêu cầu kiểm tra.

- Nhận xét, sửa chữa.

2. Khám phá: Bảng trừ

 -Từ hình ảnh các bông hoa, HS hình thành các phép tính 8 trừ cho một số.

- GV hướng dẫn.

Yêu cầu HS nêu được kết quả các phép tính : 8 - 1, 8 - 2, 8 - 3, 8 - 4, 8 - 5, 8 - 6, 8 - 7).

- Nhận xét, chữa bài.

3. Hoạt động:

*Bài 1: Tính nhẩm

- GV nêu yêu cầu bài tập

- HD HS tính nhẩm 6 trừ cho một số

- Yêu cầu HS làm bài

- GV cùng HS nhận xét

- Nhận xét, chữa bài.

*Bài 2: Em hoàn thành bảng trừ

- Nêu yêu cầu bài tập

- HD HS hoàn thành bảng trừ trong phạm vi 10

- GV cho HS đọc kết quả phép tính theo từng cột

- Yêu cầu HS làm bài

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 3: Tính nhẩm

- Nêu yêu cầu bài tập

- HD HS tính nhẩm ra các phép tính ghi ở lá cờ cắm trong mỗi lọ hoa

- GV cùng HS nhận xét

4. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi.

- 1 em lên làm bài ở bảng.                    

- HS quan sát

- Lắng nghe.

- HS làm theo yêu cầu rồi nêu kết quả.

  8 – 1 = 7     8 – 2 = 6      8 – 3 = 5

8 – 4 = 4    8 – 5 = 3     8 – 6 = 2            8 – 7 = 1

- Lớp nhận xét.

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả , đọc lại từng phép tính.

- Lớp nhận xét.

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- Quan sát hình vẽ trong SGK

- HS nêu phép tính tìm được

- Thực hiện bài tập vào vở.

- HS nêu kết quả

- Đọc lại bảng trừ vừa thành lập.

- Lớp nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- Quan sát hình vẽ trong SGK

- Thực hiện bài tập vào vở.

- HS nêu kết quả

- Lớp nhận xét

- Về xem lại các bài tập.

 

Đạo đức:                      GIỮ TRẬT TTRONG TRƯỜNG, LỚP

I.Yêu cầu cần đạt:

- Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp.

- Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp.

- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp.

II.Đồ dùng dạy học:

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Giữ trật tự trong trường, lớp”;

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:  

                                                                    

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động

- Phương án 1: Tổ chức hoạt động tập thể

- trò chơi "Nghe cô giáo giáng bài"

- GV đặt các câu hỏi cho cả lớp:

1/ Cây bút dùng để làm gì? (để viết)

2/ Cái ô dùng để làm gì? (để che mưa)

3/ Cái bát để làm gì? (để ăn cơm)

4/ Cái ghế để làm gì? (để ngồi)

5/ Quyển sách để làm gì? (để đọc)

6/ Học sinh đến trường để làm gì? (để học tập)

7/ Vậy trong giờ học chúng ta cần làm gì? (nghe cô giảng bài)

- GV sẽ mời HS trả lời. GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.

- Kết luận: Khi đến trường học tập em cần tuân theo nội quy của trường lớp, một trong các nội quy đó là giữ trật tự trong trường, lớp.

- Phương án 2: Xếp hàng vào lớp

- GV yêu cầu Lớp trưởng cho các bạn xếp hàng theo tổ, mỗi tổ một hàng. HS đi theo hàng, ngay ngắn, trật tự vào lớp.

- GV quan sát, khen tổ nào xếp hàng thẳng nhất, trật tự nhất; nhắc nhở HS nào chưa giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp.

Kết luận: Các em đến trường để học tập, sinh hoạt, vui chơi. Có những lúc các em được hát, chạy nhảy nhưng cũng có những lúc các em cần giữ trật tự.

1.Khám phá

a. Hoạt động 1:  Khám phá những thời điểm em cần giữ trật tự trong trường, lớp.

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong SGK mục Khám phá, và trả lời câu hỏi: Em cần giữ trật tự khi nào?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.

Kết luận: Trong trường, lớp, em cần giữ trật tự khi chào cờ, khi xếp hàng vào lớp và ra về khi thầy cô đang giảng bài, các bạn đang phát biểu, các bạn đang ngủ trưa,...

b.Hoạt động 2:Tìm hiểu vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp.

- GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp” lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK) và đặt câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Em đồng tình với việc làm của bạn nào? Không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?

+ Vì sao em cần giữ trật tự trong trường, lớp?

-       GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt.

Kết luận:

- Giữ trật tự trong trường, lớp là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người.

- Giữ trật tự trong trường, lớp để đảm bảo quyển được học tập, được an toàn của HS.

3.   Luyện tập

a.Hoạt động 1:Em chọn việc làm đúng

- GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK mục Luyện tập), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nên làm, việc không nên làm, giải thích vì sao?

- HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh.

Kết luận:

-  Việc em nên làm là: Trật tự nghe cô giáo giảng bài (tranh 1); Trật tự, lắng nghe thảo luận theo nhóm (tranh 3).

-  Việc em không nên làm là: Nói chuyện trong lớp (tranh 2).

b.Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

-  GV nêu yêu cầu: Em đã biết giữ trật tự trong trường, lớp chưa? Hãy chia sẻ với bạn nhé!

-  GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ trật tự trong trường lớp

Kết luận: Để đạt kết quả tốt trong học tập em cân lắng nghe cô giáo giảng bài và thực hiện nội quy giữ trật tự trong trường, lớp.

4.Vận dụng

a,Hoạt động 1:  Xử lí tình huống

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống ở mục Vận dụng.

+ Tình huống 1: Hai bạn đẩy nhau khi đang xếp hàng.

-  HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.

- Các cách xử lí khác nhau: 1/ Nhắc các bạn đừng làm thế; 21 Thưa cô giáo; 3/ Mặc kệ các bạn,...

+ HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

+ GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống hay, sau đó định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tình huống tốt nhất.

+ Tình huống 2: Em đang viết bài thì có bạn kéo tay: “Tớ có chuyện này hay lắm”

+ Các cách xử lí khác nhau: 1/ Dừng viết, nghe bạn kể chuyện; 2/ Không để ý, vẫn tiếp tục viết; 3/ Nói với bạn: “Để tớ viết xong, ra chơi hãy kể”; 4/ Thưa cô giáo;...

+ Cách tiến hành: Tương tự tình huống 1.

Kết luận: Em cần biết giữ trật tự trong trường, lớp và nhắc nhở các bạn cũng biết giữ trật tự như em.

b.Hoạt động 2: Em cùng các bạn nhác nhau giữ trật tự trong trường, lớp

-  Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, GV có thể cho HS đóng vai qua tình huống: Cả lớp đang tập trung làm bài. Hai bạn A và B nói chuyện. Một bạn trong lớp nhắc: “Bạn ơi, đừng nói chuyện nữa, làm bài tập đi!

GV nhận xét

Kết luận: Các em cần nhắc nhau giữ trật tự trong trường, lớp.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng

-  HS hát

1/ Cây bút dùng để viết.

2/ Cái ô dùng để che mưa.

3/ Cái bát để ăn cơm.

4/ Cái ghế để ngồi.

5/ Quyển sách để  đọc.

6/ Học sinh đến trường để học tập

7/ Vậy trong giờ học chúng ta cần nghe cô giảng bài.

 

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh

- HS lắng nghe.

- HS quan sát các bức tranh nhỏ trong SGK  mục Khám phá.

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi.

- Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 - HS lắng nghe

- Học sinh lắng nghe.

- Quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nên làm, việc không nên làm, giải thích vì sao?

-  HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh.

- HS trả lời.

 (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

-  Hoat động  nhóm đôi.

-  HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí tình huống ở mục Vận dụng.

+ HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.

+ Các cách xử lí khác nhau: 1/ Nhắc các bạn đừng làm thế; 21 Thưa cô giáo; 3/ Mặc kệ các bạn,...

+ HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

-  HS đóng vai qua tình huống: Cả lớp đang tập trung làm bài. Hai bạn A và B nói chuyện. Một bạn trong lớp nhắc: “Bạn ơi, đừng nói chuyện nữa, làm bài tập đi!”

+ Các cách xử lí khác nhau: 1/ Dừng viết, nghe bạn kể chuyện; 2/ Không để ý, vẫn tiếp tục viết; 3/ Nói với bạn: “Để tớ viết xong, ra chơi hãy kể”; 4/ Thưa cô giáo;...

- HS lắng nghe

- (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK),

 -Học sinhđọc.

- HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK,  đọc

 

Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                      Bài 59: ang, ăng, âng

I. Yêu cầu cần đạt:

1.Năng lực:

- Nhận biết và đọc đúng các vần ang, ăng, âng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ang, ăng, âng; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ang, ăng, âng (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ang, ăng, âng

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ang, ăng, âng có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm về thiên nhiên (mặt trăng và mặt trời).

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật thiên nhiên.

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên:

- Tranh, SGK.

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng việt, SGK, bảng con.

III. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu:

                                         Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- Vầng trăng sáng lấp ló sau rặng tre.

- GV giới thiệu các vấn mới : ang, ăng, âng (Ghi đề bài lên bảng) .

 

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần ang, ăng, âng

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần

ang, ăng, âng

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ang, ăng,  với âng để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần ang, ăng, âng

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh  3 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần .                 

+ GV yêu cầu HS ghép vần ang.

+ GV yêu cầu HS ghép vần ăng.

+ GV yêu cầu HS ghép vần âng.

- Lớp đọc đồng thanh ang, ăng, âng một số lần.

b. Đọc tiếng

*  Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng sáng. (GV: Từ vần ang đã học,bây giờ cô muốn có tiếng sáng ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng sáng.

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng sáng.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ang, ăng, âng

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

( làng , rạng , sáng ; bằng , rặng, vẳng; hẫng, tầng, vâng).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa ang, ăng, âng.

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con cọp, lốp xe, tia chớp

- Tìm và nêu các tiếng có ang, ăng, âng.

- Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các ang, ăng, âng .

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ang, ăng, âng

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc.

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- Vầng trăng sáng lấp ló sau rặng tre.

- HS lặp lại câu nhận biết một số lần.

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có ng đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, ă, â.

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (a –ngờ – ang ; ă – ngờ - ăng, â – ngờ - âng)

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả  lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 3 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ang.

- HS tháo chữ a, ghép ă vào để tạothành vần ăng.

  - HS tháo chữ ă , ghép â vào để tạothành vần âng.

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm s ghép trước  vần ang và thanh sắc.

- HS đánh vần tiếng sáng (sờ-  ang – sang – sắc – sáng ).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần ang, ăng, âng.

- Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng‘sáng ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ang, ăng, âng.

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ ( cá vàng, măng tre,  nhà tầng ) cá nhân, nhóm

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (ang, ăng, âng, măng tre, nhà tầng.)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                       

                                             Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.

+ Bài thơ nói về nhân vật nào? đang làm gì?

+ Thời tiết được miêu tả như thế nào?

+ Khi đi học, mèo con mang theo cái gì?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về mặt trăng và mặt trời (Tranh nào vẽ mặt trăng, tranh nào vẽ mặt trời ; Mặt trời xuất hiện khi nào? Mặt trăng xuất hiện khi nào?).

- GV có thể cho HS trao đổi thêm vể cảm nhận của các em đối với mặt trăng và mặt trời.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (ang, ăng, âng, măng tre, nhà tầng)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ang, ăng, âng

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm đọc cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có ang, ăng, âng trong đoạn văn.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- HS đọc cả đoạn 4 -5 em.

- Lớp đọc ĐT

- Mèo con đang đi học

- Trời nắng chang chang.

- Một cái bút chì và mẫu bánh mì con con.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

- Về nhà  học lại bài 59: ang, ăng. âng.

 

HĐTN:                       CHỦ ĐỀ 4:  AN TOÀN CHO EM

                                TUẦN 13: AN TOÀN KHI VUI CHƠI

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS có khả năng:

- Nhận diện được nguy cơ không an toàn ,không nên đến gần.

- Nhận diện được những trò chơi không an toàn không nên chơi.

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vui chơi an toàn.

- Biết từ chối và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi có thể gây tai nạn, thương tích.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh SGK,tranh về một số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn thương tích;

- Tranh về các trò chơi không an toàn

- Học sinh:  Nhớ lại trò chơi an toàn đã học ở môn Tự nhiên –xã hội

III.  Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ném bóng

- GV nêu tổng kết trò chơi và giới thiệu bài

2. Khám phá, kết nối:

*Hoạt động 1: Xác định hành động an toàn và không an toàn khi vui chơi

- Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm 6 em:

-Yêu cầuHSquan sát tranh trong SGK  trang 33để xác định hành động an toàn và không an toàn khi vui chơi

-Yêu cầu HS thảo luận cho biết các bạn trong tranh 2,4,6 có thể dẫn đến hậu quả gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV chia bảng thành 2 phần:

- GV yêu cầu đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV ghi vào các cột tương ứng trên bảng.

- GV bổ sung và chốt lại nội dung 2 tình huống

- GV khuyến khích HS nêu hậu quả của các hành động ở các tranh 2.4.6 và ghi nhận tất cả các ý kiến của hs

*Hoạt động 2: Kể những trò chơi an toàn, không an toàn em đã tham gia

- GV ghi lại những trò chơi không an toàn và chốt lại: Những trò chơi không an toàn bao gồm:

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: 

+Em sẽ làm gì nếu được rủ tham gia những trò chơi không an toàn?

-GV khen ngợi những HS đưa ra ý kiến từ chối không tham gia

+Nếu từ chối  để giữ an toàn cho bản thân thì đã đủ chưa?Chúng ta cần giữ an toàn cho bạn không?Nếu có thì em nên làm gì?

-GV bổ sung kết luận:Khi được rủ chơi những trò chơi không an toàn thì cần từ chối và khuyên bạn khong nên chơi để giữ an toàn cho bản thân

3. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học

 

- HS tham gia chơi trò chơi 

- HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm 6 em

- HS quan sát, trả lời

- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận

- Các nhóm khác theo dõi nhận xét,bổ sung

- HS nêu hậu quả của các hành động ở tranh 2.4.6

- HS lắng nghe

- HS  phát biểu

+Trèo cây,trèo cột điện

+trèo lan can ,ban công

+trượt cầu thang

+Nhảy từ trên cao xuống

+Ngồi trên bệ cửa sổ

+Leo thang

+Chạy đuổi nhau ở những nơi trơn trượt….

- HS  phát biểu

- HS lắng nghe

- HS xung phong phát biểu ý kiến

- Nhận xét –bổ sung

- HS phát biểu ý kiến

- HS lắng nghe

 

Tiếng Việt:                   LUYỆN KĨ NĂNG  ĐỌC, VIẾT( T1)

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh  đã học, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa

2. Học sinh:  Sách giáo khoa, vở ôli

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng  ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh

- GV nhận xét, sửa phát âm.

- Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 56, 57 trong SGK.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

- GV đọc lần lượt : ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh, nép, nếp, híp, nụp. chanh, chênh, trinh

 - Mỗi chữ 2 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV nhận xét vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện

- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

 - Nhận xét.

- Thực hiện theo hướng dẫn

- HS  lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu.

- Nhận xét bài viết của bạn.

- Học sinh nộp bài.

- Sửa lỗi viết sai vào bảng con.

- Lắng nghe

- Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà.

Thứ sáu, ngày 06 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:         Bài 60: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: 

1.Năng lực:

- Nắm vững cách đọc các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng,ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng,ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết cầu có từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể cầu chuyện .

2. Phẩm chất:

- Thêm yêu thích môn học

II.Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên:

- Tranh, SGK

2. Học sinh:

- Bộ TH TV, SGK, Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

                                              Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- GV đọc cho HS viết chữ: ach, êch, ich ,ang, ăng, âng,ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh.

2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ

2.1. Đọc tiếng:

- GV yêu cầu HS ghép âm đầu với các vần để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.

- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.

2.2. Đọc từ ngữ:

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng các

Từ sau: sạch sẽ, xinh đẹp, thếp giấy, kịp thời, nhanh nhẹn, vâng lời, thích thú, chênh chếch, thẳng hàng...

3. Đọc đoạn:

- Cho HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.

- GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần).

- GV đọc mẫu bài đọc

- HS đọc nối tiếp từng câu.

- Yêu cầu đọc cả bài.

- Sáng sáng, Hà dậy sớm làm gì?

- Một hôm tỉnh giấc, Hà nghe thấy gì?

- Vì sao con gà của Hà chẳng gáy?

 4. Viết

- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ: trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.

- GV cho HS nhận xét, lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.

- GV q. sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS

- HS viết ở bảng con.

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS ghép và đọc

- HS trả lời

- HS đọc: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.

- HS đọc các tiếng có dấu thanh.

(đẹp , xếp, kịp, cúp, rảnh, ghềnh, đình, vách, chếch, đích, sáng, thẳng, vâng.)

- HS đọc cá nhân, nhóm .

- Các tổ thi đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc thầm, tìm và nêu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng câu ( 3 lượt)

- 4 – 5 em đọc lại toàn bài.

- Các nhóm thi đọc .

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Chờ gà gáy ò, ó, o.

- HS trả lời.

- Vì con gà của Hà là gà mái.

- HS viết ở bảng con.

- Viết ở vở Tập viết.

+ Em vẽ vầng trăng sáng..

 - HS nhận xét

- HS lắng nghe

                                             Tiết  2

5. Kể chuyện

5.1. Văn bản ( GV Đồ dùng dạy học văn bản như trong SGV)

5.2. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời

*Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.

* Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.

- Đoạn 1: Từ đầu đến vào chuồng bồ câu.

- H: Quạ bôi trắng lông mình để làm gì ?

- Đoạn 2: Từ Đàn bồ câu thoạt đầu đến cho nó vào chuồng.

- H: Vì sao đàn bồ câu cho quạ vào chuồng.

- Đoạn 3: Từ Nhưng quạ quên khuấy đến đuổi nó đi.

- H:  Khi phát hiện ra quạ đàn bổ câu làm gì?

- Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết.

- H:  Vì sao họ nhà quạ cũng đuối quạ đi?

5.3. HS kể chuyện

- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV.

- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế.

 6. Vận dụng:

- GV nhận xét chung giờ học.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS trả lời (để bay vào chuồng bồ câu)

- HS trả lời. " Tưởng nó cũng là bổ câu như mọi con khác”

- HS trả lời: Nhà bồ câu xúm vào mổ và đuổi nó đi.

- HS trả lời: Họ nhà quạ sợ hãi nó bởi vì nó trắng toát nên cũng đuổi nó đi.

- HS kể cá nhân

- Nhận xét bạn kể.

- Kể chuyện theo vai

- Nhận xét nhóm của bạn.

- 3- 4 em đọc lại toàn bài.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe.

                                            

                                                            Buổi chiều

 

Tiếng Việt:                  LUYỆN KĨ NĂNG  ĐỌC, VIẾT ( T2 )

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Giúp HS củng cố về đọc, viết đúng chính tả các chữ có các vần ach, êch, ich ,ang, ăng, âng đã học,trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa

2. Học sinh:  Sách giáo khoa, vở ôli

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của  học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng: ach, êch, ich ,ang, ăng, âng.

 - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 58, 59 trong SGK.

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

- GV đọc lần lượt : ach, êch, ich ,ang, ăng, âng, sách, chếch, trích, chang, trăng, nâng.

- Mỗi chữ 2 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV nhận xét vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện

- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh.

 - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- Thực hiện theo hướng dẫn

- HS  lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu.

- Nhận xét bài viết của bạn.

- Học sinh nộp bài.

- Sửa lỗi viết sai vào bảng con.

- Lắng nghe

- Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà.

 

Toán:                                         LUYỆN TẬP TOÁN

I.Yêu cầu cần đạt:

* Kiến thức :

- Củng cố được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.

* Phát triển năng lực

- Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ, từ đó phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.

II. Đồ dùng dạy- học:

- VBT, phiếu BT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

                      Hoạt động của giáo viên

           Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- HS hát bài hát

2.Hoạt động

- GVHDHS làm lần lượt các bài tập vbt trang 74, 75

*Bài 1: Số.

- GV hướng dẫn: 5 + 1 = ?

- Tương tự các bài khác.

-Theo dõi giúp HS

- GV nhận xét , bổ sung

*Bài 2 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV  hướng dẫn HS làm bài

 - GV nhận xét, sửa chữa.

*Bài 3 : Số

- GV  hướng dẫn HS tính rồi ghi kết quả vào ô trống.

- GV nhận xét , sửa chữa.

*Bài 4: Viết phép cộng theo mẫu.

- HD học sinh làm.( Ghi những phép tính có cùng kết quả là 5, 7, 9 )

- Nhận xét

3.Củng cố, dặn dò:

- Về nhà làm thêm các bài tập ở VBT / 76, 77, 78. 79.

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát

- HS hát bài Lớp 1 thân yêu.

* HS nêu yêu cầu

- HS thực hiện theo HD của GV

5 + 1 = 4

- HS làm,  nêu kết quả

4 + 2 = 6          2 + 4  = 6

3 + 3 = 6           1 + 5 = 4

- HS nhận xét

* HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở bài tập

- HS nêu kết quả

- HS nhận xét bài làm của bạn

* HS nêu yêu cầu

- HS làm bàì vào vở BT

- Đại diện 4 nhóm lên bảng làm.

3 + 1 = 4                    4 + 1 = 5

3 + 2 = 5                    4 + 2 = 6

3 + 3 = 6                    4 + 3 = 7...

...

- HS nhận xét bài của bạn

*HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào VBT

- 3 em lên bảng làm

- Nhận xét, chia sẻ bài làm của bạn.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện các bài tập ở VBT / 76, 77, 78. 79.

 

HĐTN:                   SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 13

I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong   tuần học tập vừa qua.

- GDHS chủ đề 1 “An toàn cho em”

- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

* Tích hợp PTTNTT Bài 6: Giúp HS biết phòng tránh tai nạn do ngạt, tắt đường thở. ( Có Giáo án kèm theo )

II.Đồ dùng dạy học:

- GV : Mẫu đánh giá

- HS: giấy vẽ ,bút màu

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức:

- GV  mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

a/ Sơ kết tuần học

* Yêu cầu cần đạt: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

+ Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

+ Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Yêu cầu cần đạt: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện.

- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

3. Sinh hoạt theo chủ đề “Vui chơi an toàn”

a.Chia sẻ mong muốn của em về điều kiện vui chơi an toàn

- GV khuyến khích học sinh nêu:

+Những mong muốn của mình đối với nhà trường ,gia đình ,địa phương về việc tạo ra những khu vực vui chơi an toàn cho các em..

- GV động viên các em nói đúng mong muốn của mình ,không bắt chước bạn.

- GV khen ngợi những em mạnh dạn nêu những ý kiến của mình.

b.Vẽ tranh về chủ đề"vui chơi an toàn"

- GV yêu cầu mỗi nhóm tự chọn và vẽ một tranh về chủ để vui chơi an toàn

- GV khen sự sáng tạo của các nhóm Đánh giá:

a)    Cá nhân tự đánh giá

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

- Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:

+ Nhận biết được những hành động thể hiện sự thân thiện với bạn.

+ Thể hiện được sự thân thiện với bạn.

- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên

- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

- Có thể hiện được sự thân thiện với bạn hay không?

- Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,... hay không?

c) Đánh giá chung của GV

- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.

4.Củng cố - dặn dò

- GV dặn dò nhắc nhở HS

 

- HS hát một số bài hát.

- Các tổ  trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ. Các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe và đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

- HS nghe.

- HS nghe.

-  HS nghe.

- Các tổ thực hiện theo.

- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

- HS hát đồng thanh.

- Tổ trưởng lên báo cáo.

- HS lắng nghe.

- Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

- HS lắng nghe và hứa sẽ thực hiện theo.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia kể.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tham gia

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hành

- HS tự đánh giá theo các mức độ

- HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt nêu những mong muốn của mình về khu vui chơi an toàn.

- Các nhóm 6 em cùng nhau bàn bạc và thống nhất ý tưởng rồi cùng vẽ.

- Đại diện các nhóm chia sẻ về bức tranh của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe - nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

   

 BÀI  6:        PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO NGẠT, TẮT ĐƯỜNG THỞ

 

I.                  Yêu cầu cần đạt:

Học xong bài này HS có khả năng:

- Biết và hiểu được sự nguy hiểm của các tai nạn do ngạt, tắt đường thở gây ra.

- Biết cách phòng tránh các tai nạn do ngạt, tắt đường thở vì ăn các thức ăn to, cứng, do đùa nghịch trùm chăn, túi nilon vào nhau.

- Thực hiện phòng tránh các tai nạn gây ngạt, tắt đường thở do ăn các thức ăn to và cứng…

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số tranh, ảnh về các tai nạn ngạt và tắc đường thở do trẻ ăn các vật to, cứng.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

* Khởi động

Hoạt động 1: Đàm thoại

a) Mục tiêu: HS biết các tai nạn do ngạt và tắt đường thở thông thường của trẻ em.

-b,Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Các em hãy nêu các tai nạn do ngạt và tắc đường thở gây ra ở trẻ em mà các em biết.

- GV mời một vài HS phát biểu, sau đó phân tích và chốt lại.

c) Kết luận:

- Chúng ta đã biết được các tai nạn do ngạt và tắt đường thở thông thường và các cách phòng tránh. Sau đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số trường hợp khác.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

a) Mục tiêu: HS biết được các tai nạn do ngạt và tắc đường thở bởi các thức ăn to và cứng; bởi đùa nghịch trùm kín chăn, túi nilon vào nhau.

b) Cách tiến hành:

- GV chia nhóm và treo các tranh lên bảng và giao nhiệm vụ:

- Các nhóm quan sát tranh, mô tả nội dung tranh và nêu nguy cơ các tai nạn có thể xảy ra.

+ Tranh 1: Mô tả một em gái bị nghẹn bởi ăn thức ăn to và cứng

+ Tranh 2: Mô tả hai em trai đùa nghịch trùm chăn lên nhau

+ Tranh 3: Mô tả hai em trai đùa nghịch trùm túi nilon vào đầu nhau

- Các nhóm hoạt động

- Đại diện 3 nhóm trình bày, mỗi nhóm một trường hợp, các em khác góp ý, bổ sung.

- GV tổng hợp, phân tích phần trình bày của 3 nhóm

c) Kết luận:

+ Tranh 1: Khi ăn các thức ăn to, cứng cần cẩn thận, nên chia nhỏ thức ăn, nếu không sẽ bị nghẹn, hóc gây ngạt và tắc đường thở, đường ăn.

+ Tranh 2: Đùa nghịch trùm chăn vào nhau có nguy cơ xảy ra tai nạn gây ngạt đường thở.

+ Tranh 3: Đùa nghịch trùm túi nilon vào nhau có nguy cơ xảy ra tai nạn gây ngạt đường thở.

Kết luận chung:

- Có nhiều tai nạn do ngạt và tắc đường thở, trong đó có các tai nạn do trẻ ăn các thức ăn to, cứng; do trẻ đùa nghịch trùm chăn, trùm túi nilon vào nhau.

- Để tránh các tai nạn đáng tiếc đó, khi ăn các thức ăn to và cứng các em cần cẩn thận và nên chia nhỏ thức ăn. Khi đùa nghịch các em không nên trùm chăn, trùm túi nilon vào nhau.

                                                                                     Ngày     tháng       năm  2024

              Hiệu trưởng                                                               Khối trưởng