In trang

KHBD TUAN 6LƠP 3/1
Cập nhật lúc : 16:06 28/10/2024

TUẦN 6

Thứ Hai, ngày 14  tháng 10 năm 2024

Buổi sáng                                     HĐTN:                              

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

 

TOÁN:               

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHIA 9  (T3) – Trang 38

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Sử dụng được bảng nhân, bảng chia để tính được các phép tính nhận, chia trong bảng đã học. Củng cố các phép nhân, chia trong bảng vào giải một số bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

+ GDSTEM: Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3,..., 9 trong thực hành tính.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV sủ dụng kĩ thuật tia chớp để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia tích cực: Mỗi HS nêu nhanh 1 phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia đã học.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: + Sử dụng được bảng nhân, bảng chia để tính được các phép tính nhân, chia trong bảng đã học. Củng cố các phép nhân, chia trong bảng vào giải một số bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4,… 9.

Bài 1: (38)

 a, Giới thiệu bảng nhân

- GV yêu cầu HS quan sát vào bảng nhân, chia.


- GV cho HS nhận xét dãy số

- GV HD cách sử dụng bảng nhân, chia.

b, Dựa vào bảng nhân, chia hãy tính.

4 x 6

7 x 8

15 : 3

40 : 5

- Yêu cầu HS làm ra bảng con

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, hỏi HS cách làm

Bài 2: (38) Số? (Hoạt động cá nhân)

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

Thừa số

7

9

8

Thừa số

6

5

7

Tích

42

?

?

 

Số bị chia

54

48

63

Số chia

6

8

9

Thương

9

?

?

- GV hỏi HS cách làm

- GV nhận xét

Bài 3: (38)

- GV yêu cầu HS đọc bài

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài

-  Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li

- Nhận xét, tuyên dương

Bài 4: (38)

- Yêu cầu HS đọc bài

- GV hướng dẫn HS cách làm

+ 18 là tích của hai số nào?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát

- HS theo dõi

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài

4 x 6 = 24               7 x 8 = 56

15 : 3 = 5                40 : 5 = 8

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng phụ

Thừa số

7

9

8

Thừa số

6

5

7

Tích

42

45

56

Số bị chia

54

48

63

Số chia

6

8

9

Thương

9

6

7

- HS nêu

- HS đọc thầm bài

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Mỗi túi có 5 quả cam và 3 quả táo.

- HS trả lời: Hỏi 4 túi như vậy có bao nhiêu quả táo?

- HS làm bài

Bài giải

Số quả cam trong mỗi túi là:

5 x 4 = 20 (quả)

Số quả táo trong mỗi túi là:

3 x 4 = 12 (quả)

                           Đáp số: 20 quả cam

                                     12 quả táo

 

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS theo dõi

- HS trả lời: 18= 1 x 18 = 2 x 9 = 3 x 6

- HS làm bài:

 Vì 2 > 1; 3 > 1; 6 > 1; 9 > 1 nên ta tìm được hai số là 2 và 9 hoặc 3 và 6. Vậy hai số tìm được là 2 / 9 hoặc 3/ 6

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để giúp HS củng cố lại kiến thức.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS lắng nghe và thực hiện

- Mỗi HS đọc nhanh các phép trong bảng nhân, chia đã học

- Lắng nghe

 

TIẾNG VIỆT:    

CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ

            Bài: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”.

- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ

- Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai

- Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô

- Phat triển năng lực ngôn ngữ

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em thấy bài toán dưới đây có gì đặc biệt

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thảo luận và tìm ra đáp án

- HS phát biểu ý kiến trước lớp: Đề bài toán được viết dưới dạng thơ

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”.

+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện

+ Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ

+ Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai

+ Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, đọc nhấn nhá theo nội dung câu chuyện

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên của thầy giáo: À, ra thế!

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến giỏi đều các môn

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lo lắng thay cho Huy-gô

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến À, ra thế!

+ Đoạn 4: Phần còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: Vích-to Huy-gô, mải miết, mười lăm phút…

- Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vích-to Huy-gô đã bộc lộ năng khiếu gì từ rất sớm?

+ Câu 2: Trong giờ kiểm tra Toán, vì sao thầy giáo lại rất lo lắng cho Vích-to Huy-gô?

+ Câu 3: Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô?

+ Câu 4: Qua giờ kiểm tra Toán, em thấy Huy-gô là người như thế nào?

- Gv nhận xét, tuyên dương

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Từ rất sớm, Vích-to Huy-gô đã bộc lộ tài năng thơ ca của mình

+ Trong giờ kiểm tra Toán, thầy giáo lo lắng cho Huy-gô vì Huy-gô cứ ngồi cắn bút, dù chỉ còn 20 phút nữa là hết giờ.

+ HS chọn đáp án C

+ Em thấy Huy-gô là người thông minh/ Em thấy Huy-gô là người thích thử thách bản thân,...

- HS đọc

3. Nói và nghe: Kể chuyện Đội viên tương lai

- Mục tiêu:

+ Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Nghe câu chuyện

- GV YC HS quan sát các bức tranh, dựa vào tên truyện và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh và cho biết:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu câu chuyện, kể chuyện lần 1

- Gv kể chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại hỏi sự việc tiếp theo là gì để HS tập kể theo, khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện

- GV nêu câu hỏi dưới tranh và mời một số em trả lời câu hỏi

- Gv nhận xét,tuyên dương

3.2. Hoạt động 4: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Đội viên tưởng lai

- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2, thực hiện yêu cầu

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.3. Hoạt động 5: Nếu là Linh, khi phát hiện ra tờ đơn bị bẩn, em sẽ làm thế nào?

- Gv hướng dẫn HS nêu suy nghĩ về cách làm của bạn Linh trong câu chuyện. YC HS đưa ra cách giải quyết

- Gv khen ngợi, động viên HS

- HS quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi, trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi dưới tranh

- 1 HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Đội viên tương lai

- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

- HS trao đôi trong nhóm suy nghĩ của mình

- Đại diện nhóm trình bày – Nhận xét

- 2,3 nhóm trình bày trươc lớp

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

- YC HS tìm hiểu thông tin về Đội TNTP HCM (ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 Điều BH dạy thiếu niên nhi đồng,...)

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS tìm hiểu và trao đổi với người thân về những thông tin mình tìm được

Thứ Ba ngày 50  tháng 10 năm 2024

Sáng                                                  ĐẠO ĐỨC:     

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

          Bài 2: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong việc thể hiện tình yêu Tổ quốc.

- Bày tỏ được quan điểm của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước.

- Sưu tầm được một số tranh ảnh, viết đoạn văn ngắn, làm thơ, ... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.

- Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Xác định được trách nhiệm của mình để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện tốt những nhiệm vụ trong viết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được những bức ảnh đẹp để giới thiệu và sáng tạo trong viết đoạn văn ngắn, làm thơ, … về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua trình bày cảm xúc của mình.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tìm hiểu và lựa chọn cảnh đẹp để giới thiệu cho bạn, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập trong giờ học.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quê hương tươi đẹp” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe, hát và biểu diễn theo.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: 

+ HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong việc thể hiện tình yêu Tổ quốc.

+ Bày tỏ được quan điểm của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước.

+ Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Xử lí tình huống

 (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để đưa cách ứng xử của mình trong các tình huống sau:

+ Nam rủ Lan cùng tham gia dọn vệ sinh khu phố vào sáng Chủ nhật. Lan sợ nắng nê từ chối.

Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

+ Trong buổi giao lưu với các nghệ sĩ đờn ca tài tử do trường tổ chức, Minh đã không tập trung tham gia mà còn rủ Đức đọc truyện.

Nếu là Đức, em sẽ làm gì?

- Tổ chức báo cáo trước lớp.

- GV tổ chức nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra cách ứng xử phù hợp cho 2 tình huống.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

TH1: Nếu là Nam, em sẽ nói để Lan hiểu rằng việc làm cho khu phố sạch hơn là nhiệm vụ chung của mọi người, đây cũng là việc làm thể hiện tình yêu quê hương chúng ta nên làm. Bạn có thể mặc áo chống nắng để tránh nắng.

TH2: Nếu là Đức, em sẽ nhắc nhở bạn cần tôn trọng các nghệ sĩ và môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, hãy tập trung lắng nghe.

- Các nhóm cử đại diện tham gia thi theo thứ tự bốc thăm

- Lớp thảo luận.

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. (Làm việc cả lớp)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của bản thân về các nội dung sau:

a, Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.

b, Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mõi chúng ta.

c, Trò chơi dân gian không hấp dẫn.

d, Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

Hoạt động 3: Nêu những hiểu biết của em về các địa danh.  (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 để nêu những hiểu biết của mình về các đại danh sau:

                            

- Tổ chức báo cáo, nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 4: Thực hiện tư thế nghiêm khi chào cờ.  (Làm việc nhóm 4)

- Cho HS đọc phần hướng dẫn, thực hành:

+ Bỏ mũ, nón xuống;

+ Chỉnh đốn trang phục gọn gàng;

+ Tư thế nghiêm trang, hai tay nắm hờ, mắt hướng về phái Quốc kì;

+ Thực hiện động tác chào cờ theo nghi thức.

- Cho HS thực hiện động tác chào cờ.

GV quan sát, uốn nắn tư thế

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS đưa ý kiến trước lớp:

+ Đồng tình với ý kiến a, b, c vì đều thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta và tình yêu Tổ quốc.

+ Không đồng tình với ý kiến c vì trò chơi dân gian là trò chơi truyền thống của dân tộc, mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đất nước.

- HS nêu yêu cầu

- Nhóm trưởng điều hành cho các bạn thảo luận.

+ Hồ Gươm: viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội, mang nét đẹp cổ kính với Tháp Rùa 3 tầng, đền Ngọc Sơn – Tháp Bút – Đài Nghiên. Hồ Gươm được xem như biểu tượng của Hà Nội.

+ Bến Nhà Rồng: trụ sở thương cảng của Sài Gòn, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911)

+Làng Sen quê Bác: Làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây nổi bật những hồ sen trắng thơm ngát, là di tích lịch sử, điểm du lịch, tham quan nổi tiếng.

- Lớp thảo luận

- Một số HS đọc

- HS nghiêm trang chào cờ

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Xác định được trách nhiệm của mình để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

+ Vận dụng vào thực tiễn qua hoạt động viết đoạn văn, làm thơ, ... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo

- Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ những việc em làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.

- Cho HS trình bày kết quả sưu tầm tranh, hoặc viết đoạn văn ngắn, viết thơ về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhiều HS chia sẻ trước lớp

- Cả lớp làm việc theo yêu cầu của GV.

- 3-5 HS trình bày bài viết

 

Chiều                                                    TOÁN:                   

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

             Bài 13: TÌM THÀNH PHẦN TRONG PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA

Tiết 1: Tìm thừa số trong một tích

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách tìm và tìm được thừa số trong một tích. Vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- Phát triển năng lực tư duy lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 6 x 3 = ?

+ Câu 2: 35 : 5 = ?

+ Câu 3: 9 x 4 = ?

+ Câu 4: 81 : 9 = ?

+ Câu 5: 5 x 4 = ?

+ Câu 6: 72 : 8 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Câu 1: 6 x 3 = 18

+ Câu 2: 35 : 5 = 7

+ Câu 3: 9 x 4 = 36

+ Câu 4: 81 : 9 = 9

+ Câu 5: 5 x 4 = 20

+ Câu 6: 72 : 8 = 9

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+  Nêu được tên gọi thành phần trong phép tính nhân. Nhận biết được thừa số chưa biết, thừa số đã biết và tích đã cho. Biết cách tìm thừa số chưa biết trong một tích.

- Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh và đọc bài toán

Bài toán: 3 ca đựng nước như nhau có tất cả 6l nước. Hỏi mỗi ca đựng mấy lít nước?

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Số lít nước ở một ca lấy mấy lần? Được mấy lít nước?

+ Vậy số lít nước ở một ca là bao nhiêu?

+ Muốn tìm một thừa số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt cách làm: Muốn tìm một thừa số, ta lất tích chia cho thừa số kia.

- HS quan sát và đọc thầm bài toán.

- HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và giải bài toán.

- HS trả lời: 3 ca đựng nước như nhau có tất cả 6 lít nước..

- HS trả lời: Hỏi mỗi ca đựng mấy lít nước?

- Số lít nước ở một ca được lấy 3 lần được 6 lít nước.

- Số lít nước ở một ca là: 6 : 3 = 2 (l)

- HS tự nêu cách làm theo ý hiểu.

- HS lắng nghe và nhắc lại.

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Vân dụng bảng nhân 9, bảng chia 9 để tính nhẩm, giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9, bảng chia 9.

- Cách tiến hành:

Bài 1: (39)

- GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS nêu cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Số? (39)

-  Yêu cầu HS làm bài

Thừa số

8

?

5

7

?

Thừa số

4

6

?

?

9

Tích

32

18

30

21

36

- Cho HS chia sẻ cách làm

- GV nhận xét

Bài 3: (40)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS theo dõi

?

- HS làm việc cá nhân

a,         x 4 = 28

      28 : 4 = 7

?

b,         x 3 = 12

?

      12 : 3 = 4

c,  6 x         = 24

     24 : 6 = 4      

- Hs nêu cách làm

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài cá nhân

Thừa số

8

3

5

7

4

Thừa số

4

6

6

3

9

Tích

32

18

30

21

36

- HS chia sẻ

- Nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu bài toán

- HS lắng nghe, theo dõi

- HS trả lời: 5 ca-bin chở tất cả 30 người. Biết rằng số người ở mỗi ca-bin như nhau.

- HS trả lời: Hỏi mỗi ca-bin chở bao nhiêu người?

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm phiếu

Bài giải:

Số người ở mỗi ca-bin là:

30 : 5 = 6 (người)

Đáp số: 6 người

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút

+ Bài học hôm nay em biết được điều gì gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS trả lời

- Lắng nghe

 

HĐTN:                       

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

          Sinh hoạt theo chủ đề: NÉT RIÊNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận ra được những nét riêng của bản thân và các bạn.

- Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những nét riêng của bản thân và các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những nét riêng đáng quý của bản thân cũng như của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những nét riêng của bản thân và các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng nét riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về nét riêng của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những nét riêng đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý nét riêng của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quốc tế thiếu nhi” để khởi động bài học.

+ GV yêu cầu HS chia sẻ về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ với GV về nội dung bài hát: “ Là ngày đặc biệt mồng 1 tháng 6 quốc tế thiếu nhi của cả nước”

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những nét riêng của bản thân.

+ Yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1:Giới thiệu bản thân (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:

+ Các em sử dụng bức ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm.

+ Chia sẻ những điều mình thích nhất ở nét riêng của mỗi bạn.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4, giới thiệu bản thân với các bạn trong nhóm.

Ví dụ: Mình là Linh. Năm nay, mình tám tuổi. Hiện tại, mình đang là học sinh lớp 3. Gia đình của mình có bốn thành viên là bố, mẹ, mình và em gái. Đây là bức ảnh bố đã chụp cho mình vào tháng trước. Lúc ấy mình có mái tóc ngắn, làn da hơi ngăm đen cho cái nắng mùa hè. Mình đã ôm quyển sách vì sở thích của tôi là đọc sách. Môn học mà tôi giỏi nhất là môn Toán. Ước mơ của tôi là trở thành một nhà khoa học. 

+ Chia sẻ điều em thích về nét riêng của bạn: có thể về ngoại hình, tính cách hoặc những hay,điểm mạnh mà em học được ở bạn.

Ví dụ: Màu tóc của bạn màu nâu sáng rất lạ, khác biệt với mọi người nhưng rất đẹp. Nó giúp cho mình nhận ra bạn ngay nếu bạn đi từ xa.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS viết và vẽ được sơ đồ tư duy về những nét riêng của mình.

+ Giới thiệu được nét riêng của bản thân với các bạn.

+ Tôn trọng, yêu quý nét riêng của bản thân và của các bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2.Khám phá nét riêng của em. (Làm việc cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV đưa gợi ý yêu cầu HS thực hiện theo gợi ý để giới thiệu về nét riêng của mình.

 

             

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS tiến hành quan sát và thực hiện:

+ Dán ảnh hoặc viết tên em vào ô chính giữa.

+ Viết và trang trí sơ đồ các đặc điểm của em theo gợi ý:

Ví dụ:

+ Tính cách: vui vẻ, hòa đồng, thân thiện.

+ Ngoại hình: Tóc ngắn, mắt đen, gầy.

+ Sở thích: Đọc sách, học toán, làm việc nhà.

- HS nhận xét nét riêng của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh về nhà giới thiệu những nét riêng của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

     

Thứ Tư ngày 16  tháng 10 năm 2024

TOÁN:               

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Bài 13: TÌM THÀNH PHẦN TRONG PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA  

Tiết 2: Tìm số bị chia, số chia

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách tìm số bị chia, số chia trong phép chia. Vận dụng vào bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

?

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

?

+ Câu 1:       x 4 = 24

?

+ Câu 2: 5 x        = 40

?

+ Câu 3:       x 6 = 36

+ Câu 4: 9 x        = 63

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 9 x 3 = 27

+ Trả lời: 9 x 5 = 45

+ Trả lời: 9 x 4 = 36

+ Trả lời: 9 x 7 = 63

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu: + Biết cách tìm số bị chia, số chia trong phép chia. Vận dụng vào bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- Cách tiến hành:

a, Tìm số bị chia

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc bài toán

Bài toán: Mai mua về một số bông hoa rồi cắm hết vào 3 lọ, mỗi lọ có 5 bông. Hỏi Mai đã mua về bao nhiêu bông hoa?


- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm số bông hoa cả 3 lọ ta làm như thế nào?

+ Vậy số bông hoa ở cả 3 lọ là bao nhiêu?

+ Muốn tìm số bị chia, ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt cách làm: Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.

b, Tìm số chia

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc bài toán.

Bài toán: Việt cắm 15 bông hoa vào các lọ, mỗi lọ 5 bông. Hỏi Việt cắm được mấy lọ hoa như vậy?


- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm số lọ hoa ta làm như thế nào?

+ Vậy số lọ hoa cắm được là bao nhiêu?

+ Muốn tìm số chia, ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt cách làm: Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia, chia cho thương.

- HS quan sát và đọc thầm yêu cầu

- HS theo dõi tìm hiểu bài

- HS trả lời: Mai mua về một số bông hoa rồi cắm hết vào 3 lọ, mỗi lọ có 5 bông.

- HS trả lời: Hỏi Mai đã mua về bao nhiêu bông hoa?

- HS trả lời: Số bông hoa cả 3 lọ bằng số bông hoa 1 lọ nhân với 3.

- Số bông hoa ở cả 3 lọ là: 5 x 3 = 15 (bông)

- HS trả lời theo ý hiểu

- HS lắng nghe, nhắc lại

- HS quan sát và đọc thầm yêu cầu

- HS theo dõi tìm hiểu bài

- HS trả lời: Việt cắm 15 bông hoa vào các lọ, mỗi lọ 5 bông hoa.

- HS trả lời: Hỏi Việt cắm được mấy lọ hoa như vậy?

- HS trả lời: Lấy số bông hoa chia cho số hoa ở mỗi lọ.

- Số lọ hoa cắm được là: 15 : 5 = 3 (lọ)

- HS trả lời theo ý hiểu

- HS lắng nghe, nhắc lại

3. Hoạt động

- Mục tiêu: + Tìm được số bị chia, số chia theo quy tắc

-  Cách tiến hành:

Bài 1: (41)

- GV hướng dẫn mẫu

a, Tìm số bị chia


b, Tìm số chia


-  Yêu cầu HS làm bài

- GV yêu cầu HS chia sẻ cách làm

- Nhận xét

Bài 2: (41)

- GV yêu cầu HS đọc bài

- HS làm việc theo nhóm đôi

- GV nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu của bài

- HS theo dõi

- HS làm bài

?

?


           : 6 = 7              : 4 = 8

    7 x 6 = 42          8 x 4 = 32

?  

                 

                            : 3 = 6

                        6 x 3 = 18     

?

?


    24 :         = 6               40 :          = 5

    24 : 6 = 4                    40 : 5 = 8

?  

               

               28 :         = 4

28    4 = 7

- HS chia sẻ cách làm   

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện chia sẻ cách làm

Số bị chia

50

28

24

35

45

Số chia

5

4

4

7

5

Thương

10

7

6

5

9

- HS Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Luyện tập

- Mục tiêu: + Tìm được số bị chia, số chia theo quy tắc. Vận dụng giải các bài toán thực tế có liên quan.

-  Cách tiến hành:

Bài 1: (41)

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV tổ chức trò chơi: Chia 2 đội, mỗi thành viên trong đội nối tiếp điền kết quả vào ô trống.

- Gọi HS chia sẻ cách làm

- GV nhận xét

Bài 2: (41)

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài

4

28

30

10


- HS chia sẻ cách làm

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài vào vở ô li

Bài giải:

Số đĩa cam xếp được là:

35 : 5 = 7(đĩa)

                 Đáp số: 7 đĩa

- HS Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút

+ Bài học hôm nay em biết được điều gì gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.học thuộc bài.

- HS trả lời

- Lắng nghe

 

TIẾNG VIỆT:   

Nghe – Viết: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút

- Viết chính tả các tiếng chứa r/d/gi hoặc an/ang

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài Dàn đồng ca mùa hạ để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả một đoạn trong bài Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV giới thiệu nội dung

- GV đọc lại một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt, từ Huy-gô mải miết viết đến À, ra thế!

- Mời 1 HS đọc lại cả đoạn

- GV hướng dẫn cách viết bài:

+ Cách đặt dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói của nhân vật

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu mỗi câu

+ Đặt dấu chấm câu và dấu chấm than cuối câu.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: Huy-gô, mải miết,....

- GV đọc từng cụm từ hoặc từng câu cho HS viết.

- GV đọc lại đạn văn cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng giao, dao, rao

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- YCHS làm việc nhóm để thực hiện

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả (chọn a hoặc b)

a. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bắt đầu bằng r, d hoặc gi

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. Trò chơi: Thỏ về nhà

- Gv tổ chức cuộc thi Đưa thỏ về nhà sớm nhất.

- GV HD cách chơi:

+ HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm đáp án

+ Từng nhóm phải tìm đáp án càng nhanh càng tốt rồi viết ra một tờ giấy và nhanh chóng dán lên bảng

+ Nhóm nào dán được giấy lên bảng là nhóm hoàn thành nhiệm vụ. GV sẽ ghi lại thứ tự các nhóm đã hoàn thành. Nếu trong lớp có quá nhiều nhóm thì GV dừng trò chơi sau khi 3 nhóm đầu tiên hoàn thành.

+ GV cùng HS kiểm tra đáp án. Nhóm nào viết đúng đáp án, đúng chính tả và nhanh nhất thì sẽ thắng cuộc.

- GV chốt đáp án trên bảng lớp (1. Màu vàng; 2. Buổi sáng; 3. Quả nhãn; 4. Cái đàn)

- Gv khen ngợi HS tích cực tham gia bài học và chơi trò chơi

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại – cả lớp đọc thầm

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm:

+ Cùng đọc các tiếng. Tìm các tiếng ghep được với mỗi tiếng cho trước

- Các nhóm trình bày bài làm – Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Kết quả:

+ Giao bóng, giao hẹn, giao hàng, giao nhận, giao lưu, giao thừa,...

+ Ca dao, đồng dao, con dao, dao kéo, dao động,...

+ tiếng rao, rao bán, rao vặt, rao giảng,...

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày. HS nhận xét, góp ý

- Cả lớp tham gia trò chơi

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- YC HS tìm hiểu thông tin về Đội TNTP HCM (ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 Điều BH dạy thiếu niên nhi đồng,...)

- Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS tìm hiểu và trao đổi với người thân về những thông tin mình tìm được

 

TNXH:                         

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG HỌC

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được tên, ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được các hoạt động đó.

- Nêu được một số việc làm thiết thực để hưởng ứng Giờ Trái Đất và ý nghĩa của hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu trường lớp.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS kể tên một số hoạt động do nhà trường tổ chức mà em đã được tham gia.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+ Nêu được tên, ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được các hoạt động đó.

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Xác định một số hoạt động xã hội của trường học và ý nghĩa của hoạt động đó.

- GV cho HS quan sát hình 1-3 trang 25 SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nói tên và nêu ý nghĩa của các hoạt động do trường học tổ chức?

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày.

 

- Gọi các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nhấn mạnh các hoạt động trên được gọi là những hoạt động kết nối với xã hội. Vậy em hiểu hoạt động kết nối với xã hội là hoạt động gì?

- Hãy kể tên những hoạt động kết nối với xã hội ở trường em? Những hoạt động đó diễn ra vào dịp nào?

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh HS tham gia các hoạt động kết nối với xã hội do trường mình tổ chức.

- HS quan sát hình vẽ.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Hình 1: Trong hình, các bạn đang sinh hoạt với chủ đề: Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam... Hoạt động này giúp giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào với những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.

+ Hình 2: Các bnaj nhỏ cùng nhau đến thăm gia đình của một liệt sĩ ... Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

+ Hình 3: Các bạn nhỏ cùng chung tay quyên góp sách ủng hộ HS vùng bão lụt. Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu: Hoạt động kết nối với xã hội là hoạt động được thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng. Thông qua hoạt động này, chúng ta có cơ hội giúp đỡ mọi người, tăng thêm sự hiểu biết, được phát triển bản thân, được trau dồi các kĩ năng, được làm quen với nhiều bạn mới.

- HS liên hệ thực tế.

- HS quan sát hình ảnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất của nhà trường

- GV dẫn dắt: Một trong những hoạt động kết nối với xã hội của trường học mang quy mô lớn trên toàn thế giới đó là hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- HS yêu cầu HS quan sát hình 1-3 trang 26 SGK và kể tên các việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất?

 

- GV cùng HS nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát tranh và nêu:

+ Hình 1: HS tham gia biểu diễn văn nghệ để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

+ Hình 2: HS được nghe giới thiệu về các hoạt động và ý nghĩa của Giờ Trái Đất.

+ Hình 3: HS vẽ tranh để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- HS theo dõi.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

Nêu được một số việc làm thiết thực để hưởng ứng Giờ Trái Đất và ý nghĩa của hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu ý nghĩa của các việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất?

+ Nói về một số việc làm của em để hưởng ứng Giờ Trái Đất?

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV gọi 2 HS đọc mục “Em có biết?”.

- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày:

+ Ý nghĩa của các việc làm trên: kêu gọi mọi người tiết kiệm năng lượng để bảo vệ Trái Đất.

+ HS liên hệ bản thân.

- HS khác nhận xét.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS đọc mục “Em có biết?”

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

+ Là học sinh, chúng ta cần làm gì để tích cực hưởng ứng Giờ Trái Đất?

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài.

- HS trình bày ý kiến.

- HS theo dõi.

     

LT TOÁN:     

ÔN LUYỆN: TÌM THỪA SỐ TRONG MỘT TÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

   1. Năng lực đặc thù

    - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

    + Biết cách tìm và tìm được thừa số trong một tích.

    + Vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

   2. Năng lực chung:

    - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

    - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.

    - Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

   3. Phẩm chất:

    - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

    - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

    - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    - Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Biết cách tìm và tìm được thừa số trong một tích.

+ Vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 35 Vở Bài tập Toán. 

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 35 Vở Bài tập Toán. 

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

-Hs làm bài

- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

* Bài 1: Số? (VBT tr.35)

- Cho HS quan sát và nêu kết quả bài tập

a) … x 4 = 12

b) … x 8 = 40

c) … x 9 = 45

- Tương tự HS nêu kết quả các bài còn lại

- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.

=>Gv chốt cách tìm thừa số trong một tích.

- Học sinh trả lời: 3 x 4 = 12. Vì muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Ta lấy: 12 : 4 = 3

- HS nối tiếp trả lời

b) 5 x 8 = 40 vì 40: 8 = 5

c) 5 x 9 = 45 vì 45 : 8 = 5

- Học sinh nhận xét

* Bài 2: Số? (VBT/35)

- GV tổ chức chơi trò chơi. 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 4 bạn. Đội nào điền kết quả nhanh và đúng sẽ giành chiến thắng.

- GV nhận xét trò chơi, sửa đáp án và tuyên dương đội chơi thắng.

=> Gv chốt cách tìm thừa số trong một tích.

- HS lắng nghe cách tham gia trò chơi

- HS tham gia chơi

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

* Bài 3: Nối (theo mẫu) VBT/35

- Vì sao thừa số cần tìm ở phép tính thứ 1 là 4

- Tương tự các câu còn lại các bạn sẽ lên nối kết quả và giải thích cách làm.

- GV nhận xét, tuyên dương các bạn

 

 

=> Gv chốt cách tìm thừa số trong một tích.

- Vì muốn tìm thừa số chưa biết lấy tích chia cho thừa số đã biết. Ta có: 24 : 6 = 4

- Hs trình bày bài làm của mình.

* Bài 4: VBT/35

Có 6 can nước mắm như nhau chứa được tất cả 54l nước mắm. Hỏi mỗi can đó chứa được bao nhiêu lít nước mắm?

- GV yêu cầu 2 HS xác định dữ kiện bài toán.

- Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít nước mắm thì phải làm sao?

- Yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, tuyên dương

=> Gv chốt cách vận dụng giải các bài tập, bài toán thực tế có liên quan.

- 2 HS xác định bài toán cho biết và bài toán hỏi.

- Lấy số lít mắm có chia cho 6 can.

- Lớp quan sát, nhận xét

Bài giải:

Số lít nước mắm 1 can chứa là:

54 : 6 = 9 (lít)

Đáp số: 9l

3. Vận dụng

- GV tổ chức HS trò chơi: “Ai nhanh hơn”

- GV nêu cách chơi: GV sẽ chia lớp thành 4 đội (tổ), GV nêu phép tính, Hs nêu kết quả. Sau 7 lượt chơi, đội nào có kết quả đúng nhiều nhất và nhanh là đội chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương các bạn chơi

- GV nhận xét giờ học.

- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nghe

- HS tham gia chơi

            

- HS lắng nghe

 

Thứ Năm, ngày 17 tháng 10 năm 2024

Buổi sáng                                     TIẾNG VIỆT:   

CHỦ ĐIỂM: CỔNG TRƯỜNG RỘNG MỞ

       Bài: BÀI TẬP LÀM VĂN (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn

- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật

- Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm

- Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng

- Hình thành và phát triển phẩm chất thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; có trách nhiệm đối với lời nói của mình; có ý thức lao động và có trách nhiệm với công việc gia đình

- Phát triển ngôn ngữ

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- GV có thể giải thích để HS hiểu rõ hơn về hai đề văn:

+ Đề sô 1 YC kể về một việc có thật em đã làm ở nhà. Em chỉ cần nhớ lại và kể theo trí nhớ

+ Đề số 2 kể về một việc không có thật, em chưa từng làm. Em cần tưởng tượng và viết ra.

- Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Gv mời HS nêu ND tranh minh họa bài tập đọc

- GV dẫn dắt vào bài mới: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Bài tập làm văn. Đây là câu chuyện về quá trình làm bài tập làm văn của một bạn nhỏ. Các em hãy cùng đọc câu chuyện để xem bạn ấy gặp khó khăn gì với bài tập đó, bạn ấy đã giải quyển khó khăn ra sao, và chuyện gì đã xảy ra sau đó)

- HS đọc to yêu cầu – cả lớp đọc thầm

- HS lần lượt nói ý kiến của mình trong nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý.

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét

- HS nêu (Tranh vẽ 1 bạn HS nước ngoài, có lẽ đang làm bài kiểm tra vì bạn đang cầm bút và trước mặt bạn là một tờ giấy. Bạn đang nghĩ về các hoạt động như rửa bát, quét nhà, giặt quần áo,...)

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn

+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật

+ Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu

- GV HS đọc: Giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở lời trích dẫn bài làm văn và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- GV chia đoạn: Gồm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến khan mùi soa

+ Đoạn 2: tiếp đến giặt bít tất

+ Đoạn 3: tiếp theo đến để mẹ đỡ vất vả

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó: lia lịa, nộp, lạ thật, nhận lời, giúp đỡ, rửa bát đĩa, quả thật, chẳng lẽ, ngắn ngủn,…)

- Luyện đọc câu dài: Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định bảo tôi giúp việc này việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi; Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm/ mà tôi đã nói trong bài tập làm văn

- Luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhắc lại đề văn mà cô giáo đã giao cho cả lớp

+ Câu 2: Vì sao Cô-li-a gặp khó khan với đề văn này?

+ Câu 3: Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã làm gì?

+ Câu 4: Em hãy giải thích vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ khi làm việc nhà

 

 

 

 

+ Câu 5: Em có nhận xét gì về Cô-li-a?

- Gv động viên, khen ngợi những bạn có những nhận xét hay và tích cực tham gia phát biểu. GV nhắc nhở HS: Từ câu chuyện của Cô-li-a, các em cần rút ra bài học cho mình. Cân tự giác giúp đỡ bố mẹ và người thân làm các việc nhà. Việc nhà không phải là việc của riêng người lớn, mà là trách nhiệm của tất cả những người sống trong gia đình đó. Vì thế chúng ta cần tùy theo khả năng và sức lực của mình để làm các công việc phù hợp, chia sẻ công việc với bố mẹ. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng nhắc nhwor chúng ta cần phải “nói đi đôi với làm”, đã nói là phải làm, trung thực và trách nhiệm trong mọi việc.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- HS quan sát, đánh dấu đoạn

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu văn dài

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đề văn cô giáo đã giao cho cả lớp là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ

+ Chọn đáp án C: Vì bạn ấy ít giúp đỡ mẹ

+ Bạn ấy cố viết thêm cả những việc bạn không làm như giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần

+ Những việc mẹ bảo bạn ấy làm giống với những gì bạn ấy viết trong bài tập làm văn./ Vì Cô-li-a thấy mình cần phải thực hiện đúng những gì đã viết, “nói phải đi đôi với làm”

+ Cô-li-a là một học sinh có ý thức học tập vì đã rất cố gắng để hoàn thành bài tập làm văn/ Cô-li-a là người biết giữ lời, “nói đi đôi với làm”, nên đã vui vẻ thực hiện những việc đã viết trong bài tập làm văn.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc trước lớp.

3. Đọc mở rộng

- Mục tiêu:

+ Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về nhà trường và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- YC HS chọn một câu chuyện, bài thơ, bài văn để viết vào phiếu đọc sách theo mẫu

- GV HD HS viết phiếu đọc sách. Lưu ý HS:

+ Nếu HS đọc nhiều bài, có thể viết nhiều phiếu đọc sách

+ HS có thể dựa vào gợi ý trong tranh minh họa để hiểu yêu cầu và viết mục này (VD: tìm bài đọc bằng cách đọc sách báo trong nhà, trên thư viện, tra trên mạng hay hỏi người thân)

+ Chi tiết, câu văn, câu thơ em thích nhất: HS chỉ cần viết 1 câu là đạt YC. HS khá giỏi có thể viết nhiều hơn

+ Mức độ yêu thích: HS có thể tô màu hoặc đánh dấu số sao tương ứng với mức độ yêu thích của HS với bài đọc

+ Hs khá giỏi có thẻ bổ sung thêm thông tin vào phiếu đọc sách

- Nhận xét, sửa sai.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Trao đổi với bạn về bài em đã đọc và chia sẻ cách em đã làm để tìm được câu chuyện

YC HS quan sát tranh, đọc lời thoại và thực hiện yêu cầu

- Trao đổi với các bạn về bài em đã đọc:

+ GV khuyến khích HS mang quyển sách/ tờ báo,... có câu chuyện/ bài thơ đó và phiếu đọc sách/ nhật kí đọc sách đến lớp để chia sẻ với bạn bè.

- Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tìm được bài đọc:

+ Gv khuyến khích HS trình bày chi tiết cách HS đã làm và những thuận lợi, khó khăn khi thưc hiện cách làm đó.

- GV động viên, khen ngợi những HS đã rất tích cực đọc sách và chia sẻ với bạn

- HS đọc yêu cầu

- HS thưc hiện theo yêu cầu

- HS lắng nghe và thực hiện

- 1 vài HS đọc bài làm – HS khác nhận xét

- HS thực hiện

- HS trao đổi trong nhóm về nội dung bài văn/ bài thơ mình đã đọc

- HS trao đổi trong nhóm về cách HS đã tìm thấy câu chuyện/bài thơ

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS tên một số bài thơ/ bài văn về nhà trường

+ Qua những bài thơ/bài văn đó em hãy nêu cảm nghĩ của mình với nhà trường em đang học tập

- Hướng dẫn các em cách tìm các bài thơ/ bài văn nói về nhà trường khác

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe

- Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe

 

TOÁN:                    

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

            Bài 14: MỘT PHẦN MẤY  (Trang 42)

Tiết 1: Một phần mấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

     1. Năng lực đặc thù:

- Có “biểu tượng” về  của một hình và nhận biết được  thông qua các hình ảnh trực quan.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS vân động theo nhạc.

- GV Nhận xét, khen ngợi.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+  Nhận biết  thông qua hình ảnh trực quan.

- Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh và đọc lời thoại của

Mai và Rô – bốt trong SGK.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình tròn thứ nhất trong SGK


+ Hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau?

+ Mấy phần được tô màu?

- Nhận xét, chốt:

+ Hình tròn được chia làm 2 phần bằng nhau, tô màu một phần.

+ Đã tô màu một phần hai hình tròn.

+ Một phần hai viết là

- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình tròn thứ hai trong SGK


+ Hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau?

+ Mấy phần được tô màu?

- Nhận xét, chốt:

+ Hình tròn được chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu một phần.

+ Đã tô màu một phần hai hình tròn.

+ Một phần hai viết là

- HS quan sát và đọc thầm.

- Hai HS đọc lời thoại của Mai và Rô – bốt

- HS quan sát

- HS trả lời: Hình tròn được chia làm 2 phần bằng nhau.

- HS trả lời: Một phần được tô màu

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS trả lời: Hình tròn được chia làm 4 phần bằng nhau.

- HS trả lời: Một phần đã được tô màu

- HS nhận xét

- HS nhắc lạiHSH

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận biết   qua hình ảnh trực quan

- Cách tiến hành:

Bài 1: (43)

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi

- Yêu cầu HS nêu cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Số? (39)

-  GV nhận xét

Bài 2: (43)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chia hai đội chơi, mỗi đội gồm 4 học sinh, mỗi HS lần lượt nối bóng nói với miếng bánh thích hợp. Đội nào đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.


- Gọi HS nhận xét

- Gv nhận xét, tuyên dương

Bài 3: (43)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, chốt

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát

- HS làm việc theo nhóm

- Đại diện chia sẻ đáp án và cách làm

+ Câu a, c, d đúng, câu b sai

- HS nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm bài cá nhân

- HS tham gia chơi, các bạn còn lại theo dõi, nhận xét kết quả của hai đội.

  A -  ;    B -  ;     C -  ;     D -

-  Nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát. lắng nghe

-  HS làm bài cá nhân

- HS chia sẻ bài làmS chia

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút

+ Bài học hôm nay em biết được điều gì gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS trả lời

- Lắng nghe

 

Buổi chiều                                           TNXH:                           

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

 Bài 5: MỘT SỐ H. ĐỘNG KẾT NỐI VỚI XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG HỌC (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận xét được sự tham gia của HS trong một số hoạt động xã hội của trường học.

- Làm được một số việc thiết thực, phù hợp để đóng góp cho hoạt động kết nối xã hội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu trường lớp.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS nhắc lại Hoạt động kết nối với xã hội là gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận xét được sự tham gia của HS trong một số hoạt động xã hội của trường học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Sự tham gia của HS trong một số hoạt động xã hội của trường học

- GV cho HS quan sát hình vẽ 1-5 SGK trang 27, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Giới thiệu và nhận xét về sự tham gia của HS trong Ngày hội An toàn giao thông.

- Gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

 

 

 

- GV mời các cặp khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Em đã tham gia những hoạt động nào trog Ngày hội An toàn giao thông ở trường? Hãy nói về một trong những hoạt động đó?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát hình vẽ, thảo luận.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

VD: Các bạn trong hình vẽ rất nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, lắng nghe cô công an giới thiệu về Luật An toàn giao thông, thực hiện ngồi sau xe máy đúng cách, giới thiệu tranh cổ độngt hực hiện ATGT, thi hùng biện về ATGT.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến.

- HS theo dõi.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Xác định được các hoạt động kết nối với xã hội của trường em.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Thực hành

* Thảo luận nhóm:

- GV mời HS đọc yêu cầu số 1 trang 28 SGK.

- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4.

Mỗi nhóm tự chọn một trong số những hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường mà các em được tham gia và thảo luận về ý nghĩa của hoạt động đó. Đồng thời nhận xét về sự tham gia của HS lớp mình, nhóm mình trong hoạt động đó.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý:

+ Tên hoạt động.

+ Ý nghĩa của hoạt động.

+ Những việc em và các bạn đã tham gia.

+ Nhận xét sự tham gia của các bạn.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- HS theo dõi.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: Tự đánh giá sự tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của bản thân.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc trên Phiếu tự đánh giá ở câu 5 VBT để tự đánh giá sự tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của bản thân.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.

- Gọi 1 số HS trình bày.

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS đọc lời con ong trang 28 SGK.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ với bạn cùng bàn.

- 3-5 HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lời con ong T28/SGK: Chúng mình cùng tích cực tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của trường học các bạn nhé!

- HS theo dõi.

 

LT T.VIỆT:       

 ÔN LUYỆN: BÀI TẬP LÀM VĂN (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Năng lực đặc thù.

    - Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.

    - Giúp HS hiểu nội dung bài: nói phải đi đôi với làm

    - Nhận biết các từ ngữ về nhà trường, câu hỏi trong văn bản cho trước.

   2. Năng lực chung.

    - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

    - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

    - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

   3. Phẩm chất.

    - Phẩm chất yêu nước: Biết chung sức chung lòng sẽ làm được những điều lớn lao

    - Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết giúp đỡ nhau sẽ làm nên việc lớn

    - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

    - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    - SGK, Vở bài tập Tiếng Việt; các hình ảnh trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  Luyện đọc.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

- GV gọi HS nêu từ khó đọc, câu dài, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- GV: yêu cầu HS ngồi theo nhóm 4 luyện đọc.

- Gọi 1 HS lên cho các nhóm chia sẻ phần luyện đọc.

- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét các bạn đọc đúng yêu cầu chưa và giúp bạn đọc đúng theo yêu cầu.

- GV theo dõi các nhóm đọc bài.

- Gọi các nhóm đọc. HSNX.

- GVNX: (VD: Nhóm bạn … đọc đúng, đám bảo tốc độ hoặc nhóm bạn…. đọc bài lưu loát và đã biết đọc hay bài đọc.

- (HS, GV nhận xét theo TT 27)

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS chưa đạt chuẩn làm bài tập 1, 3/ 26 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 1, 2, 3/ 26 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đọc bài.

- HS nêu: Từ khó đọc: lia lịa, nộp, lạ thật, nhận lời, giúp đỡ, rửa bát đĩa, quả thật, chẳng lẽ, ngắn ngủn,…

- Câu dài: Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định bảo tôi giúp việc này việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi; Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm/ mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.//

- Học sinh làm việc trong nhóm 4

 -HS đọc bài

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

-Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- Gv Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 1/26

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ sung.

-1 Hs lên chia sẻ.

- Hs trình bày:

- HS NX

- HS chữa bài vào vở.

- GV chốt: ích lợi của việc đọc sách và nội dung chính cần điền vào phiếu đọc sách.

* Bài 2/26

- Gọi Hs nêu nối tiếp bài làm

- Gv, Hs nhận xét chốt bài làm đúng

- GV chốt: từ ngữ về trường học.

* Bài 3/26

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ sung

- GV chốt: đặc điểm xác định câu dựa vào dấu câu.

Người: thầy giáo, cô giáo, học sinh, bạn bè, bảo vệ.,…

Địa điểm: cổng trường, lớp học, sân trường…

Đồ vật: bàn, ghế, bảng, tủ, quạt, bóng đèn,…

Hoạt động: viết, đọc, chạy, nhảy, hát, vẽ,…

- Câu a) là câu hỏi vì cuối câu có dấu chấm hỏi.

- Câu b) không phải vì cuối câu là dấu chấm.

- Câu c) không phải vì cuối câu là dấu chấm than.

3. HĐ Vận dụng

- Gọi 1 HS đọc lại cả bài Bài tập làm văn

H: qua câu chuyện em học được điều gì ở Co-li-a?

H: Em đã làm những việc gì để giúp đỡ bố mẹ?

- GV chốt: nói phải đi đôi với làm, phải thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; có trách nhiệm đối với lời nói của mình; có ý thức lao động và có trách nhiệm với công việc gia đình

- Nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- Hs đọc bài.

- Lời nói phải đi đôi với việc làm và chịu trách nhiệm với lời nói của mình.

- HS nêu

- HS lắng nghe

LT T.VIỆT:           

ÔN LUYỆN: BÀI TẬP LÀM VĂN (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Năng lực đặc thù.

    - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

    + Viết đúng bài chính tả và kĩ năng trình bày bài sạch đẹp.

    + Biết sử dụng dấu chấm hỏi, điền đúng dấu chấm và chấm hỏi vào văn bản.

    + Biết điền thông tin về đơn xin vào Đội TNTP HCM

   2. Năng lực chung:

    - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

    - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.

    - Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

   3. Phẩm chất:

    - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

    - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

    - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    - Vở bài tập Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  Luyện viết

- GV đọc bài viết chính tả: Bài Tập làm văn

+ Gọi 2 HS đọc lại.

+ HD HS nhận xét:

? Đoạn vừa đọc có dấu câu nào?

? Những chữ nào được viết hoa?

+ HD viết từ khó:

- HS đọc thầm và viết ra giấy nháp chữ khó viết: chẳng lẽ, ngắn ngủn, vất vả...

+ GV đọc HS viết bài vào vở .

+ Chấm, chữa bài.

- GV thu chấm 5 - 7  bài NX, rút kinh nghiệm.

- HS nghe.

- HS đọc bài.

- Chấm hỏi, chấm, hai chấm

- Viết hoa sau các dấu chấm hỏi, chấm, hai chấm

- Học sinh làm việc cá nhân

-HS viết bài

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS chưa đạt chuẩn làm bài tập 4, 5/ 27 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 4, 5, 6/ 27 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

-Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- Gv Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 4/27:

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS đọc kết quả.

- GV nhận xét, chốt kết quả.

- GV lưu ý HS cách đặt câu hỏi với các từ: ai (người nào, nhân vật nào,...), cái gì, ở đâu, khi nào (bao giờ, lúc nào,...), vì sao, thế nào,...

-1 Hs lên chia sẻ.

- HS nêu yêu cầu

-HS trình bày các từ cần điền:

Câu hỏi 1: Trong hôp bút ai được dùng chỉ còn một mẩu?

Câu hỏi 2: Trong hộp bút ai chỉ còn vụn tẩy?

- HS chữa bài vào vở.

* Bài 5/27:

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV lưu ý HS cách điền đúng dấu câu, kết thúc câu dùng dấu chấm, câu hỏi kết thúc là dấu chấm hỏi.

* Bài 6/27:

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt: để trở thành đội viên em cần phải chăm ngoan, lễ phép, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm chỉ học tập và phải vâng lời người lớn, biết phụ giúp cha mẹ công việc vừa sức mình.

- Hs nêu.

- HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- 4,5HS chia sẻ các dấu câu theo thứ tự các câu:

1. chấm, chấm

2. chấm hỏi

3. chấm

4. chấm hỏi

5. chấm

6. chấm hỏi

7. chấm

- Hs nêu.

- HS chia sẻ.(2-3 bạn)

3. HĐ Vận dụng

- Khi nào em sử dụng dấu chấm hỏi?

- Dấu chấm và dấu chấm hỏi có điểm gì giống và khác nhau?

- GV nhận xét, tuyên dương HS

- Nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS nêu: khi hỏi.

- Giống: đều đặt cuối câu.

- Khác: dấu chấm dùng khi kết thúc câu; dấu chấm hỏi dùng khi hỏi.

- HS lắng nghe

 

TOÁN:               

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

    Bài 14: MỘT PHẦN MẤY  (Trang 44)

    Tiết 2: Luyện tập

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có “biểu tượng” về  của một hình và nhận biết được   thông qua các hình ảnh trực quan.

- Xác định được  của một nhóm đồ vật bằng việc chia thành các phần khác nhau.

- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu: + Giúp HS nhận biết  của một hình, nhận biết được  của một nhóm đồ vật.

- Cách tiến hành:

Bài 1: (44)

- Yêu cầu HS quan sát hình trong sách giáo khoa.


- GV nhận xét

Bài 2: (44)

- GV hướng dẫn tìm hiểu bài

- Để biết đã tô màu  vào hình nào phải nhận ra hình nào dược chia thành 8 phần bằng nhau và đã tô màu vào 1 phần.


- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

Bài 3: (44)

- Yêu cầu HS đọc bài


- Nhn xét

 

Bài 4: (45)

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK.


- GV hướng dẫn mẫu:

+ Có bao nhiêu quả táo? Được chia làm mấy phần bằng nhau? Số quả tảo ở mỗi phần là bao nhiêu?

- Yêu cầu HS quan sát hình tiếp theo và làm bài tương tự như mẫu.

- GV nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát hình

- HS làm việc theo nhóm đôiHSHS

- Đại diện nhóm chia sẻ bài làm

- Nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu bài

- HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân

- HS chia sẻ bài làm: Hình A được chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu  hình A.

- HS nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS làm việc theo nhóm 4

- Đại diện chia sẻ bài làm

+ Hình B có 3 cột cây cải bắp và mỗi cột đều có 2 cây, đã khoanh vào 1 cột. Vậy hình B đã khoanh vào  số cây cải bắp.

+ Hình C có 5 cột cây xà lách và mỗi cột đều có 3 cây, đã khoanh vào 1 cột. Vậy hình C đã khoanh vào  số cây cải bắp.

- HS nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát, theo dõi

+ HS trả lời: Có 6 quả táo, được chia làm 2 phần bằng nhau,  số quả táo là 3 quả táo.

- HS làm bài: Có 12 quả cam, được chia làm 3 phần bằng nhau, ,  số quả táo là 4 quả táo.

- Nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút

+ Bài học hôm nay em biết được điều gì gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.

- HS trả lời

- Lắng nghe

 

TIẾNG VIỆT:                            

 LUYỆN TẬP:  MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ NHÀ TRƯỜNG - CÂU HỎI (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giúp HS nhận biết các từ ngữ về nhà trường; nhận biết được câu hỏi trong văn bản cho trước; biết sử dụng dấu chấm hỏi

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài Em yêu trường em

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS vận động theo nhạc

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận biết các từ ngữ về nhà trường; nhận biết được câu hỏi trong văn bản cho trước; biết sử dụng dấu chấm hỏi

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm)

Bài 1: Tìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc. Khuyến khích HS tìm được càng nhiều từ ngữ thích hợp càng tốt

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

+ Người: thầy giáo, cô giáo, học sinh, bác bảo vệ, cô lao công, thầy giám thị, cô tổng phụ trách,...

+ Địa điểm: cổng trường, sân trường, hành lang, lớp học, căng tin, nhà xe, hội trường, thư viện, sân thể dục,...

+ Đồ vật: bàn, ghế, phấn, bảng, khăn lau, bút, thước, tẩy,...

+ Hoạt động: nghe, viết, nói, vẽ, viết, hát, tập thể dục,...

Bài 2: Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó (làm việc cá nhân)

- Gv giới thiệu về câu hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ học về câu hỏi. Đây là một kiểu câu rất quen thuộc và các em đã gặp rất nhiều trong các bài đọc. Vậy câu hỏi dùng để làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu hỏi là gì? Chúng ta cùng đi làm bài tập 2

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Mời HS đọc đáp án

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung, chốt đáp án: Câu a là câu hỏi vì kết thúc câu là dấu chấm hỏi.

Bài 3: Đọc câu chuyện Hộp bút của Na và thực hiện yêu cầu

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

a/ Hỏi đáp về các nhân vật trong chuyện

- GV giới thiệu về câu chuyện Hộp bút của Na

- HD HS cách đặt câu hỏi: Đối với mỗi câu chuyện, chúng ta có thể đặt các câu hỏi với cá từ: ai (người nào, nhân vật nào,...), cái gì, ở đâu, khi nào (bao giờ, lúc nào,...), vì sao, thế nào,...

- Gv hướng dẫn HS đọc nhẩm câu hỏi – đáp và tập hỏi – đáp theo mẫu. Trong câu chuyện này, Hs có thể đặt ra các câu hỏi: Ai? Làm gì? Ở đâu? Vì sao? Thế nào?

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 2, hỏi – đáp theo mẫu. GV quan sát, giúp đỡ những nhóm chưa biết hỏi - đáp

- GV mời 1 – 2 cặp HS thực hành hỏi – đáp trước lớp

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực hỏi – đáp và có những câu hỏi – đáp hay

b/ Ghi lại 1 -2 câu hỏi của em và bạn

- GV HD HS nhớ lại và ghi chép vào vở 1 -2 câu hỏi

- Lưu ý HS các lỗi chính tả, viết hoa chữ cái đâu câu và dùng dấu chấm hỏi cuối câu.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm tên nhóm và từ ngữ cho trước trong từng nhóm

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS suy nghĩ, làm bài

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- HS lắng nghe

- HS luân phiên dặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nhóm

- Các nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét cho nhau.

 

 

 

 

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

TIẾNG VIỆT:      

LUYỆN TẬP: LUYỆN VIẾT ĐƠN (Tiết 4)

              (Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS biết điền thông tin vào đơn xin vào Đội

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: Trò chơi ai nhanh hơn

+ Tìm nhanh các từ ngữ về nhà trường

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ HS biết điền thông tin vào đơn xin vào Đội

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Bài tập 1: Đọc đơn xin vào Đội và trả lời câu hỏi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- YC HS làm việc nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn để làm gì?

+ Đơn được gửi cho ai?

+ Người viết đơn đã hứa những gì khi vào Đội?

- Gọi Hs trình bày trước lớp

- Gv nhận xét, tuyên dương

Bài tập 2: Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội và đối chiếu với bài của bạn

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV giao mẫu đơn cho từng HS, YC HS điền thông tin của mình vào các chỗ trống

- GV chấm nhanh một số bài và đọc cho cả lớp nghe 1,2 bài tiêu biểu

- GV nhận xét, tuyên dương, động viên HS

 

 

- 1 – 2 HS đọc

- HS đọc thầm tờ đơn và tự tìm các thông tin để trả lời từng câu hỏi, sau đó trao đổi với bạn trong nhóm

- HS trình bày trước lớp. Nhận xét

- HS đọc YC BT2

- HS đọc thầm tờ đơn và thực hiện theo yêu cầu. Trao đổi với bạn bên cạnh tờ đơn đã điền của mình.

- 2 – 3 HS trình bày. HS khác nhận xét, góp ý, sửa chữa bài làm

 

- HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét.

 

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV hỏi HS: Nêu lại những nội dung đã học trong 4 tiết?

- GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại những nội dung chủ yếu trong tuần 6.

- Dặn dò HS về nhà chia sẻ với người thân những thông tin về Đội TNTP HCM mà em đã tìm hiểu được và đọc cho mọi người nghe đơn xin vào Đội của em.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS nêu

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

 

HĐTN:                         

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

                 Sinh hoạt cuối tuần: TRÒ CHƠI ĐOÁN TÊN BẠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giúp HS hiểu hơn về bạn, biết tôn trọng, yêu quý các bạn.

- Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những nét riêng của các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những nét riêng đáng quý của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những nét riêng của các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng nét riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về nét riêng của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những nét riêng đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý nét riêng của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quả gì” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ HS đoán được tên bạn qua những nét riêng của bạn.

+ Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

Hoạt động 3.Trò chơi Đoán tên bạn(Làm việc nhóm 4)

- GV nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi.Cả lớp chia theo đội 4 người tham gia chơi.

+ Luật chơi: Mỗi bạn cầm bức ảnh của bạn khác trong đội và mô tả những đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen,... của bạn trong ảnh. Đội còn lại sẽ đoán tên bạn được mô tả, Đội nào đoán đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- GV mời một số HS chia sẻ cản xúc sau khi kết thúc trò chơi.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Các nhóm HS cùng nhau tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ Cảm xúc sau khi tham gia trò chơi: vui vẻ, hào hứng.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà giới thiệu những nét riêng của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

CHỦ ĐỀ 1:  TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ

Con người có ích, có quyền và bổn phận như mọi người

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Về năng lực:

  1.1Năng lực chung:

   Biết tự học và giao tiếp, hợp tác với bạn

  1.2 Năng lực đặc thù:

    Hiểu được một đứa trẻ là một người có quyền có họ tên, quê hương, đất nước, có giấy khai sinh khi các em ra đời.

    Biết giới thiệu về mình, biết giao tiếp với bạn bè trong lớp.

 2. Về phẩm chất:

   Tôn trọng bè bạn xung quanh .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   Một bông hoa .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh ( HS )

Khởi động(5’):

Trò chơi 1 :  Chuyền hoa(7’)

     Hoa đến tay bạn nào khi bài hát kết thúc thì em đó tự giới thiệu về mình .

 - Tên Thành phố em đang sống .

  - Tên của em trong giấy khai sinh là gì ?

  + Các em tuy còn nhỏ nhưng các em là một con người có họ tên, có quê hương, đất nước, quyền có giấy khai sinh.

Trò chơi 2 : Đố biết đó là ai ?(8’)

-         Ngồi vòng tròn .

  +Mỗi người có một đặc điểm riêng, chúng ta cần phải tôn trọng đặc điểm của bạn .

Trò chơi 3 : Vẽ tranh giới thiệu về mình(8’)

  + Mỗi người có quyền có tên, tuổi, quê hương .

Trò chơi 4 : Phóng viên(5’)

 

 

Sưu tầm tranh ảnh(2’) .

 + Về nhà quan sát gia đình mình .

Hát : Em là bông hồng nhỏ

- Chào các bạn  .

- Tôi tên là : Hoàng Công Quốc Bảo

- Tôi 6 tuổi , là học sinh lớp 1 trường tiểu học số 1 Hương Vinh.

+  Một em được chọn làm quản trò .

   -  “ Tôi thấy, tôi thấy “

   -  Bạn tháy gì ?

   -  Tôi thấy một bạn, các bạn có thấy bạn đó không ? Bạn đó có tên bắt đầu bằng chữ …

   -  Bạn đó ( thấp người …… …………) .

   -  Các bạn đoán tên .

  Các em vẽ giới thiệu về mình.

 Một bạn đóng vai phóng viên báo Nhi đồng

 - Chào các bạn, bạn tên là gì ? Bao nhiêu tuổi ? Bạn học trường nào ? Gia đình bạn có baonhiêu người ?

 - Các bạn được hỏi trả lời phóng viên nhỏ

 VD :  Tôi tên là : Hoàng Công Quốc Bảo, tôi 6 tuổi, học trường tiểu học Tây Lộc, gia đình tôi có  4 người

 - Sưu tầm ảnh khi còn bé đến khi đi học .

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG