In trang

KHBD TUAN 5 LƠP 3/1
Cập nhật lúc : 15:52 28/10/2024

TUẦN 5

Thứ Hai, ngày 07 tháng 10 năm 2024

Buổi sáng                                            HĐTN:                               

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

 

 

TOÁN:             

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA.

Bài 10:  BẢNG NHÂN 7, BẢNG CHIA 7 (T2) – Trang 32

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hoàn thành được bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7.

- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+Kiểm tra kiến thức đã học của HS ở bài học trước

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi  “ Truyền điện” lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân 7 đã học ( hoặc đọc các phép tính trong bảng chia 7 đã học, HS nào đọc chậm hoặc sai là mất lượt chơi ) để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7.

+ Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc cá nhân) Nêu các số còn thiếu?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV cho HS làm bài vào phiếu học tập

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (Làm việc cá nhân) .Số ?

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài từng ý

- GV cho HS làm bài vào vở

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3: (Làm việc cá nhân) : Có 42 cái cốc xếp đều vào 7 hộp . Hỏi mỗi hộp có mấy cái cốc?

- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+Muốn biết mỗi hộp có mấy cái cốc ta làm tính gì ?

-HS tóm tắt bài

Gọi HS đọc bài giải, Gọi HS khác nhận xét.

GV kết luận.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 4: (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

-GV HDHS cách làm

+ Gợi ý HS nhớ lại bảng nhân 7, bảng chia 7 đã học để nhẩm kết quả sau đó so sánh hai vế và điền dấu thích hợp vào ô trống ở mỗi ý a,b

+ Dựa vào số thứ nhất của mỗi phép tính bằng nhau thì so sánh số thứ hai của mỗi phép tính để điền dấu phù hợp hoặc số thứ hai bằng nhau của mỗi phép tính thì ta so sánh số thứ nhất của mỗi phép tính

Ví dụ: Ý a) Thừa số thứ nhất của 2 phép tính đều là 7 , ta so sánh số 5 và số 4 . ta có 5>4 . Vậy phép tính 7 x 5 > 7 x 4

- Các phép tính còn lại tương tự

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương

-HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào phiếu học tập

- HS trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau,

- HS lắng nghe, rú kinh nghiệm.

­­- HS nêu yêu cầu bài

- HS làm vào vở

- HS nhận xét lẫn nhau

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở thực hành.

- HS đọc bài, HS khác lắng nghe

Tóm tắt:

7 hộp: 42 cái cốc

Mỗi hộp: … cái cốc?

                   Bài giải:

Số cái cốc mỗi hộp có là:

42 : 7 = 6( cái cốc )

Đáp số : 6 cái cốc

-HS nêu yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở

-HS đọc bài làm của mình

- HS khác nhận xét.

-HS làm vào vở

- HS đọc bài làm của mình

-HS khác nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh hoàn thành được bảng nhân 7, bảng chia 7. Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7, bảng chia 7. Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

 

TIẾNG VIỆT:     

 CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ

    Bài 9: ĐI HỌC VUI SAO (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Đi học vui sao”

- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

- Nhận biết được giữa các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần...

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc.

- Nhận biết được trình tự các sự việc ngắn với thời gian, địa điểm cụ thể trong bài thơ.

- Nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoạt động, cảm xúc của nhân vật.

- Hiểu nội dung của bài thơ: Mỗi ngày đi học là một ngày vui.

- Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.        

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Gv cho HS nghe bài hát “Ở trường cô dạy em thế”

- Vừa rồi em được nghe bạn nhỏ trong bài hát kể về những điều cô dạy. Vậy em thường kể những gì cho người thân nghe về trường lớp của mình?

- Quan sát tranh để nhớ lại những hoạt động ở trường.

                 

- GVYC làm việc theo nhóm 2 và trình bày ý kiến

- GV nhận xét, tuyên dương.

-  Quan sát tranh cho cô biết trong tranh vẽ cảnh gì?

                            

- Nhận xét bạn.

=> Tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê và ngôi trường rất đẹp. Bạn nhỏ đeo cặp đang nhảy tung tăng trên đường đến trường nhìn bạn rất vui. Để biết rõ hơn niểm vui của các bạn nhỏ khi đến trường, cô cùng các em đọc bài nhé.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm lần lượt trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê, trên đường có các bạn nhỏ đeo cặp đang tung tăng đến trường.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

  2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Đi học vui sao”

- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

- Nhận biết được giữa các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần...

 - Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc.

- Nhận biết được trình tự các sự việc ngắn với thời gian, địa điểm cụ thể trong bài thơ.

- Nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoạt động, cảm xúc của nhân vật.

- Hiểu nội dung của bài thơ: Mỗi ngày đi học là một ngày vui.

- Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc đúng, rõ ràng bài thơ, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (4 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến đôi má đào.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến những cánh cò.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến chơi khéo tay.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến say sưa.

+ Khổ 5: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ.

- Luyện đọc từ khó: xôn xao, dập dờn, náo nức,say sưa, xốn xang.

- Luyện đọc câu: sáng nay em đi học

Bình minh/ nắng xôn xao

Trong lành/ làn gió mát

Mơn man/ đôi má đào.

- Luyện đọc theo khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- Kết hợp giải nghĩa từ.

- GV nhận xét tuyên dương.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

* GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- Khổ 1:

+ Câu 1: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?

+ GV nhân xét, tuyên dương. Mở rộng ý nghĩa: Đó là một cảnh đẹp, bình yên thể hiện cảm xúc rất vui vẻ, hào hứng của bạn nhỏ khi đi học.

- Khổ 2,3:

+ Câu 2: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?

+ GV nhân xét, tuyên dương. Bổ sung ý nghĩa: Khi đọc sách ngoài việc cảm nhân ý nghĩa của nội dung, các em có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau.

* Khổ 4:

+ Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra  chơi.

+ GV nhân xét, tuyên dương. Bổ sung câu hỏi phụ: Khi ra chơi em thường làm gì?

* Khổ 5:

+ Câu 4: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học?

+ Em có cảm xúc giống bạn không?

* Khổ 5:

+ Câu 4: Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- KL: Bài thơ cho ta thấy cảm xúc của các bạn nhỏ rất vui vẻ, hào hứng khi đi học. Niềm vui của các bạn khi nghe thấy tiếng trống tan trường

2.3. Hoạt động : Học thuộc lòng.

- Làm việc cá nhân:

+ GV yêu cầu học sinh đọc lại nhiều lần từng khổ thơ trong 3 khổ thơ đầu.

- Làm việc theo nhóm:

+ GV yêu cầu các nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm theo.

- Làm việc cung cả lớp:

+ GV mời những HS thuộc bài xung phong đọc thuộc lòng trước lớp.

Nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu thơ, cách ngắt nghỉ nhịp thơ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS đọc các từ ngữ cần giải nghĩa trong SGK: má đào, man man, xốn xang.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

- Đọc thầm khổ 1

+ Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh bình minh nắng xôn xao, gió trong lành mát rượi, gió lướt nhẹ trên má của bạn ấy.

+ HS lắng nghe

+ HS trả lời: Những trang sách ấy rất thơm, có lẽ mùi của giấy, của mực. Trong trang sách có hình ảnh của nương lúa, cánh cò dập dờn,...

- Đọc thầm khổ 4

+ HS trả lời: Náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh.

+ ...cùng các bạn chơi....

- Đọc thầm khổ 5

+ HS trả lời: lòng bạn vui xốn xang, hát theo nhịp chân bước...

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- Tiếp tục đọc thầm khổ 5

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh đọc nhiều lần từng khổ thơ trong 3 khổ thơ đầu.

- Các nhóm đọc nối tiếp 3 khổ thơ đầu.

- Những HS thuộc bài xung phong đọc thuộc lòng trước lớp.

Nhận xét, tuyên dương.

3. Nói và nghe:  Tới lớp, tới trường

- Mục tiêu:

+ Nói về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Kể về một ngày đi học của em.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về một ngày đi học của của mình.

+ Nếu HS không kể lại được toàn bộ một ngày học, có thể kể điều mình nhớ nhất của một gày học hôm đó đều đc.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập.

- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và nêu cảm nghĩ sau một tháng học tập của mình.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Tới lớp, tới trường

+ Yêu cầu: Kể về một ngày đi học.

- Em đi đến trường cùng ai?

- Thời tiết hôm đó thế nào?

- Đường đến trường hôm đó có gì đặc biệt?

- Ngày học hôm đó có gì đáng nhớ?

- HS sinh hoạt nhóm và kể về một ngày đi học  của mình theo gợi ý.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS đọc: Nêu cảm nghĩ của em sau một tháng học tập.

- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video một số hoạt động của các bạn ở lớp, trường.

+ GV nêu câu hỏi em hãy nêu các hoạt động của các bạn nhỏ khi đến trường, lớp?

+ Hoạt động đó có vui không? Có làm cho mình nhớ không?

- Các em có thể nêu mình đã quen vơi những hoạt động học tập nào chưa, em có cảm xúc thế nào sau mỗi ngày đến trường

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

Thứ Ba, ngày 08 tháng 10 năm 2024

Sáng                                                    ĐẠO ĐỨC:        

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

   Bài 2: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- HS lựa chọn và xác định được hành vi đúng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.

- Tự hào được là người Việt Nam.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Tự tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước thể hiện qua việc trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một đoạn phim thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.

+ GV mời HS nêu nhận xét về những cảnh đẹp đó.

+ GV mời HS giới thiệu thêm một số hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước mà em biết.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS xem Video.

+ HS nêu nhận xét về những hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước.

+ 3-4 HS giới thiệu thêm.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- HS biết cách thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam.

- HS biết trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Những việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV mời HS mở SGK trang 13, đọc thông tin về Anh Kim Đồng - Người anh hùng nhỏ tuổi.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời 2 câu hỏi sau:

- GV mời các nhóm phát biểu.

a) Tình yêu Tổ quốc của anh Kim Đồng được thể hiện qua hành động nào?

b) Em và các bạn cần làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc?

- GV mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có).

Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam. (làm việc nhóm 4).

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:

a) Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta như thế nào?

 

 

 

b) Kể thêm các việc làm thể hiện sự trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam?

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương nhóm có kết quả tốt và nhấn mạnh. Để phát huy được những truyền thống tốt đẹp đó không thể thiếu được sự phát triển và không ngưng học tập nghiên cứu của các em, để đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2 HS đọc thông tin: Anh Kim Đồng-Người anh hùng nhỏ tuổi.

- Đại diện các nhóm phát biểu.

+ Tình yêu Tổ quốc của Kim Đồng được thể hiện qua hành động: sau khi Kim Đồng làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, anh đã phát hiện ra địch phục kích chờ bắt các cán bộ. Vì vậy, anh đã cử đồng đội về báo cáo các đồng chí cán bộ, còn anh thì đánh lạc hướng địch

+ Để thể hiện tình yêu Tổ quốc, em cần học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, hăng say, tích cực tham gia các hành động có ý nghĩa tốt đẹp về đất nước, yêu đất nước và con người.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời nhóm bạn.

+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình bày:

+ Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta: tập trung, chăm chú lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu về di tích lịch sử; dành lời khen về công lao của ông cha ta ngày xưa, bày tỏ sự mong muốn tham gia các lễ hội của đất nước.

+ HS kể thêm: truyền thống nhân nghĩa, truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù, chăm chỉ; các tập tục văn hóa tốt đẹp như gói bánh chưng, bánh giầy; các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo,...

- Các nhóm trình bày:

- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.

+ HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam.

+ Vận dụng vào thực tiễn để phát triển phẩm chất yêu nước.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng video “Việt nam Tổ quốc của chúng ta” để HS quan sát và tìm hiểu thêm về đất nước, về sự phát triển trong giai đoạn hiện nay.

+ GV và HS cùng trao đổi về sự phát triển của đất nước qua video.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS cùng xem Video.

- Cùng trao đổi, chia sẻ với GV những hiểu biết của mình về sự phát triển đất nước.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

Chiều                                                    TOÁN:                 

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 11:  BẢNG NHÂN 8, BẢNG CHIA 8 (T1) ( Trang 33 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh

- Tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, chia 8.

- Thực hành giải các bài toán thực tập, bài toán có tình huống thực tế.

- Phát triển năng lực giao tiếp Toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương

+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 7 x3 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 7 và chia 7 thật nhanh.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi

+ HS  Trả lời

2. Khám phá

 Mục tiêu:

+ Hình thành được  bảng nhân 8 và chia 8.

+ Vận dụng bảng nhân 8 và chia 8 để giải được các bài tập ở phần hoạt động của bài

- Cách tiến hành:

a. (Làm việc cá nhân)

- GV hướng dẫn quan sát tranh vẽ trong sách HS để trả lời câu hỏi.

- Cho HS trả lời để hình thành phép nhân 8

 - Vậy ta có phép tính nào?

                 8 x 2 = ?

-Từ phép tính 8 x2  = 16 ta suy ra được phép chia như thế  nào?

* Từ đó HS có thể tự hình thành bảng  nhân 8 và bảng chia 8

b. ( Làm việc nhóm)

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng nhân 8 và bảng chia 8

- Gợi ý bằng VD: Thêm 8 vào kết quả của 8 x 2  ta được kêt quả của 8 x 3.

- Cho HS thảo luân trong nhóm và nhiệm vụ hoàn thành bảng nhân 8, bảng chia 8

- Cho HS đọc nhiều lần theo cá nhân, nhóm để thuộc bảng nhân 8 , bảng chia 8.

2. Hoạt động

Bài 1: ( Làm việc cá nhân)

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài 1

- GV gợi ý:

+ muốn tìm tích khi biết 2 thừa số ta làm thế  nào?

+ Muốn tìm thương khi biết số bi chia và só chia ta làm thế nào?

- Cho HS làm bài sau đó báo cáo kết quả trước lớp

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

Bài 2: ( Làm việc nhóm )

-GV yêu cầu các nhóm dựa vào mối câu hỏi trong bài toán, tìm ra phép nhân phù hợp rồi báo cáo kết quả tìm được.

- Cho nhóm thảo luận thống nhất kết quả và báo cáo trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời câu hỏi

- HS TL: Mỗi con bạch tuộc có 8 xúc tu vậy 2 con bạch tuộc có 16 xúc tu.

8 x 2= 16

16 : 8 = 2

- HS suy  nghĩ

- HS làm việc theo nhóm.

-HS đọc nối tiếp và luyện đọc thuộc

­­

- HS nêu điền số vào chỗ dấu?.

- Làm tính nhân

- Làm tính nhân

- Làm tính chia

- HS nhận xét bố sung cho nhau

- HS hợp tác thảo luận trong nhóm

- Đại diện nhóm báo cáo

8 x 6 = 48

8 x 10 = 80

8 x 4 = 32

8 x 5 = 40

8 x 3 = 24  

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa ( mỗi bông hoa là 1 phép  tính nhân hoặc chia)

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

HĐTN:                         

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

 Sinh hoạt theo chủ đề: NÉT RIÊNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận ra được nét riêng của bản thân và các bạn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tên trò chơi “Chụp ảnh”

- GV phổ biến luật chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau.

- GV tổ chức HS tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào chủ đề “Nét riêng của em” bằng cách đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời cá nhân.

+ Em thấy bạn như thế nào?

+ Bạn có đặc điểm gì khiến em ấn tượng?

- GV nhận xét.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ theo cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận diện được những nét riêng của bạn ngồi cạnh.

+ Có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Cùng chơi Chuyền bóng. (Làm việc cả lớp)

1. Cùng chơi Chuyền bóng.

* Tham gia trò chơi Chuyền bóng.

* Nêu một nét riêng của bạn ngồi cạnh khi em nhận được bóng.

* Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia trò chơi.

 

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phổ biến luật chơi: HS sẽ nhận một quả bóng và chuyền bóng cho một bạn bất kì trong lớp. Khi quả bóng đến tay bạn nào thì ngay lập tức bạn đó sẽ nói nhanh một nét riêng của bạn ngồi cạnh mình.

- GV tổ chức HS tham gia trò chơi. Gợi ý để HS nêu được nét riêng của bạn về:

+ Đặc điểm hình dáng bên ngoài (cao, mảnh mai,...)

+ Đặc điểm những đường nét trên khuôn mặt (mũi cao, mắt to, mặt trái xoan, ...)

+ Đặc điểm tính cách (tốt bụng, thân thiện, ...)

+ Đặc điểm riêng (ít nói, má lúm, tóc xoăn, ...)

...

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi trước lớp.

- GV mời các HS theo dõi, đóng góp ý kiến.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt: Mỗi người trong chúng ta đều có những nét riêng về đặc điểm hình dáng bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi người còn có những nét riêng về tính cách, sở thích, năng khiêu, cá tính, thói quen, ... Như vật, nét riêng là những đặc điểm riêng biệt mang tính đặc trưng nổi bật của mỗi người. Các em nên có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS đóng góp ý kiến (nếu có).

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Trình diễn tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng (Làm việc nhóm 6)

* Đóng vai thể hiện nội dung tiểu phẩm

 

 

* Chia sẻ suy nghĩ của em về tiểu phẩm.

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV tổ chức HS làm việc nhóm 6.

- GV phổ biến nhiệm vụ: HS quan sát 2 bức tranh trong SGK trang 18. Thảo luận, phân công đóng vai thể hiện tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng.

- Gợi ý HS thảo luận theo nội dung:

+ Bạn Hoa có những nét riêng nào? Hoa cảm thấy như thế nào về những nét riêng đó?

+ Điều gì xả ra với Hoa khi đi chơi cùng bố?

+ Khi kể lại câu chuyện với mẹ, mẹ đã chia sẻ điều gì với Hoa?

+ Qua câu chuyện của Hoa, em rút ra được điều gì?

- Mời đại diện nhóm lên đóng vai thể hiện tiểu phẩm trước lớp.

- Gọi một số HS chia sẻ các nội dung như gợi ý:

+ Em có nhận xét về phần đóng tiểu phẩm của các bạn?

+ Em có suy nghĩ gì sau khi xem tiểu phẩm?

- GV có thể mở rộng bằng cách cho HS chỉ ra những nét riêng của các bạn trong nhóm đóng tiểu phẩm với nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Nét riêng của mỗi người đều rất đáng quý. Em hãy yêu quý những nét riêng của mình và tôn trọng nét riêng của các bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia nhóm 6, đọc yêu cầu bài, tiến hành thảo luận, phân vai đóng kịch với các bạn trong nhóm.

- Đại diện nhóm lên đóng vai.

- HS chia sẻ theo cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về những nét riêng của các bạn trên lớp.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

Thứ Tư ngày 09 tháng 10 năm 2024

TOÁN:                 

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 11:  BẢNG NHÂN 8, BẢNG CHIA 8 (T2) ( Trang 33 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  1. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh

- Hoàn thành được bảng nhân 8, bảng chia 8.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, chia 8.

- Thông qua hoạt động khám phá, vận dụng, thực hành giải các bài toán thực tập, bài toán có tình huống thực tế. HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc bảng nhân 8 và bảng chia 8

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS các nhóm thi đọc.

- HS nhận xét, bổ sung

 

2. Luyện tập

 * Mục tiêu:

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, chia 8.

- Thông qua hoạt động khám phá, vận dụng, thực hành giải các bài toán thực tập, bài toán có tình huống thực tế. HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán.

* Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cặp đôi)

- GV hướng dẫn quan sát sách HS và nêu yêu cầu bài1.

- Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời kết quả

 a/     8, 16, 24, ?, ?, 48, ?, 64, ?, 80

 b/    80, 72, 64, ?, 48, ?, 32, ?, ?, 8

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

Bài 2: ( Làm việc cá nhân )

- GV cho HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS suy  nghĩ trong 2 phút vận dụng bảng nhân 8 để trả lời kết quả điền số vào dấu ?

- Lưu ý HS tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.

Bài 3: ( Làm việc nhóm )

- GV cho các nhóm nêu yêu cấu bài 3 và thảo luận

- Cho nhóm thảo luận thống nhất kết quả và báo cáo trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: ( Làm việc cá nhân )

-GV cho HS đọc đề bài

- Cho HS phân tích đề bài, tóm tắt, tìm lời giải và trình bày bài giải

-GV thu khoảng 10 vở nhận xét

- HS quan sát nêu yêu cầu: Nêu các số còn thiếu

- Các cặp đôi báo cáo trước lớp:

a/    8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64, 72, 80.

b/   80, 72, 64, 56, 48, 40, 32, 24, 16, 8.

-HS nhận xét bổ sung cho nhau

- HS nêu: Điền số vào chỗ trống có dấu hỏi

- HS trả lời

- HS nhận xét và bổ sung cho nhau

-Đại diện các nhóm nêu: Chọn kêt quả cho mỗi phép tính

- HS làm việc theo nhóm.

- 3-4 HS đọc đề

- HS làm bài vào vở

- HS trình bày bài giải trên bảng lớp

a/             Bài giải

3 con cua có số cái chân là

8 x 3 = 24 ( cái )

Đáp số: 24 cái chân

 b/             Bài giải

6 con cua có số càng là

2 x 6  = 12 ( cái )

Đáp số: 12 cái càng

- HS nhận xét bố sung cho nhau

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa ( mỗi bông hoa là 1 phép  tính nhân 8 hoặc chia 8 )

Ví dụ bông hoa ghi sẵn 8 x 7 = ? hoặc 72 : 8 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

 

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời nhanh và đúng ai sai hoặc trễ thời gian sẽ bị phạt kêu tiếng kêu của gà, vịt...

 

TIẾNG VIỆT:            

Nhớ  – Viết: ĐI HỌC VUI SAO (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả 3 khổ đầu của bài thơ “ Đi học vui sao” trong khoảng 15 phút.

- Viết đúng từ ngữ chứa s/x, dấu hỏi/ dấu ngã.

- Cảm nhận được niêm vui khi được đi học, có tình cảm yêu quý thầy cô, bạn bè.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa s.

+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa x.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:..sỏi

+ Trả lời: ...xẻng

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả bài thơ “Đi học vui sao” trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, bình yên của làng quê. Những hoạt động vui chơi, học tập khi tới trường, sau khi về.... Qua đó thấy được niềm vui của các bạn nhỏ.

- GV đọc toàn bài thơ.

- Mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.

- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:

+ Viết theo khổ thơ 5 chữ như trong SGK

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.

+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: say sưa, xôn xao, xốn xang, nương lúa, dập dờn.

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Quan sát tranh, tìm và viết từ ngữ chỉ sự vật theo yêu  cầu.

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh

a. Tìm từ ngữ chỉ sự vật chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x .

 

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Tìm từ ngữ chỉ sự vật chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã .

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, có tiếng bắt đầu bằng s/x(hoặc chứa tiếng có dấu hỏi, dấu ngã)  (làm việc nhóm 4)

- Giao nhiệm vụ : Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, bắt đầu bằng s/x(hoặc chứa tiếng có dấu hỏi, dấu ngã) 

- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc nối tiếp nhau.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: Dòng suối, hoa sim, bờ suối, nhà sàn, con sóc, xe máy, xẻng, sỏi đá, sân

- Các nhóm nhận xét.

-... cá nhân

Kết quả: Mũ, cầu thang gỗ, thuổng, xẻng, tảng đá, sỏi đá...

- 1 HS đọc yêu cầu.

- ... Trò chơi truyền điện.

- HS nêu yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV gợi ý co HS về các hoạt động vui chơi, học tập khi đến trường và khi tan học. Những môn em thích, nói cảm nghĩ của em sau mỗi hoạt động, học tập.

- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, nói những điều mình thích khi đến trường và những điều mình không thích(buồn). (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS lắng nghe để lựa chọn.

- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp

 

 

TNXH:                                

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

              ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: họ hàng nội, ngoại; một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Thực hành

- Mục tiêu:

+ Biết thu thập và chia sẻ thông tin về một số người trong họ hàng nội, ngoại.

+ Lựa chọn và giới thiệu được về một sự kiện trong gia đình.

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình.

- GV mời HS đọc yêu cầu 1; 2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện yêu cầu 1;2 vào VBT.

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

+ Nội dung thảo luận: Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình theo kết quả làm các câu 1,2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình trong VBT.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) theo các tiêu chí: chia sẻ nhiều thông tin, có tranh, ảnh minh họa, trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm,...

- Bình chọn những HS giới thiệu ấn tượng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thực hiện yêu cầu 1;2 vào VBT.

+ Họ và tên.

+ Họ nội hay họ ngoại.

+ Cách xưng hô.

+ Nghề nghiệp.

+ Sở thích.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe yêu cầu thảo luận.

- HS trình bày theo các nội dung:

+ Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại (theo yêu cầu 1; 2 đã thực hiện).

+ Chọn và giới thiệu về một sự kiện trong gia đình em:

Đó là sự kiện gì?

Sự kiện đó diễn ra khi nào và ở đâu?

Những ai tham gia sự kiện đó?

Có những hoạt động nào diễn ra trong sự kiện đó?

Cảm xúc của mọi người tham gia sự kiện đó như thế nào?

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS bình chọn.

- HS lắng nghe, theo dõi.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- Những việc em đã làm để thể hiện tình yêu thương đối với gia đình của mình?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài.

- HS nêu ý kiến.

- Hs theo dõi.

 

  LT TOÁN:                 

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA.

ÔN LUYỆN BẢNG NHÂN 8. BẢNG CHIA 8.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Năng lực đặc thù:

     - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

     + Ghi nhớ được bảng nhân 8, bảng chia 8.

     + Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8, bảng chia 8.

    2. Năng lực chung.

     - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

    - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.

    - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

    3. Phẩm chất.

   - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

   - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

   - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

   - Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để ôn tập lại bảng nhân, chia 7

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2,3/ 30 Vở Bài tập Toán. 

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 30 Vở Bài tập Toán. 

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; n/xét chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

-Hs làm bài

- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1: Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Gv chốt: Để điền được số vào ô trống em dựa vào đâu

Bài 2. Số?

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài

- GV cho HS đọc bài làm

- Gọi HS nhận xét lẫn nhau, GV bắn từng kết quả lên màn hình.

Gv chốt: Dựa vào 1 phép nhân để điền kết quả vào 2 phép tính chia tương ứng

Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

- HS nêu yêu cầu bài toán

- Thảo luận nhóm đôi trong 2 phút để hoàn thành yêu cầu bài toán

Gv chốt: Để khoanh vào đáp án đúng, em đã làm như thế nào?

 

Bài 4.

- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi hộp gồm có bao nhiêu viên bi em làm phép tính gì ?

+ Muốn tính 3 hộp bi như vậy có bao nhiêu viên bi em thực hiện phép tính gì?

- Gọi HS đọc bài giải, Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu bài

- Nhóm làm bài vào vbt.

- Đọc bài làm của nhóm

- Nhận xét.

- Em dựa vào bảng nhân 8, chia 8

­­

- HS nêu yêu cầu bài

- HS nối tiếp đọc kết quả

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- em thực hiện các phép tính rồi so sánh để tìm ra phép tính có kết quả bé nhất

- HS đọc bài toán

- HS trả lời

- Em thực hiện phép tính chia

- Em lấy số viên bi của một hộp nhân 3

- HS làm vào vbt

- HS nhận xét lẫn nhau

                   Bài giải:

a. Mỗi hộp có số viên bi là

64 : 8 = 8 (viên)

b/ 3 hộp như thế có số v/bi là:

8 x 3 = 24 (cm)

                                 Đáp số: a/ 8 viên

b/ 24 viên

3. Vận dụng.

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để ôn lại các bảng nhân 8,  bảng chia 8

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

Thứ Năm ngày 10 tháng 10 năm 2024

Buổi sáng                                        TIẾNG VIỆT:     

CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ

    Bài 10:  CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Con đường đến trường ”

- Biết đọc theo giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng, tha thiết.

- Nhận biết được nội dung bài đọc.

- Hiểu nội dung bài: Con đường đến trường là suy nghĩ của bạn học sinh miền núi về con đường đi học của mình, là những trải nghiệm của chính bạn học sinh đó và bạn bè trong những ngày mưa, ngày nắng; Dù vất vả đến đâu em cùng không bỏ buổi học nào; bài đọc toát lên sự lạc qua và tình yêu của những bạn nhỏ với trường lớp và thầy cô.

- Đọc thêm được những văn bản mới về trường lớp hoặc tự đọc được bài ngôi trường mới.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc khổ thơ mà em thích nhất “Đi học vui sao” và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc thuộc bài “Đi học vui sao” và nêu nội dung bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: ... các bạn náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài thơ cho ta thấy cảm xúc của các bạn nhỏ rất vui vẻ, hào hứng khi đi học. Niềm vui của các bạn khi nghe thấy tiếng trống tan trường

 - HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Con đường đến trường ”

- Biết đọc theo giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng, tha thiết.

- Nhận biết được nội dung bài đọc.

- Hiểu nội dung bài: Con đường đến trường là suy nghĩ của bạn học sinh miền núi về con đường đi học của mình, là những trải nghiệm của chính bạn học sinh đó và bạn bè trong những ngày mưa, ngày nắng; Dù vất vả đến đâu em cùng không bỏ buổi học nào; bài đọc toát lên sự lạc qua và tình yêu của những bạn nhỏ với trường lớp và thầy cô.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng đọc nhẹ nhàng chứa  nhiều cảm xúc như đang tâm tình, kể chuyện .Đoạn văn thứ 2 đọc với giọng vui vẻ hơn.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng tiếng dễ phát âm sai, lưu ý ngắt giọng ở những câu dài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến nhấm nháp.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bàn chân .

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ngập trong nước lũ .

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: vắt vẻo,lúp xúp, lạc tiên, vầu

 - Luyện đọc câu dài: Để khỏi ngã,/ tôi thường tháo phăng đôi dép nhựa / và bước đi bằng cách/ bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường./

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?

       

+ Câu 2: Con đường được miêu tả như thế nào?

- Vào những ngày nắng.

- Vào những ngày mưa.

+ Câu 3: Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?

+ Câu 4: Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?

+ Câu 5: Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt: Bài văn cho biết các bạn nhỏ miền núi đi học rất vất vả, khó khăn, nhất là trời mưa nhiều và luc lụt. Mặc dù khó khăn vất vả nhưng các bạn vẫn yêu trường lớp, yêu cô giáo của các bạn nhỏ.

 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại .

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- 2-3 HS đọc câu dài

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ ..hình dáng con đường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi; Bề mặt đường: mấp mô;

Hai bên đương: lúp xúp cây cỏ dại, cây lạc tiên.

+ Vào những ngày nắng đất dưới chân xốp nhẹ như bông.

+Vào những ngày mưa con đường lầy lội và trơn trượt.

+ ...vì cô giáo thường đợi, đưa các bạn đến trường.

+ ...yêu thương quý trọng cô giáo của mình.

+ ... các bạn đi học rất vất vả...

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

 

TIẾNG VIỆT:

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

                                    TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA D, Đ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chữ viết hoa D, Đ cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa D, Đ.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

2. Khám phá.

Mục tiêu:

+ Viết đúng chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa A, Ă, Â.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3. Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa D, Đ.

 

 

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

 Hoạt động 2: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng.

- GV giới thiệu: Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Nam nước ta, là của gõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất của cả nước.  - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Đây là hai câu thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyên Du. Câu thơ miêu tả những dấu hiệu đầu tiên của mùa hè: Tiếng chim quyên, hoa lựu trổ bông đỏ rực, đầy sức sống.

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: D, Đ.

*Lưu ý cách viết thơ lục bát.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa D, Đ.

- HS đọc tên riêng: Bình Dương.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng Đông Anh vào vở.

- 1 HS đọc yêu câu:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

- HS lắng nghe.

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam.

+ GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê?

- Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

TOÁN:                

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHIA 9  (T1) – Trang 36

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hoàn thành được bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Sử dụng được bảng nhân, chia để tính được một số số phép nhân, phép chia trong bảng.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lựcgiải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Bộ đò dùng dạy, học Toán 3..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 8 x 3 = ?

+ Câu 2: 8 x 5 = ?

+ Câu 3: 8 x 4 = ?

+ Câu 4: 8 x 7 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 8 x 3 = 24

+ Trả lời: 8 x 5 = 40

+ Trả lời: 8 x 4 = 32

+ Trả lời: 8 x 7 = 56

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh hình thành được bảng nhân 9, bảng chia 9

+ Học thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9 (đối với HS học tốt)

- Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh và đọc bài toán

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi đại diện HS chia sẻ cách thực hiện

- GV nhận xét

- GV hỏi:  Hai đội có 18 người vậy mỗi đội có bao nhiêu người?

- GV nhận xét

- GV ghi lên bảng phép nhân 9 x 2 = 18  

- Đây là phép tính đầu tiên trong bảng nhân 9, bảng chia 9, tương tự cách hình thành bảng nhân 5, bảng chia 5, yêu cầu HS thảo luận cách hình thành bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả thảo luận

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

* Nhận xét: Thêm 9 vào kết quả 9 x 2 = 18 ta được kết quả của phép nhân 9 x 3 = 27.

- Học sinh đọc bảng nhân 9, bảng chia 9 vừa lập được

+ Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.

- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9.

- HS quan sát và đọc thầm bài toán.

- HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và giải bài toán.

- HS trả lời: Một đội múa rồng có 9 người.

- HS trả lời: Hỏi 2 đội múa rồng có bao nhiêu người?

- Đại diện HS chia sẻ: Một đội có 9 người, vậy hai đội sẽ có 18 người. Ta có phép nhân:

9 x 2 = 18

- HS trả lời: Hai đội có 18 người vậy mỗi đội có 9 người, ta có phép chia:

                       18 : 2 = 9

- HS đọc

- HS thảo luận và viết nhanh bảng nhân 9, bảng chia 9 ra bảng con

- Đại diện các nhóm chia sẻ

- HS theo dõi

- Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần

- Tự học thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9

- Đọc bảng nhân.

- Thi đọc thuộc bảng nhân 9, bảng chia 9.

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Vân dụng bảng nhân 9, bảng chia 9 để tính nhẩm, giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS tính nhẩm các phép nhân trong bảng nhân 9.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

- Nhận xét

- GV hỏi HS nhận xét về 2 phép nhân

9 x 0 và 0 x 9

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Hai phép nhân nào dưới đây có cùng kết quả

 

 

 

 

 

 


- Tổ chức cho HS chơi trò chơi

+ GV nêu cách chơi

- GV nhận xét

- Trong các phép tính ghi ở các quả dưa, phép tính nào có kết quả lớn nhất?

- Trong các phép tính ghi ở các rổ, phép tính nào có kết quả bé nhất?

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm việc cá nhân

- HS tham gia chơi

9 x 1

9 x 2

9 x 3

9 x 10

9 x 4

9 x 5

9 x 6

9 x 0

9 x 7

9 x 8

9 x 9

0 x 9

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Số nào nhân với 0 đều có kết quả bằng 0

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi: Mỗi HS cầm phiếu có ghi phép tính khác nhau, khi có hiệu lệnh HS sẽ tìm đến nhau để hai phép tính có cùng kết quả.

- HS trả lời: Phép tính 9 x 2

- HS trả lời: Phép tính 20 : 4

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi vận dụng: Dùng một số phép tính nhân trong bảng nhân 9 (9 x 3 = ?; 9 x 7 = ?...) và một số bảng có kết quả (20, 27, 42, 63,...)

- Chia lớp thành 2 đội chơi, đội nào ghép được nhiều phép tính với kết quả đúng là đội đó giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi

- Các nhóm tham gia chơi

- Các nhóm đếm kết quả, bìn chọn đội thắng.

 

 

Chiều                                                    TNXH:

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

    ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

- Xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong gia đình và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS khởi động, hát theo video bài: Cả nhà thương nhau.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS theo dõi, hát.

- HS lắng nghe.

2. Thực hành:

- Mục tiêu:

+ Phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

+ Xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong gia đình và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về cách phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, liệt kê những việc phải làm và không được làm để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà.

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng theo gợi ý trang 23/SGK trong VBT.

- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV cùng HS hoàn thiện kết quả trình bày của các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

- GV chia lớp thành các nhóm 4 (có nhóm chẵn / nhóm lẻ).

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm chẵn: Quan sát tình huống 1 (Hình 1/T23 SGK), thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+ Nhóm lẻ: Quan sát tình huống 2 (Hình 2/T23 SGK), thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí c

ủa nhóm.

- Mời các nhóm đóng vai trước lớp.

- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống đó.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV củng cố lại kiến thức.

- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện.

- Đại diện trình bày trước lớp.

Việc

phải làm

Việc

không được làm

Để phòng cháy khi

ở nhà

Trông coi bếp suốt quá trình đun nấu

Không khóa bình ga sau khi nấu xong

Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện ...

Đặt bếp ga gần các thiết bị điện.

Khi có cháy xảy ra

Bình tĩnh, nhanh chóng thoát khỏi đám cháy.

Đứng xem.

Gọi sự trợ giúp.

Quấn các vật dễ cháy quanh người (khăn, chăn,...)

- HS theo dõi.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.

- Các nhóm lắng nghe nhiệm vụ.

- Một số nhóm đóng vai trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- Em đã có những việc làm như thế nào để phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

                                                     LT T.VIỆT:              

ÔN LUYỆN: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM-

CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nắm được từ chỉ đặc điểm với 3 nhóm nhỏ: Từ chỉ đặc điểm về màu sắc, âm thanh, hương vị.

- Biết sử dụng nhóm từ này để hoàn thiện câu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, Vở bài tập Tiếng Việt; các hình ảnh trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 23, 24 Vở Bài tập Tiếng Việt 

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1: Tìm trong bài Con đường đến trường từ chỉ đặc điểm của con đường.

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Mời HS trình bày.

- Mời các HS nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

- GV chốt: Ngoài các từ chỉ đặc điểm của con đường có trong bài  (mấp mô, lầy lội, trơn trượ)t. Cô còn giới thiếu cho các em các từ cũng chỉ đặc điểm của con đường: (bằng phẳng, rộng rãi, thoáng đãng, thênh thang, gồ ghề, khúc khuỷu, hẹp, nhỏ, gập ghềnh,...

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

-Hs làm bài

- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS trình bày:

+ ... có trong bài học: mấp mô, lầy lội, trơn trượt

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

Bài 2: Tìm thêm các từ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với 2-3 từ ngữ tìm được (thảo luận nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- Mời HS đọc bài làm

+ Từ ngữ chỉ màu sắc: tím, vàng, đỏ, hồng, trắng

+ Từ ngữ chỉ âm thanh: róc rách, ầm ầm, xào xạc, vi vu, lao xao, ào ào, râm ran...

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung

Bài 3: Đặt câu với 2-3 từ vừa tìm được ở bài tập 2

- Mời HS đọc bài làm

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- GV nhận xét bổ sung. Chốt nội dung

- GV chốt: Khi đặt câu các em cần

dùng những từ ngữ miêu tả cho phù hợp với đặc điểm của sự vật, đồ vật miêu tả

  Bài tập 4: Khi miêu tả vẻ đẹp của một bông hoa có thể dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm nào?

- Mời HS đọc bài làm

- Mời HS đọc bài làm

+ Hình dáng: nho nhỏ, xinh xinh, nhỏ xíu,...

 + Màu sắc: tím, vàng, đỏ, hồng, trắng

+ Mùi hương: thơm phức, dìu dịu, dịu nhẹ,....

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- GV chốt: Khi miêu bộ phận của cây các em cần dùng những từ ngữ miêu tả cho phù hợp với đặc điểm của sự vật, đồ vật miêu tả.

Bài 5: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông: 

- GV mời hs trình bày kết quả.

- GV yêu cầu  nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”.

3. HĐ Vận dụng

H: Em biết được thông điệp gì qua bài học?

- GV hệ thống bài:

- Nắm được từ chỉ đặc điểm với 3 nhóm nhỏ: Từ chỉ đặc điểm về màu sắc, âm thanh, hương vị. Biết sử dụng các từ chỉ đặc điểm vào đặt câu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

  - Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

-1 Hs lên chia sẻ.

+ Hai bên đường nhà em trồng rất nhiều cây hoa phượng đỏ.

+ Vào rừng, em nghe thấy tiếng suối chảy róc rách, tiếng là rừng xào xạc.

- HS nhận xét bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- Theo dõi bổ sung.

- HS nghe

HS lắng nghe

 

LT T.VIỆT:                            

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

- Hình thành và phát triển tình cảm yêu thương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người mà em yêu quý .

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

     - SGK, Vở bài tập Tiếng Việt; các hình ảnh trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 6/ 24 Vở Bài tập Tiếng Việt 

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- Hs làm bài

- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 6: Đọc văn bản Ngôi trường mới hoặc tìm những câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường và viết thông tin vào phiếu đọc sách

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu.

- Mời HS trình bày.

- Mời các HS nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

- KL: Ngoài bài văn Ngôi trường mới em có thể tham khảo các bài thơ trong sách báo, trên mạng hoặc hỏi ý kiến người thân trong gia đình.
3. HĐ Vận dụng

+ Đọc thêm các câu chuyện, bài văn, thơ liên quan đến trường lớp.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đọc bài mở rộng một số bài thơ trong sách báo, trên mạng.

- GV giao nhiệm vụ HS khi đọc ghi lại các thông tin về bài đọc vào sổ tay.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS trình bày:

+ Ngày đọc sách:  20/9/2022

+ Tên bài: Ngôi trường mới

+ Tác giả : Ngô Quân Miện

+ Câu văn em thích: Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy thân quen.

+ Cách làm để tìm văn bản: Đọc cảm nhận và tìm câu văn hay trong bài văn.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS có thể nêu nhiều đáp án tùy theo sự cảm nhận của các em.

- HS quan sát, bổ sung.

- HS đọc bài mở rộng.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

                                           Thứ Sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2024

TOÁN:

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHA 9  (T2) – Trang 37

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng các phép tính trong bảng nhân , bảng chia 9 để tính nhẩm, đếm cánh đều 9, tính trong trường hợp có hai dấu phéo tính, so sánh kết quả của phép tính, giải các bài tập, bài toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 9 x 3 = ?

+ Câu 2: 9 x 5 = ?

+ Câu 3: 9 x 4 = ?

+ Câu 4: 9 x 7 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 9 x 3 = 27

+ Trả lời: 9 x 5 = 45

+ Trả lời: 9 x 4 = 36

+ Trả lời: 9 x 7 = 63

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu: + Vận dụng các phép tính trong bảng nhân , bảng chia 9 để tính nhẩm, đếm cánh đều 9, tính trong trường hợp có hai dấu phéo tính, so sánh kết quả của phép tính, giải các bài tập, bài toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

Bài 1. Nêu các số còn thiếu

- GV yêu cầu HS quan sát vào dãy số.


- GV cho HS nhận xét dãy số

- Nhận xét

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

- Dãy số a này chính là kết quả của bảng nhân nào?

- Dãy số b là số bị chia trong bảng chia nào?

Bài 2: Số? (Hoạt động cá nhân)

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét

 

 

 


Bài 3: (37)

- Những bông hoa nào ghi phép tính có kết quả:


+ Lớn hơn 10

+ Bé hơn 10

- GV tổ chức cho HS chouw trò chơi

- Gv nêu luật chơi: Chia 2 đội, mỗi đội có các phép tính trên hoa, thi sắp xếp vào các ô tương ứng.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 4: (37)

- GV yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li

- Nhận xét, tuyên dương

Bài 5: (37)

- Yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li

- Nhận xét, tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát

- HS nhận xét: Hai số liên tiếp hơn kém nhau 9 đơn vị.

- Hs làm bài:

a, 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90

b, 90; 81; 72; 63; 54; 45; 36; 27; 18; 9

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Bảng nhân 9 và bảng chia 9

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài cá nhân

18

6


- HS đọc thầm bài

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia chơi

+ Lớn hơn 10: 9 x 5; 9 x 2

+ Bé hơn 10: 54 : 9; 45 : 9

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài

Bài giải

Số lít nước mắm trong mỗi can là:

45 : 5 = 9 (l)

                      Đáp số: 9 lít nước mắm

 

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài

Bài giải

Số người trên 5 thuyền là:

9 x 5 = 45 (người)

Đáp số: 45 người

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi vận dụng: Dùng một số phép tính nhân trong bảng nhân 9 (9 x 3 = ?; 9 x 7 = ?...) và một số bảng có kết quả (20, 27, 42, 63,...)

- Chia lớp thành 2 đội chơi, đội nào ghép được nhiều phép tính với kết quả đúng là đội đó giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi

- Các nhóm tham gia chơi

- Các nhóm đếm kết quả, bình chọn đội thắng.

 

TIẾNG VIỆT:                          

 LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nắm được từ chỉ đặc điểm với 3 nhóm nhỏ: Từ chỉ đặc điểm về màu sắc, âm thanh, hương vị.

- Biết sử dụng nhóm từ này để hoàn thiện câu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát “Bài ca đi học” kết hợp với vận động.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS vận động theo nhạc

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Nắm được từ chỉ đặc điểm với 3 nhóm nhỏ: Từ chỉ đặc điểm về màu sắc, âm thanh, hương vị.

- Biết sử dụng nhóm từ này để hoàn thiện câu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm)

Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm của con đường.

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

- KL: Ngoài các từ chỉ đặc điểm của con đường có trong bài  (mấp mô, lầy lội, trơn trượ)t. Cô còn giới thiếu cho các em các từ cũng chỉ đặc điểm của con đường: (bằng phẳng, rộng rãi, thoáng đãng, thênh thang, gồ ghề, khúc khuỷu, hẹp, nhỏ, gập ghềnh,...)

Bài 2: Tìm thêm các từ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với 2-3 từ ngữ tìm được (thảo luận nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Mời HS đọc đáp án

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

+ Từ ngữ chỉ màu sắc: tím, vàng, đỏ, hồng, trắng

+ Từ ngữ chỉ âm thanh: róc rách, ầm ầm, xào xạc, vi vu, lao xao, ào ào, râm ran...

- GV yc đặt câu với các từ vừa tìm được?

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông(làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ làm việc.

- GV yêu cầu  nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

 

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ ... có trong bài học: mấp mô, lầy lội, trơn trượt

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

    

- HS suy nghĩ, làm bài

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

+ Hai bên đường nhà em trồng rất nhiều cây hoa phượng đỏ.

+ Vào rừng, em nghe thấy tiếng suối chảy róc rách, tiếng là rừng xào xạc.

- HS nhận xét bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- HS làm việc theo yêu cầu.

-... trình bày.

- ..nhận xét.

- HS trình bày kết quả.

- Theo dõi bổ sung.

Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+Luyện cách sử dụng  từ chỉ đặc điểm để miêu tả một sự vật cụ thể trong ngữ cảnh nhất định.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

TIẾNG VIỆT:     

LUYỆN TẬP: LUYỆN VIẾT ĐOẠN (Tiết 4)

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

- Hình thành và phát triển tình cảm yêu thương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người mà em yêu quý .

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho học sinh hát bài “Cô giáo em”

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát kết hợp với khởi động

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

- Hình thành và phát triển tình cảm yêu thương, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người mà em yêu quý .

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về người em yêu quý

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu

- Dựa vào gợi ý có trong SGK trả lời.

- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi

+ Người em muốn giới thiệu là ai?

+ Những điểm mà em thấy ấn tượng  ?

+Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó?

- Gv nhận xét, tuyên dương

Bài tập 2: Trao đổi bài của em với bạn

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS trả lời

+ Cô  giáo, thầy giáo, bố, mẹ....

+ Hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, giọng nới...

+ Quý trọng, kính trọng, yêu thương...

 - HS nhận xét trình bày của bạn.

 

 

 

-  HS đọc yêu cầu bài 2.

- HS trình bày bài của mình

- lắng nghe

- HS nhận xét bạn trình bày.

- HS nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Đọc thêm các câu chuyện, bài văn, thơ liên quan đến trường lớp.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Ngôi trường mới ”  của Ngô Quân Miện trong SGK

- GV giao nhiệm vụ HS khi đọc ghi lại các thông tin về bài đọc vào sổ tay.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS đọc bài mở rộng.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

                    

HĐTN:                      

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: LỰA CHỌN TÀI NĂNG CỦA LỚP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở video “Gottalent nhí”để khởi động bài học.

- GV và HS trao đổi về nội dung video.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung video

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………………………………................................

* Tồn tại

………………………………................................

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Lựa chọn tài năng của lớp (Làm việc theo tổ)

* Trình diễn tài năng của em trước lớp.

* Bình chọn tiết mục tham gia cuộc thi của trường.

 

- GV nêu yêu cầu: Mỗi tổ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn. (Ví dụ: múa, hát, nhảy hiện đại, ...)

- GV theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc. GV tạo không gian để HS biểu diễn trước lớp.

- Cả lớp bình chọn tiết mục tài năng ấn tượng nhất để tham gia cuộc thi của trường.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV hỗ trợ những HS tham gia tiết mục được chọn tập luyện thêm để sang tuần tham gia cuộc thi của trường.

- Tổ trưởng điều hành thảo luận, chọn ra tiết mục biểu diễn trước lớp.

- Đại diện các tổ biểu diễn tài năng trước lớp.

- Cả lớp bình chọn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

- Cách tiến hành:

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh chia sẻ với bố me và người thân về hoạt động tìm kiếm tài năng của lớp.

+ Chuẩn bị một bức ảnh cá nhân để chia sẻ với các bạn trong giờ học sau.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

Giáo dục an toàn giao thông

BÀI 5: LÀM QUEN VỚI XE ĐẠP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 

- Nêu tên một số bộ phận xe đạp 

- Nêu được một số quy định cần chấp hành của xe đạp .

- Nêu một số hành vi không an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ.

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên 

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức 

2. Bài mới 

a. Giới thiệu bài.

b. Nội dung.

* Khởi động 

- Kể tên các bộ phận xe đạp mà em biết ? 

- GV nhận xét

*Khám phá

- Tìm hiểu một số bộ phận của xe đạp 

- GV yêu cầu HS kể  tên các bộ phận xe?

- GV nhận xét - bổ sung .

- Chuẩn bị để đi xe an tòan

+ Nêu những việc cần làm để chuẩn bị đi xe đạp an toàn ?

- Gv nhận xét.

- Tìm hiểu một số quy định cần chấp hành khi tham gia giao thông bằng xe đạp.

+ Yêu cầu thảo luận nhóm 4 và ghi ra bảng phụ.




- GV nhận xét .

- Một số hành vi không an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp

+ Yêu cầu HS nêu nối tiếp ?

*Thực hành.

+ Kể tên và nêu công dụng các bộ phận xe đạp. 

*Vận dụng.

- Em cùng người thân chuẩn bị đi xe đạp an toàn.

3. Vận dụng.

-  GV nhận xét tiết học 

- Dặn HS về thực hành tốt bài học



- Bánh xe, lốp xe, yên xe, khung xe, bàn đạp....




+ Điều chỉnh yên xe phù hợp .

+ Kiểm tra phanh 

+ Kiểm tra hơi xe (lốp)

+ Trang phục gọn gàng 

- Các nhóm tìm hiểu 

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Ở nơi có biển báo, người điều khiển xe đạp phải đi đúng phần đườngc ủa mình 

+ Người đi xe phải đi đúng bên tay phải 

+ Khi đi buổi tối phải mặc quần áo sáng màu và có tín hiệu khi sang đường.

- Nhóm khác bổ sung nhận xét

- HS nêu: đi buông 2 tay, vác cây, hàng cồng kềnh....

- HS nêu 

- HS lắng nghe 

- HS lắng nghe.

 

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG