''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Giáo an lớp 3/1

Giáo an lớp 3/1

Cập nhật lúc : 14:49 28/10/2024  

KHBD TUAN 2 LƠP 3/1

TUẦN 2

Thứ Hai ngày 16 tháng 9 năm 2024

Sáng                                                     HĐTN

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

                                          ..........................................................

 

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 03: TÌM THÀNH PHẦN TRONG PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (T2)

TIẾT 2: TÌM SỐ BỊ TRỪ, SỐ TRỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách tìm được số hạng chưa biết trong một tổng số bị trừ, số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính)

-Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan

- Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến tìm phép cộng, phép trừ.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được số bị trừ,số trừ chưa biết cần tìm, biết cách tìm số bị trừ,số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính)

+ Vận dụng vào giải bài tập,bài toán thực tế có liên quan.

- Cách tiến hành:

*Tìm số bị trừ.

Bài toán thực tế

Phép tính xuất hiện số bị trừ chưa biết

Quy tắc tìm số bị trừ

 

 

 

 


?

?

-Từ bài toán thực tế (SGK), GV giúp HS đưa ra phép tính          - 5  = 3 (trong đó

là số bị trừ cần tìm).

-Từ cách giải bài toán tìm số bi Việt có: 3 + 5 = 8 (viên), GV giúp HS nắm được quy tắc “Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ ”.

GV lấy thêm ví dụ để củng cố thêm cho học sinh “quy tắc” tìm số bị trừ.

*Tìm số trừ.

?

?

-Từ bài toán thực tế (SGK), GV giúp HS đưa ra phép tính  8 -          = 3 (trong đó

là số trừ cần tìm).

-Từ cách giải bài toán tìm số bi của Nam có: 8 - 3 = 5 (viên), GV giúp HS nắm được quy tắc “Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu ”.

-GV lấy thêm ví dụ để củng cố thêm cho học sinh “quy tắc” tìm số trừ.

Hoạt động:

Bài 1. (Làm việc nhóm 2) a)Tìm số bị trừ (theo mẫu).

- GV hướng dẫn cho HS tìm được số bị trừ (theo mẫu)

b)Tìm số trừ (theo mẫu)

- GV hướng dẫn cho HS tìm được số trừ (theo mẫu)

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Số:

- GV yêu cầu học sinh tìm được số bị trừ (chỉ cần nếu, viết số bị trừ thích hợp ở ô có dấu (?) trong bảng)

 -GV hỏi HS vì sao em tìm được số bị trừ đó?

- GV cho HS làm việc cá nhân.

Số bị trừ

70

?

34

?

64

Số trừ

20

14

?

26

?

Hiệu

50

25

12

18

37

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Luyện tập

Bài 1: (Làm việc cá nhân).

-Yêu cầu HS tìm được số bị trừ rồi chọn câu trả lời đúng.

-Yêu cầu HS tìm được số trừ rồi chọn câu trả lời đúng.

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân). Bài toán:

Lúc đầu có 64 con vịt trên bờ. Lúc sau có một số con vịt xuống ao bơi lội, số vịt còn lại ở trên bờ là 24 con. Hỏi có bao nhiêu con vịt xuống ao?

-GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải. GV hướng dẫn cho HS nắm được Số con vịt xuống ao bơi = Số con vịt lúc đầu –Số con vịt còn lại trên bờ.
- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

-Nêu được quy tắc “Muốn tìm một số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”.

-  HS tìm số bị trừ.

- HS làm việc theo nhóm.

- các nhóm nêu kết quả.

b)Tìm số trừ (theo mẫu)

- HS làm vào vở.

- HS học sinh tìm được số bị trừ

- Nêu cách tìm số bị trừ.

- HS viết kết quả của phép tính vào vở.

-Nêu kết quả

 

- HS nghe GV hướng dẫn, HS theo dõi và làm bài.

a) Biết số trừ là 36, hiệu là 25, số bị trừ là 36 + 25 = 61

Chọn C.

b) Biết số bị trừ là 52, hiệu là 28, số trừ là 52 – 28 = 24

Chọn C.

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Bài giải:

Số con vịt xuống ao bơi là

64 – 24 = 40 (con vịt)

Đáp số: 40 con vịt

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết quy tắc tìm thành phần chưa biết. đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

 

         

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 03: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG (T1+2)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

     - Hiểu nội dung bài: Các bạn nhỏ vẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng. Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:  Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý các loài vật, cảnh vật thiên nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện, Bản đồ Việt Nam.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận

+ Câu 1: Tranh vẽ cảnh ở đâu ?

+ Câu 2: Em thích hình ảnh nào trong tranh minh họa bài đọc ?

   - GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới : : Bài đọc hôm nay có tên Cánh rừng trong nắng, các em hãy tập trung nghe đọc để thấy cánh rừng nói đến trong bài có giống cánh rừng các em đã từng được đặt chân tới hay được thấy trên phim ảnh, sách truyện hoặc trong tưởng tượng của các em.

- HS thảo luận

- HS đưa ra đáp án: Tranh vẽ cảnh ở trong rừng.

- HS trả lời: cây cối, con vật, ánh nắng, dòng suối, hình ảnh máy ông cháu,...).

- Lắng nghe

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”.

+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

+ Hiểu nội dung bài: Các bạn nhỏ vẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng. Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV giới thiệu dãy Trường Sơn trên bản đổ Việt Nam để các em dễ hình dung.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc nhân vật.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến nhìn ngơ ngác

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, róc rách.

- Luyện đọc câu dài: Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mất chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiên lành/ rủ nhau ra suối,/ những vợt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

Câu 1: Các bạn nhỏ được ông cho đi đâu? Ông chuẩn bị cho các bạn thứ gì để mang theo?

Câu 2: Vào rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì ?

Câu 3: Cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào ?

+ Cây cối được tả như thế nào ?

+ Con vật trong rừng được tả như thế nào ?

+ Câu 4:  Khi nắng nhạt màu trên những vòm cây là khi trời về trong tiếc nuối. Vì thế, ông đã kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe. Các em hãy cho biết ông đả kể những chuyện gì? Dựa vào đâu mà em biết ông kể những điều đó?

+ Câu 4: Theo em, các bạn nhỏ có thấy thú vị với chuyến đi thăm rừng cùng ông không? Vì sao ?

- GV chốt: Giờ đây, những cánh rừng như thế này háu như khỏng còn do con người khai thác gỏ, săn bắt muông thú trái phép. Để có những cánh rừng đẹp như trong cảu chuyện các em vừa đọc, rất cán chúng ta bào vệ rừng, trống cây gây rừng, tạo môi trường sống bình yên cho muông thú, bảo vệ những loài thú quý hiếm,...

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- Hs lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Ông cho đi thảm rừng. Ồng đưa cho mỗi cháu một tàu lá cọ để che nắng.

+ Đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe rất rỏ tiếng suổi róc rách và tiếng chim hót líu lo.

 + Trong rừng, cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe.

+ Những con sóc nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Khi tháy người, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.

+ Trên đường, ông đã kể cho các bạn nhỏ nghe vé những cánh rừng thuở xưa. Trong rừng thuở ấy có rất nhiéu muông thú, cảnh vật rẩt đẹp mắt: đó là những báy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, những đàn hươu nai xinh đẹp và hiển lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng,... Em biết được điều đó vì sau khi nghe ông kề, các bạn nhỏ như thấy hiện ra trước mắt những cảnh vật như vậy.

+ HS làm việc cá nhân. Nhiều em phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS đọc

3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện

- Mục tiêu:

+  Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ, kể lại được từng đoạn cùa câu chuyện dựa theo tranh và lời gợi ý .

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Đoán nội dung từng tranh.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- Gv cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi gợi ý.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Nghe kể chuyện

- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể vé cây xương rồng tốt bụng, ở hiền gặp lành.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. GV hướng dẫn HS nêu sự việc thể hiện trong từng tranh, đặc biệt là các sự việc ở đoạn 1 (tranh 1) vì phải nhớ nhiều tên các loài hoa.

-  GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi vé sự việc tiếp theo là gì, khuyến khích HS kể cùng GV, làm động tác, cử chỉ, nét mặt,... giúp các em nhớ nội dung câu chuyện dễ dàng hơn.

3.3. Hoạt động 5: Kể lại từng đoạn câu chuyện

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Bước 1: HS làm việc theo cặp để cùng nhau nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh.

+ Bước 2: HS làm việc cá nhân, tập kể từng đoạn của câu chuyện.

+ Bước 3: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm

- GV mời 2 HS kể nổi tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Vì sao xương rồng nở hoa rực rỡ vào mùa hè?

- GV tổng kết: Cây xương rồng dang tay cứu các loài hoa trong vườn, không hề để bụng chuyện các loài hoa chế giễu, chê bai mình. Hành động đó đã làm cho bà tiên cây cảm động, biến ước mơ cùa cây xương rồng thành hiện thực. Đó là cách giải thích về sự tích cây xương rồng - loài cây nở hoa vào mùa hạ.

- 1 HS đọc to chủ đề: Sự tích loài hoa mùa hạ.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 đoán nội dung từng tranh:

+ Tranh 1: Cảnh vườn cây có nhiếu cây đã nở hoa rực rỡ: hướng dương, hoa hóng, thạch thảo,... Ở góc vườn có 1 cây xương ròng đáy gai và không có hoa. Chắc nó rất buổn.

+ Tranh 2: Cảnh mùa hè nắng như đổ lửa, các cây hoa trong vườn héo rũ, riêng cây xương rông thân mập mạp (cảng mọng nước), vẫn xanh tốt. Cây xương rổng như đang ái ngại, lo lắng cho các loài hoa.

+ Tranh 3: Cây xương rống giơ cánh tay nắm lấy tay (lá cây) của các loài hoa đang héo rũ nâng lên. Có lẽ nó đang truyén nước cho các cây hoa khô héo. Các cây hoa như tươi dán lại.

+ Tranh 4: Cây xương rồng nở hoa đẹp rực rỡ. Nỏ đang cười vui vì sự thay đổi ki diệu.

 - Đại diện các nhóm phát biếu ý kiến trước lớp.

- Lắng nghe

- HS lắng nghe GV kể kết hợp với quan sát tranh.

- HS lắng nghe và thực hành cùng GV.

- Lắng nghe,thực hiện

- HS nối tiếp kể lại câu chuyện. Cả lớp nhận xét.

+ HS trả lời

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video về cây xương rồng

+ Kể cho người thản nghe câu chuyện

+ Trao đổi với người thân vé ý nghĩa của câu chuyện.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

 

Thứ Ba ngày 17 tháng 9 năm 2024

Sáng                                                 ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

- Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát tranh để tìm ra vẻ đẹp và sự phát triển của đất nước Việt Nam.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Tự tìm hiểu thêm một số cảnh đẹp và sự phát triển của đất nước.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi quan sát tranh, tìm hiểu vẻ đẹp và sự phát triển của đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; tự tìm hiểu thêm những tranh ảnh, video giới thiệu về vẻ đẹp và sự phát triển của đất nước.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu video về cảnh đẹp Việt Nam.

+ GV mời HS nêu nhận xét về những cảnh đẹp đó.

+ GV Mời HS giới thiệu thêm một số cảnh đẹp mà em đã từng đến.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS xem Video.

+ HS nêu nhận xét về những cảnh đẹp đã xem trong Video.

+ 3-4 HS giới thiệu thêm một số cảnh đẹp mà em đã từng đến.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:  Nhận biết được Quốc hiệu Việt Nam.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vể đẹp của đất nước Việt nam. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong các bức tranh dưới đây.

+ Hãy cho biết những vẻ đẹp khác của đất nước, con người Việt Nam.

 

 

 

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đổi mới của đất nước. (làm việc nhóm 2).

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Những biểu hiện nào cho thấy Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.

+ Kể thêm một số biểu hiện sự phát triển, mạnh mẽ của Việt Nam.

 

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương và kết luận:

Đất nước chúng ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển mạnh mẽ về nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục  và công nghệ thông tin,...

- 1 HS nêu yêu cầu.

- các nhóm tiến hành thảo luận quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Con người Việt Nam yêu nước, anh dũng, cần cù, chịu khó, đoàn kết và thông minh: Tranh 1 ; tranh 4; tranh 5 và tranh 6.

+ Đất nước Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di tích lịch sử hào hùng: Tranh 2 và tranh 3.

+ Các nhóm giới tiệu thêm một số cảnh đẹp về đất nước mà em từng đến, từng thấy.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình bày:

+ Những biểu hiện cho thấy Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ: Việt Nam đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp phát triển mạnh và bán nhiều ra các nước.

+ Các công trình xây dựng được làm theo cấu trúc hiện đại như toà nhà Quốc Hội, các cây cầu dài hàng ngàn mét, các nhà cao tầng,...

+ Các nhóm nêu thêm một số phát triển của đất nước mà em đã biết.

- Các nhóm trình bày:

- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.

+ HS lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về hiểu biết sự phát triển của đất nước Việt Nam.

+ Vận dụng vào thực tiễn để phát triển phẩm chất yêu nước.

- Cách tiến hành:

- GV sử dụng video “Việt nam - Đất nước - Con người” để HS quan sát và tìm hiểu thêm về đất nước, về sự phát triển trong giai đoạn hiện nay.

+ GV và HS cùng trao đổi về sự phát triển của đất nước qua video.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS cùng quan sát Video.

- Cùng trao đổi, chia sẻ với GV những hiểu biết của mình về sự phát triển đất nước.

- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

 

 

Chiều                                                      TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 04: ÔN TẬP BẢNG NHÂN 2; 5, BẢNG CHIA 2; 5 (Tiết 1) – Trang 14

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được các phép nhân, chia trong bảng nhân 2, bảng chia 2 và vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành, giải toán có lời văn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Biết số trừ là 46, hiệu là 18. Vậy số bị trừ là: ......

+ Câu 2: Biết số bị trừ là 150, hiệu là 28. Vậy số trừ là: ....

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Số bị trừ là:

46 + 18 = 64

+ Trả lời: Số trừ là:

150 – 28 = 122

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép nhân, chia trong bảng nhân 2, bảng chia 2 và vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành, giải toán có lời văn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV hướng dẫn cho HS cách làm 2 phép tính đầu ở bảng a và b.

- Yêu cầu học sinh thực hiện phép nhân, chia trong bảng nhân 2, chia 2 (đã học) vào vở.

- Yêu cầu HS trình bày và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Số?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu trong dãy ở câu a và câu b vào vở

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV hỏi HS vì sao lại điền được các số thích hợp ở ô có dấu “?”

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời HS nêu yêu cầu của bài

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

-GV mời HS nêu cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 5. (Làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nghe

- HS làm vào vở

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-1HS nêu: Số

- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở

- 2 nhóm đọc kết quả

- HS nghe

-1HS giải thích:

Vì ở dãy câu a là dãy số tăng dần 2 đơn vị còn dãy số b là dãy số giảm dần 2 đơn vị

-1HS nêu: Số

- HS làm vào vở.

-1HS nêu kết quả

Điền số 12; 21

-Các HS khác nhận xét

-1HS nêu: Ta thực hiện tính từ trái sáng phải (nhẩm kết quả)  rồi viết kết quả thích hợp ở ô có dấu “?”

-HS nghe

-1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Có 18 học sinh ngồi vào các bàn học, mỗi bàn 2 bạn

+ Có bao nhiêu bàn học như vậy?

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số bàn học có học sinh ngồi là:

18 : 2 = 9 (bàn)

Đáp số:9 bàn học.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-1 HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Có 10 cặp đô vật tham gia thi đấu

+ Có bao nhiêu đô vật tham gia thi đấu?

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số đô vật tham gia thi đấu là:

2 x 10 = 20 (đô vật)

Đáp số: 20 đô vật.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 2 và bảng chia 2

+ Câu 1: 2 x 6 = ?

+ Câu 2: 18 : 2 = ?

+ Câu 3: 8 đôi đũa có bao nhiêu chiếc đũa?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 2 x 6 = 12

+ Câu 2: 18 : 2 = 9

+ Câu 3: 8 đôi đũa có 16 chiếc đũa

- HS nghe

 

 

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

- Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Vui đến trường” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

 

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí lớp học.

+ Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Trang trí  lớp học (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV chia lớp thành nhóm 4( nhóm đã chia tuần trước).

- GV mời một số HS nhắc lại ý tưởng trang trí lớp học và nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn khi thực hiện. 

- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, khen ngợi tinh thần tích cực tham gia trang trí lớp học của HS. 

- GV khen ngợi những nhóm có tinh thần hợp tác tốt và hoàn thành sản phẩm trang trí lớp học đẹp, ấn tượng.

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS lắng nghe lại những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực hiện.

- Các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị. 

- Các nhóm thực hành trang trí lớp học theo ý tưởng đã xây dựng và thống nhất. 

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS biết dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh lớp học sạch đẹp sau khi trang trí.

+ Tự đánh giá việc trang trí lớp học của nhóm mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Vệ sinh lớp học. (Làm việc chung cả lớp).

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV tổ chức cho các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí. 

Hoạt động 3. Chia sẻ kết quả và cảm nghĩ của em sau khi trang trí lớp học(Làm việc nhóm 4).

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV sử dụng kĩ thuật “phòng tranh”: 

+ HS đi tham quan các khu vực lớp học đã được trang trí. 

+ Mỗi nhóm chia sẻ 3 điều nhóm mình thấy hài lòng sau khi trang trí và 3 việc nhóm mình sẽ làm để giữ gìn lớp học sạch đẹp. 

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV khen ngợi sự sáng tạo của các nhóm khi trang trí lớp học.

- GV kết luận: Lớp học được trang trí, vệ sinh sạch đẹp sẽ là môi trường thuận lợi để các em học tập và vui chơi.

- GV khen ngợi sự sáng tạo và  tinh thần tham gia của HS, đồng thời khuyến khích HS phát huy điều đó để lớp học luôn sạch đẹp.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tham quan các khu vực lớp học đã trang trí.

- Đại diện các nhóm chia sẻ suy nghĩ theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe GV kết luận.

 

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập để cuối tuần cùng chung tay sáng tạo tranh về chủ đề “Trường lớp thân yêu”

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

Thứ Tư, ngày 18 tháng 9 năm 2024

TOÁN

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 04: ÔN TẬP BẢNG NHÂN 2; 5, BẢNG CHIA 2; 5 (Tiết 2)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được các phép nhân, chia trong bảng nhân 5, bảng chia 5 và vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành, giải toán có lời văn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 2 x 5 = ?

+ Câu 2: 6 con thỏ có bao nhiêu cái tai?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 2 x 5 = 10

+ Trả lời: 6 con thỏ có 12 cái tai

- HS lắng nghe.

- HS nghe

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép nhân, chia trong bảng nhân 5, bảng chia 5 và vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành, giải toán có lời văn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu học sinh thực hiện phép nhân, chia trong bảng nhân 5, chia 5 (đã học) vào vở.

 

 

 

 

 

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS nhận xét hàng tích của câu a và hàng số bị chia ở câu b

-Nhận xét tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm đôi)

- Gọi 1 HS đọc đề bài bài 2

- YC HS thảo luận nhóm đôi để tính kết quả mỗi phép tính (ở quả bưởi) và nối những quả bưởi cho vào mỗi sọt có ghi kết quả tương ứng của mỗi phép tính đó.

+ GV HD mẫu: Quả bưởi ghi “ 20:5”  cho vào sọt ghi số “4”

+ Sau đó cho biết sọt nào sẽ có nhiều quả bưởi nhất,ít quả bưởi nhất.

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) >; < ; = ?

- GV mời HS nêu yêu cầu của bài

-YC HS tính nhẩm tính kết quả của các phép tính rồi so sánh 2 kết quả và điền dấu thích hợp vào ô có dấu “?” vào vở,

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- HS làm vào vở

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-1HS trả lời:

+ Hàng tích của câu a là dãy số cách đều 5 tăng dần

+ Hàng số bị chia của câu  là dãy số cách đều 5 giảm dần.

- HS nghe

-1HS đọc

- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào phiếu học tập

+ HS nghe

+ Đại diện nhóm trả lời:

- Câu a: Sọt ghi số “10” có 3 quả nên có nhiều quả bưởi nhất.

+ Câu b: Sọt ghi số “4” có 1 quả nên có ít quả bưởi nhất.

- HS trình bày.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

-1HS nêu: >; < ; =

- HS làm vào vở.

-1HS nêu kết quả

a/ =      b/ <      c/ >

-Các HS khác nhận xét

-HS lắng nghe

-1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Cửa hàng có 50 kg gạo nếp. Người ta chia số gạo nếp đó vào 5 túi

+ Mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số gạo nếp ở mỗi túi là:

50 : 5 = 10 (kg)

Đáp số: 10kg gạo nếp.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 5 và bảng chia 5

+ Câu 1: 5 x 6 = ?

+ Câu 2: 45 : 5 = ?

+ Câu 3: Cửa hàng có 40kg gạo. Người ta chia đều số gạo đó vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 5 x 6 = 30

+ Câu 2: 45 : 5 = 9

+ Câu 3: Mỗi túi có 8 kg gạo.

- HS nghe

 

 

TIẾNG VIỆT

Nghe – Viết: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả bài “Cánh rừng trong nắng” trong khoảng 15 phút.

- Phân biệt g/gh, tìm và viết tên các từ chỉ sự vật bắt đầu bằng g/gh.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe và vận động theo bài hát để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả  đoạn 3 bài Cánh rừng trong nắng trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV đọc toàn bài chính tả

- Gọi HS đọc lại bài

- GV hướng dẫn cách viết đoạn văn:

+ Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: thưở xưa, tinh nghịch, hươu nai.

- GV đọc tên bài, đọc từng câu/ đọc lại từng vế câu/ cụm từ cho HS viết vào vở.

- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Nhìn tranh, tìm và viết tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng g / gh.

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ bắt đầu bằng g hoặc gh

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm từ.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: ghế, báo gấm, gấu, gà gô, gà lôi, cái gậy, gạch lát đường, ghế,...).

- Các nhóm nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày

 + ngồi ghế, ghé thăm, gọi nhau,...; lúa gạo, dầu gội đầu, gáo múc nước,...)

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS cách ghi nhật kí

+ Nhớ lại những việc làm của em trong ngày hôm nay

+ Chọn 1 số hoạt động mà em muốn ghi lại

+ Sắp xếp các việc theo trật tự thời gian

+ Viết 2-3 câu kể lại việc đã làm

- Gv giợi ý có thể viết theo hình thức nhật kí, có ghi ngày tháng, thời gian cụ thể trong ngày và các hoạt động theo thời gian.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS lắng nghe để lựa chọn.

- HS hoàn thiện

 

 

TNXH

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T1)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó.

- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Nụ cười của bé chính là niềm vui của ai?

+ Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

? Hãy kể về một dịp gặp mặt họ hàng mà bạn nhớ nhất?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Nụ cười của bé chính là niềm vui của cha.

+ Trả lời: Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc rất to lớn.

- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được tên  và hoạt động diễn ra trong sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An.

+ Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện của gia đình bạn Hà  và bạn An.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Một số ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng của gia đình. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả.

+ Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ nào trong gia đình?

+ Vậy tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm đó ra sao?

 

 

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Trong cuộc sống của chúng ta diễn ra rất nhiều những sự kiệ, những kỉ niệm đáng nhớ. Đó chính là những kỉ niệm bên gia đình thân yêu của chúng ta.

- 1HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ chính là lễ mừng thọ bà, chuyển từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới trong gia đình.

+ Tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm: vui mừng khi được chúc thọ bà, luyến tiếc khi phải rời xa ngôi nhà cũ và vui vẻ, hào hứng khi đến với căn nhà mới.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ giới thiệu được một số nagyf kỉ niệm hoặc sự kiện  quan trọng của gia đình em.

+ Nêu được ý nghĩa cuuar những ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Chia sẻ về ngày Kỉ niệm hay sự kiện của gia đình em.

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời HS thảo luận cặp đôi, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.

- Mời các nhóm trình bày.

 

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV chốt: Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đẹp gắn với gia đình chúng ta.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình.

+ Mình thích nhất là được về quê nội.

+ Mình thích nhất là được đi du lịch cùng gia đình.

+ Mình thích nhất là được đi tắm biển

 của bố mẹ mình.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS cùng chia sẻ lại nhiều những kỉ niệm mà em đã được tham dự cùng với gia đình

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị tiết 2 của bài.

- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..

- Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu

 

 

TOÁN

ÔN LUYỆN: TÌM THÀNH PHẦN TRONG PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được số bị trừ, số trừ chưa biết cần tìm

- Biết cách tìm số bị trừ, số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính)

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan

2. Năng lực chung.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; Bảng phụ BT 2

2. Học sinh: Vở bài tập Toán

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: Biết cách tìm và tìm  số bị trừ, số trừ (dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính)

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. Luyện tập

Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài

- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2,3/ 10 Vở Bài tập Toán. 

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4,5/ 10, Vở Bài tập Toán. 

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

 

 

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

-Hs làm bài

 

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1. Số (Làm việc nhóm 2)

a)         - 25 = 56

b)         - 35 = 47

c)         - 18 = 82

- GV nhận xét, tuyên dương.

=>Gv chốt cách tìm số bị trừ

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Số:

a) 72 -           = 28

b) 45 -           = 10

a) 100 -         = 64

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu học sinh tìm được số trừ

- GV hỏi HS vì sao em tìm được số trừ đó?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=>Gv chốt cách tìm số trừ

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số:

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu học sinh tìm được số trừ, SBT

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=>Gv chốt cách tìm số bị trừ, số trừ

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Bài toán:

- Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề toán

- GV cho HS lên bảng chữa bài

- GV nhận xét tuyên dương.

=>Gv chốt cách tìm số bị trừ

Bài 5: (Làm việc cá nhân). Bài toán:

- GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải. -  - GV hướng dẫn cho HS nắm được Số trứng mẹ đã bán = Số trứng có - Số trứng còn lại.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét tuyên dương.

=>Gv chốt cách tìm số trừ

- HS nối tiếp nhau trả lời

a/ 81 – 25 = 56

b/ 82 – 35 = 47

c/ 100 – 18 = 82

- HS nhận xét

- Hs lắng nghe

- HS nối tiếp nhau đọc kết quả

- HS nhận xét

- Nêu cách tìm số  trừ.

- HS nêu kết quả

- HS nhận xét

- Nêu cách tìm số trừ, số bị trừ.

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich BT, nêu cách trình bày bài giải.

- 1 HS lên bảng chữa bài, dưới lớp đọc bài làm

Bài giải:

Số viên bi lúc đầu có là:

15 + 20 = 35 (viên)

Đáp số: 35 viên bi

- HS nhận xét

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich BT, nêu cách trình bày bài giải.

- 1 HS lên bảng chữa bài, dưới lớp đọc bài làm

Bài giải:

Số trứng mẹ đã bán là:

70 – 15 = 55 (quả)

Đáp số: 55 quả trứng

- HS nhận xét

3. Vận dụng.

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết quy tắc tìm thành phần chưa biết. đọc số, viết số...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

Thứ Năm ngày 19 tháng 9 năm 2024

Sáng                                                   TOÁN

                                  CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 05: BẢNG NHÂN 3, BẢNG CHIA 3 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng nhân 3.

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 3.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 5 x 3 = ?

+ Câu 2: 35 : 5 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 5 x 3 = 15

+ Trả lời: 35 : 5 = 7

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Khám quá

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng nhân 3

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

a/- Cho HS quan sát xe xích lô và hỏi 1 xe xích lô có mấy bánh xe?

- Đưa bài toán: “Mỗi xe xích lô có 3 bánh xe. Hỏi 4 xe xích lô có bao nhiêu bánh xe?

-GV hỏi:

+ Muốn tìm 4 xe xích lô có bao nhiêu bánh xe ta làm phép tính gì?

+ 3 x 4 = ?

-GV chốt: Quan bài toán, các em đã biết cách tính được một phép nhân trong bảng nhân 3 là 3 x 4 = 12

b/ - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân:

+ 3 x 1 = ?

+ 3 x 2 = ?

+ Nhận xét kết quả của phép nhân 3 x 1 và 3 x 2

+ Thêm 3 vào kết quả của 3 x 2 ta được kết quả của 3 x 3 à YC HS hoàn thành bảng nhân 3

- GV Nhận xét, tuyên dương

- HS trả lời: ... 3 bánh xe

-HS nghe

-HS trả lời

+ .. 3 x 4

+  3 x 4 = 12

Vì 3+3+3+3 = 12 nên 3 x 4 = 12

-HS nghe

-HS trả lời

+ 3 x 1 = 3

+ 3 x 2 = 6

+ Thêm 3 vào kết quả của 3 x 1 ta được kết quả của 3 x 2

- HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng

- HS nghe

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 3.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 3 và viết số thích hợp ở dấu “?” trong bảng vào vở.

 

 

 

 

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Số?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu ở câu a và câu b

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi HS giải thích cách tìm các số còn thiếu

-GV nhận xét

Bài 3

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Số

- HS làm vào vở

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-1HS nêu: Nêu các số còn thiếu

- HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu

- 2 nhóm nêu kết quả

a/ 12; 15; 21; 27

b/ 21; 18; 12; 6

- HS nghe

-1HS giải thích:

Vì ở dãy câu a là dãy số tăng dần 3 đơn vị còn dãy số b là dãy số giảm dần 3 đơn vị

-HS nghe

-1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Mỗi bàn đấu cờ vua có 3 người, gồm trọng tài và 2 người thi đấu

+ 6 bàn đấu cờ vua như thế có bao nhiêu người?

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số người ở 6 bàn đấu cờ vua là:

3 x 6 = 18 (người)

Đáp số:18 người.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 3

+ Câu 1: 3 x 6 = ?

+ Câu 2: 3 x 9 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 3 x 6 = 18

+ Câu 2: 3 x 9 = 27

- HS nghe

 

 

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 04:  LẦN ĐẦU RA BIỂN (Tiết 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, cả câu chuyện Lần đầu ra biển

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn bộc lộ cảm xúc, đọc lời của nhân vật trong câu chuyện với ngữ điệu phù hợp.

- Hiểu nội dung câu chuyện; nhận biết được cảm xúc của nhân vật trước những sự vật mới lạ, người bạn mới gặp. Hiểu được điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi chuyến đi chơi, tham quan giúp ta có thêm hiểu biết vể thiên nhiên và con người.

- Phát triển kĩ năng đọc thông tin qua hình ảnh

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- Gv cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Nếu lớp em lên kế hoạch đi dã ngoại, em thích đi chơi biển hay núi ? Vì sao ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc nói về một bạn nhỏ lần đầu được thấy biển, bạn ấy đã ngạc nhiên, thích thú khám phá được những điều mới lạ, gặp được người bạn mới.

- HS quan sát tranh

+ HS trả lời cá nhân và nêu lý do.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Lần đầu ra biển”

+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.

+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, câu thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của Thắng khi lấn đáu thấy biển).

- GV dùng tranh ảnh đã chuẩn bị, giới thiệu thành phố Quy Nhơn, cảnh đẹp của biền Quy Nhơn: Mũi Én, Ghénh Ráng,...

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai : thuở bé, rón rén. Ghểnh Ráng,...).

+ Đọc diễn cảm câu nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú cùa nhản vật: A! Biển! Biển đây rối. Thích quá!”; “Ôi! Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu”.

- 4 HS đọc nối tiếp cả bài: 1 HS đọc đoạn từ đầu đến chẳng nhìn thây bờ bên kia đâu; 3 HS đọc theo vai đoạn đối thoại giữa Thắng và Hải (từ Thắng đi xuống gân mép nước đến Hố Tây rộng lắm nhưng không rộng bằng biển thế này.): 1 HS đọc lời dẫn chuyện, 1 HS đọc lởi cùa Thắng, 1 HS đọc lời của Hải.

- HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm) đọc nối tiếp như hướng dẫn ở trên.

- HS khá, giỏi đọc cả bài.

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm những câu thể hiện cảm xúc của Thắng khi lần đầu tiên thấy biển ?

+ Câu 2: Biển hiện ra như thế nào trước mắt  Thắng?

+ Câu 3: Thắng đã chú ý đến con vật gì trên bãi biển ?

+ Câu 4: Đóng vai Thắng, giới thiệu về Hải ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Câu 5: Theo em, cuộc gặp gỡ giữa Thắng và Hải hứa hẹn những điều gì thú vị tiếp theo ?

- GV cũng có thể nêu cảu hỏi để khuyến khích HS nói theo suy nghĩ của mình (Thắng và Hải có thế sẽ trở thành đôi bạn thân. Vậy, tiếp theo hai bạn có thể làm những điểu thú vị gì? )

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS đọc từ khó.

- HS luyện đọc

- 4 HS đọc nối tiếp.

- Đọc nối tiếp theo lời của nhân vật.

- HS đọc toàn bài

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!

+ Thắng reo toáng lên, vượt qua bó và anh Thái chạy ào ra bãi cát.

+ Cậu đứng ngây ra nhìn biển.

+ Biển hiện ra trước mắt Thắng rất rộng, rất xanh, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu.

+ Thắng chú ý đến một con vật bé tẹo, rất lạ, chưa nhìn thấy bao giờ; chỉ cần đi đến gẩn là nó chạy biến vào hang.

+ Đây là người bạn tớ mới làm quen khi đi chơi ở Quy Nhơn vào dịp nghi hè. Bạn ẵy tên là Hải. Hải là người thân thiện, vui vẻ. Cậu ấy đã chì cho tớ tháy cảnh đẹp của vùng biển Quy Nhơn. Chúng tớ hẹn ngày mai sẽ lại gặp nhau.

+ Dựa vào đoạn cuối bài đọc, có thế thấy những điéu thú vị tiếp theo như Hải có thể dần Thầng đi tham quan cảnh đẹp ở Quy Nhơn, đi đá bóng, đi tẳm biển,... Cũng có thể, Thắng và Hài sẽ trao đổi địa chi để viết thư thăm hỏi nhau; có thê’ Hải sẽ mời Thắng vể nhà chơi,...

+ HS trả lời ý kiến riêng.

- 2-3 đọc bài

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc trước lớp.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+ Biết tìm đọc bài về những hoạt động yêu thích của trẻ em và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu; chia sẻ vé những điéu biết được qua bài đọc.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: ĐỌC MỞ RỘNG

- GV cho HS quan sát phiếu đọc sách và hướng dẫn HS làm và ghi những thông tin vé bài đã đọc vào phiếu đọc sách:

+ Ngày đọc :

+ Tên bài :

+ Tác giả :

- Ngoài ra còn có những thông tin về nội dung văn bản :

+ Hoạt động được nói đến trong bài đọc

+ Chi tiết em thích nhất trong bài.

- GV hướng dẫn HS chọn số ngôi sao để đánh giá mức độ yêu thích với VB đà đọc.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ với bạn về những điều em biết được qua bài đã đọc.

- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- HS quan sát phiếu và thực hiện yêu cầu :

+ HS ghi lại các hoạt động vào phiếu.

- Thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm chia sẻ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh đẹp ở Biển

+ GV nêu câu hỏi em nêu cảm nhận của mình về cảnh đẹp này

- Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

Chiều                                   TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

     CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.

- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.

- Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Cả nhà thương nhau” để khởi động bài học.

? Hãy kể về sự thay thổi theo thười gian của mọi người trong gia đình mà e cảm nhận được?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+  Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

     + Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình sự thay đổi của gia đình theo thời gian.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự thay đổi của gia đình. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả.

+ Nói về các sự kiện của gia đình bạn An trong các hình?

+ Hãy nêu sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Gia đình sẽ có sự thay đổi theo thời gian, cũng như chúng ta lớn lên theo năm tháng, vì vậy chúng ta cần trân trọng những kỉ niệm và những tình cảm của gia đình..

- 1HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Các bức ảnh chính là những kỉ niệm mà gia đình bạn An đã trải qua.

+ Hình 1 là lễ cưới của bố mẹ An

+Hình 2 là hình ảnh An chào đời.

+ Hình 3 là e gái An chào đời.

+ Hình 4 là An bắt đầu vào học lớp 1.

+ Hình 5 là cả gia đình An đi du lịch.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kể được một số sự kiện  của gia đình theo thười gian.

+ Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.

+ Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Vẽ đường thời gian (Làm việc theo nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.

- Mời các nhóm trình bày.

 

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV chốt: Mỗi gia đình đều có những mốc thời gian thay đổi, có những sự thay đổi theo thời gian.

Hoạt động 3. Thực hành làm món quà tặng người thân. (Làm việc theo nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

?Em hãy suy nghĩ mình sẽ làm món quà gì, tặng cho ai và nhân dịp gì?

- GV yêu cầu HS cùng thảo luận nhóm 4  và hoàn thành sản phẩm.

- GV yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm của mình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình.

Cả nhà em cùng đi du lịch

Em vào lớp 1

2022

2020

2014

Em trai em được sinh ra

2018

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

+ HS trả lời theo ý kiến của mình

- HS thảo luận và hoàn thành sản phẩm.

- HS chia sẻ và trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.

- HS nhận xét

Mỗi gia đình có những ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng khác nhau. Trong những dịp đó, mọi người dành thời gian thăm hỏi, chia sẻ và cùng nhau tham gia các hoạt động. Từng kỉ niệm hay sự kiện của gia đình đều mang lại ấn tượng khó quên cho mỗi người.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS mang những món quà mà mình làm hoàn thành trên lớp về tặng những người thân của mình.

- GV nhắc nhở HS chưa hoàn thành về nhà hoàn thành sản phẩm của mình.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..

- Về nhà hàn thành snar phẩm mà mình chưa hoàn thành

 

 

TIẾNG VIỆT

ÔN LUYỆN: LẦN ĐẦU RA BIỂN (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.

- Giúp HS hiểu nội dung bài, nhận biết được cảm xúc của nhân vật trước những sự vật mới lạ, người bạn mới gặp. Hiểu được điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi chuyến đi chơi, tham quan giúp ta có thêm hiểu biết vể thiên nhiên và con người.

- Viết thông tin vào phiếu đọc sách,   Xếp được các từ chi đặc điểm đã cho vào các nhóm: từ ngữ chi màu sắc, từ ngữ chi hình dáng, kích thước, từ ngữ chỉ hương vị.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý những người thân trong gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, yêu thương những thành viên trong gia đình

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt; các hình ảnh trong SGK

2. Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt, bút, thước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  Luyện đọc.

- Gọi 1 HS đọc cả bài .

- GV gọi HS nêu từ khó đọc, câu dài, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- GV: yêu cầu HS ngồi theo nhóm 4 luyện đọc.

- Gọi 1 HS lên cho các nhóm chia sẻ phần luyện đọc.

- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét các bạn đọc đúng yêu cầu chưa và giúp bạn đọc đúng theo yêu cầu.

- GV theo dõi các nhóm đọc bài.

- Gọi các nhóm đọc. HS nhận xét.

- GV nhận xét: (VD: Nhóm bạn … đọc đúng, đám bảo tốc độ hoặc nhóm bạn…. đọc bài lưu loát và đã biết đọc hay bài đọc.

- HS đọc bài.

- HS nêu: Từ khó đọc: thuở bé, rón rén. Ghểnh Ráng,...).

+ Đọc diễn cảm câu nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú cùa nhản vật: A! Biển! Biển đây rối. Thích quá!”; “Ôi! Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu”.

- Học sinh làm việc trong nhóm 4

- HS đọc bài

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 1,2,3/10, 11 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 12 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- GV Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

Bài 1/10: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ... về những hoạt động yêu thích của trẻ em và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS nêu câu chuyện, bài văn, bài thơ đã chuẩn bị.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Bài 2/10

- Gọi HS trình bày bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ sung. Chốt nội dung

- 1 Hs lên chia sẻ.

- Hs nêu.

- HS nêu bài mình chọn.

- HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- 4,5 HS chia sẻ. Lớp điền phiếu đọc sách.

- Hs trình bày trên bảng phụ:

+ từ chỉ màu sắc: vàng, trắng, nâu nhat

+ từ chỉ hình dáng, kích thước: nhỏ xíu, cao nghều, dài, nhỏ

+ từ chỉ hương vị: thơm ngát

- HS nhận xét.

- HS chữa bài vào vở.

  =>  GV chốt: Qua các ý kiến trao đổi cô thấy các em đã nắm được cách sắp xếp các từ cho sẵn vào nhóm thích hợp

* Bài 3/11

- Gọi HS trình bày bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ sung. Chốt nội dung

=>GV chốt: Qua các ý kiến trao đổi cô thấy các em đã nắm được cách đặt câu với các từ vừa tìm được

- Hs trình bày trên bảng phụ:

+ Chiếc ao mới của em màu vàng rất đẹp.

+ Những bông hoa bàng nhỏ xíu.

+ Hoa trong vườn tỏa hương thơm ngát

- HS nhận xét.

- HS chữa bài vào vở.

3. Vận dụng

- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.

+ Em biết được thông điệp gì qua bài học?

=>GV hệ thống bài: Mỗi chuyến đi chơi, tham quan giúp ta có thêm hiểu biết vể thiên nhiên và con người.

- Nhận xét giờ học.

- Hs đọc bài.

- HS TL

- HS nghe         

 

TIẾNG VIỆT

ÔN LUYỆN: LẦN ĐẦU RA BIỂN (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Viết được đoạn văn kể lại một hoạt động chung của gia đình.

+ Tìm thêm được từ ngữ chi đặc điểm cho mỗi nhóm và làm đúng bài tập điền từ ngữ chi đặc điểm.

+ Viết được 1-2 câu về cái cặp sách của em trong đó có sử dụng từ ngữ chỉ đặc điểm

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình mình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Tiếng Việt.

2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  Luyện viết

- GV đọc yêu cầu HS Viết được đoạn văn kể lại một hoạt động chung của gia đình.

+ Gọi 2 HS đọc lại.                                  

+ HD HS nhận xét:

H: Đoạn văn bạn viết có mấy câu? Cách bạn miêu tả như thế nào?

H: Em thích hình ảnh miêu tả nào của bạn? Vì sao?

+ HD HS sửa từ dùng chưa chính xác.

- Cho HS đọc thầm và viết ra lại đoạn văn đã sửa từ, cách diễn đạt.

+ Chấm, chữa bài.

- GV thu chấm 5 - 7  bài nhận xét, rút kinh nghiệm.

- HS nghe, quan sát, viết bài ra vở luyện viết.

- HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS nêu và giải thích.

- Lắng nghe, sửa lại.

- Học sinh làm việc cá nhân

- HS theo dõi.

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS làm bài tập 4,5,6/11 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 12 phút.

- GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- GV Gọi 1 HV lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 4/11

- GV cho HS chơi truyền điện. GV gọi HS lên điền thứ tự các từ chỉ đặc điểm 

- Sau khi HS chơi xong, GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT

- GV nhận xét, kết luận 

- 1 Hs lên chia sẻ.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS tham gia trò chơi

* Bài 5/11: Chọn từ điền vào chỗ trống

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm cá nhân ra vở.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Bài 6/11: Viết 1-2 câu về cái cặp sách của em trong đó có sử dụng từ ngữ chỉ đặc điểm

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV cho HS làm trong VBT 

- GV hỏi HS:

+ Khi viết câu em cần chú ý điều gì?

- GV cho HS viết câu văn ra vở và thu chấm trước lớp (Nếu có thời gian)

- Hs nêu.

- HS tự làm câu vào vở.

- HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- 4,5 HS chia sẻ: Chú ý tìm từ, điền theo thứ tự: vàng óng, xinh xắn, bé

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào VBT

- HS chia sẻ

- HS nhận xét, chữa bài

3. HĐ Vận dụng

- Em hãy kể về những hoạt động chung của gia đình

- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS.

- Nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, theo dõi

 

Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2024

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 05: BẢNG NHÂN 3, BẢNG CHIA 3 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng chia 3

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 3 và bảng chia 3.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 3 x 5 = ?

+ Câu 2: 3 x  9 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 3 x 5 = 15

+ Trả lời: 3 x 9 = 27

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Khám quá

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng chia 3

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát hình và yêu cầu HS nêu phép tính tính số chấm tròn trong hình?

- Đưa bài toán: “Có tất cả 12 chấm tròn chia vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Vậy ta chia vào bao nhiêu tấm bìa như thế?

-GV hỏi:

+ Muốn tìm số tấm bìa ta làm phép tính gì?

+ 12 : 3 = ?

- Từ phép nhân 3 x 4 = 12, suy ra phép chia 12 : 3 = 4

- GV hỏi:

Từ bảng nhân 3, tìm kết quả phép chia 3 : 3 = ?

+ Từ bảng nhân 3, tìm kết quả phép chia 6 : 3 = ?

- Từ phép chia 12 : 3 = 4, dựa vào bảng nhân 3 đã học yêu cầu HS tìm kết quả các phép chia còn lại trong bảng chia 3

-GV NX, tuyên dương

- HS quan sát hình

-1HS nêu phép tính:

3 x 4 =12

-HS nghe

-HS trả lời

+ .. 12: 3

+  12 : 3 = 4

-HS nghe

-HS trả lời

+ 3 : 3 = 1

+ 6 : 3 = 2

-HS nghe và viết các kết quả còn thiếu trong bảng

-HS nghe

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng chia 3.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh vận dụng bảng chia 3 và viết số thích hợp ở dấu “?” trong bảng vào vở.

 

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Chọn kết quả cho mỗi phép tính.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS nối mỗi phép tính ở con ong với kết quả tương ứng ở cạnh hoa vào phiếu học tập

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Số

- HS làm vào vở

Các số lần lượt điền vào bảng là: 4; 5; 6; 7; 8; 10

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-1HS nêu: Nêu các số còn thiếu

- HS nối mỗi phép tính ở con ong với kết quả tương ứng ở cạnh hoa vào phiếu học tập

- HS khác NX

- HS nghe

4. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 3 và bảng chia 3.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc nhóm đôi) Chọn kết quả cho mỗi phép tính.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tính nhẩm kết quả mỗi phép tính ở các chén hoặc ở các đĩa, rồi so sánh kết quả các phép tính sau đó nối 2 phép tính có cùng kết quả.

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV hỏi:

+ Trong các phép tính ở các chén, phép tính nào có kết quả lớn nhất?

+ Trong các phép tính ở các đĩa, phép tính nào có kết quả bé nhất?

-GV NX

Bài 2:

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

-1HS nêu: Hai phép tính nào dưới đây có cùng kết quả?

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện vào phiếu học tập

- 1 nhóm nêu kết quả

- HS nghe

-HS trả lời

+ 5 x 3

+ 20 : 5

- 1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Chia đều 30 que tính thành 3 bó

+ Mỗi bó có bao nhiêu que tính.

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số que tính ở mỗi bó là:

30 : 3 = 10 (que tính)

Đáp số:10 que tính.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 3, bảng chia 3

+ Câu 1: Mỗi hộp có 3 bút chì. Hỏi 8 hộp như vậy có bao nhiêu bút chì?

+ Câu 2: 24 : 3 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 8 hộp như vậy có 24 bút chì.

+ Câu 2: 24 : 3 = 8

- HS nghe

 

 

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 -  Xếp được các từ chi đặc điểm đã cho vào các nhóm: từ ngữ chi màu sắc, từ ngữ chi hình dáng, kích thước, từ ngữ chỉ hương vị.

 - Tìm thêm được từ ngữ chi đặc điểm cho mỗi nhóm và tạo lập câu với từ ngữ chì đặc điểm; làm đúng bài tập điền từ ngữ chi đặc điểm.

- Biết sử dụng các từ chỉ đặc điểm để tạo câu

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, phiếu học tập.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài Lớp chúng mình

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS vận động theo nhạc

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Giúp HS mở rộng vốn từ về từ chỉ đặc điểm: màu sắc, hình dáng kích thước, hương vị.

+ HS mở rộng vốn từ, nâng cao kiến thức về các tiểu loại từ chỉ đặc điểm

+ Biết sử dụng các từ chỉ đặc điểm để tạo câu

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm)

Bài 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV hướng dẫn HS cách làm bài:

+ Bài tập yêu cầu xếp từ vào mấy nhóm?

+ Đó là những nhóm nào?

+ GV giải thích từ ngữ chỉ hương vị: là từ ngữ chỉ mùi, vị của sự vật (nhận biết được bầng khứu giác - mũi ngửi; vị giác - lưỡi nếm).

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào PHT.

- Một số em đại diện nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất đáp án, tuyên dương HS.

Bài 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm theo ba nhóm nêu trên và đặt câu với 2 – 3 từ ngữ tìm được (làm việc cá nhân)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Yêu cầu HS quan sát các đó vật có trong lớp học, sự vật ở xung quanh, như cây cối, hoa, quả, con vật, bầu trời,...), ghi lại các từ ngữ chi màu sắc; hình dạng, kích thước; hương vị cùa các sự vật đó.

+ Đặt câu với từ ngữ em vừa tìm được

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 3: Dựa vào tranh, chọn từ thích hợp thay cho ô vuông

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, chọn các từ ngữ cho sẵn thay cho ô vuông

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS trả lời các câu hỏi

- Lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Từ chỉ màu sắc: vàng, trắng, nâu nhạt.

+ Từ chỉ hình dáng, kích thước: nhỏ xíu, cao nghều, dài, nhỏ.

+ Từ chỉ hương vị: thơm ngát.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS suy nghĩ, làm bài

+ HS quan sát sự vật xung quanh rồi điền các từ tìm được vào PHT.

Màu sắc

Hình dáng, kích thước

Hương vị

Xanh, trắng, đỏ chót, tím ngắt,...

bé nhỏ, rộng mênh mông, hẹp, dày, mỏng, khổng ló, tí hon,...;

Thơm, đắng, chua, cay, mặn, ngọt,...

- HS làm vở, nối tiếp đọc bài:

+ Bầu trời rực đỏ.

+ Cánh đồng lúa chín vàng.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày :  Từ ngữ lần lượt điền là: xinh xắn, vàng óng, bé.

- Các nhóm nhận xét ché nhau.

- Theo dõi bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

 

 

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI HOẠT ĐỘNG ĐÃ LÀM CÙNG NGƯỜI THÂN (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết quan sát tranh và kể lại các hoạt động trong từng tranh;

Viết được đoạn văn kể lại một hoạt động chung của gia đình.

- HS có thêm những hiểu biết thú vị vé những vùng đất mới và biết cách làm quen với những người bạn mới.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài tước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Vòng quay kì diệu” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tìm từ chỉ màu sắc trong câu sau: “Con nai có bộ lông màu nâu”

+ Câu 2: Tìm từ chỉ hình dáng trong câu sau: “Nai có vóc dáng cao lớn, thân thon thả dễ thương”

+ Câu 3: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu sau: “Thoáng cái nai đã nhảy phóc rất xa.”

+ Câu 4: Tìm từ chỉ hương vị trong câu sau: “Buổi sáng bình minh, hoa sứ toả hương thơm ngát”.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

+ 4 HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: Từ chỉ màu sắc: màu nâu

+ Câu 2: Từ chỉ hình dáng: vóc dáng cao lớn

+ Câu 3: Từ chỉ hoạt động: nhảy phóc.”

+ Câu 4: Từ chỉ hương vị: thơm ngát

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết quan sát tranh và kể lại các hoạt động trong từng tranh;

+ Viết được đoạn văn kể lại một hoạt động chung của gia đình.

+ HS có thêm những hiểu biết thú vị vé những vùng đất mới và biết cách làm quen với những người bạn mới.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh, kể lại các hoạt động trong từng tranh.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi:

+ Quan sát tổng thể 4 tranh và cho biết: Các tranh thể hiện hoạt động gì?  

+ Quan sát từng tranh và kể về hoạt động trong từng tranh.

 

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Hoạt động 2:  Kể lại một hoạt động chung của gia đình em

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV hướng dẫn thực hiện bài tập 2 theo nhóm:

+ Đọc hướng dẫn theo sơ đổ sau đó hỏi - đáp đề hiểu rõ gợi ý ở a, b, c

 

+ HS chọn một hoạt động đã làm cùng người thân trong gia đình; trao đối nhóm, hỏi đáp theo từng ý nhỏ trong mỗi gợi ý ở SHS.

+ Từng thành viên của nhóm kể lại một hoạt động đã làm cùng người thân theo từng mục ở sơ đố hướng dẫn.

- 2 - 3 HS kể về một hoạt động chung đã làm cùng người thân.

- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá. GV ghi nhận, khen ngợi những HS có lời kể rõ ràng, sinh động.

Hoạt động  3: Viết 2 – 3 câu kể lại việc em đã làm ở mục 2 bài tập 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- GV hướng dẫn HS chọn viết đoạn văn (3-4 câu) vé những điều đã kể theo gợi ý ở bài tập 2.

- Yêu cầu HS viết bài vào vở

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết

- GV nhận xét, đánh giá. GV ghi nhận, khen ngợi những HS có bài văn rõ ràng, sinh động.

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

+ Việc đầu tiên là đi tàu hoả đến địa điểm du lịch; Việc tiếp theo là vui chơi, tắm biển, đi dạo,...

+ Nhóm trưởng điều hành các bạn nói về các hoạt động của từng nhân vật trong mỗi bức tranh.

- Đại diện các nhóm trình bày

 

-  HS đọc yêu cầu bài 2.

- HS thực hiện yêu cầu

- HS đọc hướng dẫn

 

- Thảo luận nhóm đôi

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận

 

 

- HS kể

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài 3.

- Lắng nghe hướng dẫn

- HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài và soát lỗi.

- Đọc bài văn

- HS lắng nghe, điều chỉnh.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Đọc lại đoạn văn đã viết ở lớp, phát hiện các lỗi và sửa lỗi vể dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...; lỗi chính tả.

- Sau khi phát hiện và sừa lỗi, viết lại đoạn văn.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

 

 

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt cuối tuần: SÁNG TẠO TRANH VỀ CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG LỚP THÂN YÊU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với rường lớp.

- Học sinh có ý thức vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tham gia sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về bức tranh sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu mà bạn đưa ra.

 - Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu để giới thiệu với các bạn.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Thực hiện sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. (Làm việc theo nhóm 6).

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị: các loại hạt, giấy, bút màu, vật liệu tái chế, kéo, hồ dán,...

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6: Thảo luận sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng hoàn thành.

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý trường lớp của mình?

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

=> GV kết luận: Trường, lớp là nơi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô và bạn bè. Hãy trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau.  .

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên.

- Các nhóm thảo luận ý tưởng và thực hiện sáng tạo tranh.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.

+ Yêu quý, kính trọng thầy cô giáo

+ Hòa thuận, vui vẻ cùng bạn bè

+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí trường lớp

+ Không phá hoại của công.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục giới thiệu về bức tranh sáng tạo về chủ điểm Trường lớp thân yêu với các thành viên trong gia đình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

 

Giáo dục an toàn giao thông

BÀI 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo hiệu giao thông đường bộ và ý nghĩa một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp.

- Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia giao thông.

- Giáo dục ý thức chấp hành các biển báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ti vi, máy chiếu.

III. CÁC HẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.

b. Nội dung.

* Khởi động

- Kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết ?

- GV nhận xét

*Khám phá

- Nhận biết một số loại biển báo mà em thường gặp.

+ Kể tên và tác dụng những biển báo báo hiệu giao thông đường bộ?

+ Nêu đặc điểm chung của nhóm biển báo ?

- Gv nhận xét

- Tìm hiểu ý nghĩa của một số biển báo thường gặp

- HS thảo luận nhóm 4 và trình bày

- GV kết luận

* Thực hành

- GV đưa ra các tranh biển báo .Yêu cầu HS sắp xếp theo đúng nhóm

- Yêu cầu các nhóm xử lí tình huống .

- GV nhận xét và khen nhóm nào xử lí tình huống hay nhất .

3.Vận dụng:

- Gv yêu cầu HS vẽ một biển báo giao thông đường bộ mà em thường gặp. Chia sẻ với bạn ý nghĩa của biển đó .

- GV nhận xét tiết học

- Xem trước bài học sau .

- HS kể nối tiếp

+ Nhóm biển báo cấm; cấm xe đạp , cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm quay đầu.

+ Nhóm biển báo nguy hiểm: Bến phà, đường trơn, đá lở, người đi bộ cắt ngang.

+ nhóm biển báo hiệu lệnh : Các xe chỉ được đi thẳng rẽ trái, các xe chỉ được rẽ phải, rẽ trái, các xe chỉ được rẽ phải, các xe chỉ được rẽ trái.

+ Nhóm biển báo chỉ dẫn: nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật, vị trí người đi bộ sang ngang, nơi đỗ xe, bến xe buýt.

+ Nhóm biển phụ: biểu thị thời gian, nhóm rẽ .

+ HS nêu

- HS thảo luận

+ Nơi đỗ xe: Chỉ dẫn nơi được phép đỗ xe.

+ Đá lở: báo trước đoạn đường có hiện tượng đá lở

+ Đường trơn: báo trước đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt khi thời tiết xấu.

+ Cấm rẽ trái: cấm các loại xe cơ giới và thô sơ sang phía trái trừ các xe ưu tiên theo quy định .

- HS lắng nghe

- HS thực hiện sắp xếp.

- Các nhóm đóng vai và xử lí tình huống

- HS vẽ

- HS lắng nghe

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG