''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Giáo an lớp 3/1

Giáo an lớp 3/1

Cập nhật lúc : 15:10 28/10/2024  

KHBD TUAN 3 LƠP 3/1

       TUẦN 3

Thứ Hai ngày 23 tháng 9 năm 2024

        Buổi sáng                                            HĐTN:

                                                      SINH HOẠT DƯỚI CỜ

                 

 

TOÁN:

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

              Bài 6: BẢNG NHÂN 4, BẢNG CHIA 4 (Tiết 1) – Trang 19

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng nhân 4

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 3 x 5 = ?

+ Câu 2: 30 : 3 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 3 x 5 = 15

+ Trả lời: 30 : 3 = 10

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Khám quá

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng nhân 4

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

a/- Cho HS quan sát chong chóng và hỏi mỗi chong chóng có mấy cánh?

- Đưa bài toán: “Mỗi chong chóng có 4 cánh. Hỏi 5 chong chóng có bao nhiêu cánh?

-GV hỏi:

+ Muốn tìm 5 chong chóng có bao nhiêu cánh ta làm phép tính gì?

+ 4 x 5 = ?

- GV chốt: Quan bài toán, các em đã biết cách tính được một phép nhân trong bảng nhân 4 là 4 x 5 = 20

b/ - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân:

+ 4 x 1 = ?

+ 4 x 2 = ?

+ Nhận xét kết quả của phép nhân 4 x 1 và 4 x 2

+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 2 ta được kết quả của 4 x 3

- GV Nhận xét, tuyên dương

- HS trả lời: Mỗi chong chóng có 4 cánh.

- HS nghe

- HS trả lời

+ .. 4 x 5

+  4 x 5 = 20

Vì 4+4+4+4+4=20 nên 4 x 5 = 20

- HS nghe

- HS trả lời

+ 4 x 1 = 4

+ 4 x 2 = 8

+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 1 ta được kết quả của 4 x 2

- HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng

-HS nghe

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 và viết số thích hợp ở dấu “?” trong bảng vào vở.

Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Số?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu ở câu a và câu b

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi HS giải thích cách tìm các số còn thiếu

- GV nhận xét

Bài 3

- GV mời HS đọc bài toán

- GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Số

- HS làm vào vở

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-1HS nêu: Nêu các số còn thiếu

- HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu

- 2 nhóm nêu kết quả

a/ 16; 20; 28; 36

b/ 28; 24; 16; 8

- HS nghe

-1HS giải thích:

Vì ở dãy câu a là dãy số tăng dần 4 đơn vị còn dãy số b là dãy số giảm dần 4 đơn vị

- HS nghe

-1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Mỗi ô tô con có 4 bánh xe

+ 8 ô tô như vậy có bao nhiêu bánh xe?

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số bánh xe của 8 ô tô là:

4 x 8 = 32 (bánh xe)

Đáp số:32 bánh xe

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 4

+ Câu 1: 4 x 5 = ?

+ Câu 2: 4 x 8 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 4 x 5 = 20

+ Câu 2: 4 x 8 = 32

- HS nghe

 

TIẾNG VIỆT:

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 1: NHẬT KÍ TẬP BƠI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.

- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công.

- Nói được các nội dung hoạt động và cảm xúc về một buổi luyện tập

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận

+ Câu 1: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Lợi ích của việc dó?

+ Câu 2: Khi đi bơi các em cần lưu ý điều gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

+ Cho HS nêu sự khác biệt về cách trình bày tranh minh họa của bài đọc này với các bài trước?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thảo luận

- HS đưa ra đáp án: Các bạn trong tranh đang đi bơi.

+ Khi biết bơi giúp chúng ta an toàn khi ở dưới nước, giúp cơ thể khỏa mạnh, cao lớn, cân đối

+ Phải có người lớn đi cùng, phải khởi động thật kĩ trước khi bơi, dù đã biết bơi nhưng cũng không được gắng sức, không bơi ở những nơi không an toàn.

- 1 SH nêu trước lớp

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”.

+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.

+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình sẽ tập tốt hơn

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giống hệt như một con ếch ộp

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: mũ bơi, vỗ về, tập luyện

- Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bạn nhỏ đến bể bơi với ai? Bạn ấy được chuẩn bị những gì?

+ Câu 2: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?

+ Câu 3: Kể lại việc học bơi của bạn ấy?

* Chú ý: Khi kể lại một sự việc cần sử dụng các từ liên kết như: đầu tiên, sau khi (sau đó), cuối cùng….

+ Câu 4: Bạn nhỏ nhận ra điều gì thú vị khi biết bơi?

+ Câu 5: theo em, việc học bơi dễ hay khó? Vì sao?

- GV: Em có biết bơi không? Em cảm thấy như thế nào khi biết bơi/ không biết bơi

Khuyến khích học sinh có điều kiện nên đi học bơi để có 1 kĩ năng sinh tồn rất quan trọng

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn nhỏ đến bể bơi với mẹ, bạn ý được mẹ chuẩn bị cho kính và mũ bơi

+ Đầu tiên bạn ấy phấn khích (vì có đồ bơi đẹp), sau đó bạn sợ nước (bị sặc nước), cuối cùng bạn buồn (khi hết giờ bơi mà vẫn chưa thở được dưới nước)

+ Đầu tiên, bạn ấy tập thở, nhưng bạn ấy toàn bị sặc. Sau khi nghe mẹ động viên, bạn ấy lại cố gắng tập luyện. Buổi sau, bạn ấy đã quen thở dưới nước và tập những động tác đạp chân của bơi ếch. Cuối cùng bạn ấy đã biết bơi tung tăng như một con cá.

+ HS lắng nghe

+ Khi biết bới bạn ấy thấy mình giống ếch và cá. Hoặc có thể nêu ý kiến khác: Bạn ấy nhận ra mặc dù học bơi rất khó nhưng bạn ấy vẫn học thành công

+ HS trả lời

- HS nêu

- 2-3 HS nhắc lại

- HS đọc

3. Nói và nghe: Một buổi tập luyện

- Mục tiêu:

+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- Gv cho HS quan sát tranh minh họa đề có thêm gợi ý về các hoạt động tập luyện

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Em cảm thấy thế nào về buổi tập luyện đó?

- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2

- Mời các nhóm trình bày. Gv khuyến khích HS nêu cảm xúc tích cực.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Một buổi tập luyện

+ Yêu cầu: Kể về một buổi tập luyện của em

- HS quan sát tranh: Các bạn nhỏ đang thả diều, tập múa, đá bóng, tập vẽ

- HS sinh hoạt nhóm và kể về một buổi tập luyệ của mình

- HS đọc

- 1 HS đọc yêu cầu: Nêu cảm nghĩ của em về buổi tập luyện

- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video tập luyện của 1 bạn

+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video đã làm gì?

+ Việc làm đó có dễ dàng thành công không?

- Nhắc nhở các em: Thành công đến với mỗi người không giống nhau. Có người thành công nhanh, có người thành công chậm, nhưng bất cứ ai cố gắng và nỗ lực hết mình thì cũng sẽ đều đạt được kết quả tốt. Vì vậy, chúng ta không nên buồn, nản chí trước khó khăn, mà cần quyết tâm, cố gắng để các buổi tập luyện tiếp theo đạt được kết quả tốt hơn.

- Nhận xét, tuyên dương

 

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

Thứ Ba, ngày 24 tháng 9 năm 2024

Sáng                                                 ĐẠO ĐỨC:     

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

Bài 1: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Học sinh biết lựa chọn và giới thiệu cho các bạn biết một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

- Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về sự phát triển từng ngày của Việt Nam.

- Thể hiện phẩm chất yêu nước qua hoạt động vẽ tranh.

       *GDANQP: Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện tốt những nhiệm vụ trong viết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được những cảnh đẹp để giới thiệu và sáng tạo trong vẽ tranh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua trình bày cảm xúc của mình.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tìm hiểu và lựa chọn cảnh đẹp để giới thiệu cho bạn, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập trong giờ học.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu Việt nam) để khởi động bài học.

+ GV giới thiệu trò chơi: xuất hiện trên mà hình là 7 địa danh trên đất nước Việt Nam (Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh). HS sẽ tham gia chơi bằng cách tự chọn địa danh và giới thiệu 1 danh lam, thắng cảnh có ở địa danh đó cho cả lớp biết. Thời gian chơi khoảng 4-5 phút. Hết thời gian thì trò chơi dừng lại.

+ GV nhận xét tuyên dương (khen thưởng nếu có) cho những HS biết nhiều cảnh đẹp và có kĩ năng thuyết trình tốt.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe luạt chơi.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: 

+ Học sinh biết lựa chọn và giới thiệu cho các bạn biết một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

+ Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về sự phát triển từng ngày của Việt Nam.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Em là hướng dẫn viên du lịch. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn một danh lam thắng cảnh của đất nước mà trong nhóm biết để giới thiệu trước lớp.

- GV mời ban cán sự lớp làm ban giám khảo chấm thi thuyết trình.

- Ban giám khảo làm thăm, các nóm bốc thăm để tham gia thi.

- Nhóm nào đạt từ 8-10 điểm sẽ được khen thưởng

- GV theo dõi, giam sát cuộc thi để tạo tính công bằng.

- GV tổng kết, trao thưởng.

* Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm tiến hành thảo luận:

+ Lựa chọn danh lam, thắng cảnh.

+ Lựa chọn những nội dung thuyết trình.

+ Lựa chọn người thuyết trình.

+ Tổ chức thuyết trình thử trong nhóm,...

- Các nhóm cử đại diện tham gia thi theo thứ tự bốc thăm

- Đại diện nhóm được khen thưởng lên nhận thưởng.

Lắng nghe.

Hoạt động 2: Em yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 lựa chọn 1 trong 2 chủ đề để thảo luận và trình bày trước lớp:

+ Việt Nam đang phát triển từng ngày.

+ Con người Việt Nam đáng quý biết bao.

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương và kết luận:

Việt Nam đang phát triển từng ngày: Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao; mọi người được học tập, có nhiều cơ hội pát triển; nhiều công trình hiện đai được xây dựng,...

Con người Việt Nam đáng quý biết bao: Luôn yêu nước, có tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm; luôn nhớ ơn người đi trước; cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học,...

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Các nhóm tiến hànhchọn chủ đề và thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về hiểu biết sự phát triển của đất nước Việt Nam.

+ Vận dụng vào thực tiễn qua hoạt động vẽ tranh.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Cả lớp làm việc cá nhân:

+ Em hãy vẽ tranh một trong các chủ đề sau: Vẽ Quốc kì; vẽ cảnh đẹp em thích hoặc vẽ con người Việt Nam mà em ngưỡng mộ.

+ Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu với bạn về Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt Nam.

+ GV thu bài vẽ, chấm, khen thưởng.

+ Mời HS đọc bài viết giới thiệu về Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt Nam.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu phần vận dụng.

- Cả lớp làm việc theo yêu cầu của GV.

- Tất cả HS nộp bài vẽ.

- 3-5 HS trình bày bài viết giới thiệu về Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt Nam.

                                      

Chiều                                                    TOÁN:                      

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 6: BẢNG NHÂN 4, BẢNG CHIA 4 (Tiết 2) – Trang 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng chia 4

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4 và bảng chia 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 4 x 5 = ?

+ Câu 2: 4 x  9 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 4 x 5 = 20

+ Trả lời: 4 x 9 = 36

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Khám quá

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng chia 4

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát hình và yêu cầu HS nêu phép tính tính số chấm tròn trong hình?

- Đưa bài toán: “Có tất cả 24 chấm tròn chia vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Vậy ta chia vào bao nhiêu tấm bìa như thế?

- GV hỏi:

+ Muốn tìm số tấm bìa ta làm phép tính gì?

+ 24 : 4 = ?

- Từ phép nhân 3 x 4 = 12, suy ra phép chia 12 : 3 = 4

- GV hỏi:

+ Từ bảng nhân 4, tìm kết quả phép chia  4 : 4 = ?

+ Từ bảng nhân 4, tìm kết quả phép chia  8 : 4 = ?

- Dựa vào bảng nhân 4 đã học yêu cầu HS tìm kết quả các phép chia còn lại trong bảng chia 4

- GV NX, tuyên dương

- HS quan sát hình

- 1HS nêu phép tính:

4 x 6 = 24

- HS nghe

- HS trả lời

+ .. 24 : 4

+  24 : 4 = 6

- HS nghe

- HS trả lời

+ 4 : 4 = 2

+ 8 : 4 = 2

- HS nghe và viết các kết quả còn thiếu trong bảng

- HS nghe

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng chia 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh vận dụng bảng chia 3 và viết số thích hợp ở dấu “?” trong bảng vào vở.

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

-1HS nêu

- Làm bài

- Nhận xét.

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Toa tàu nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 4 hãy tính mỗi phép tính ghi ở các toa tàu rồi nêu chữ ở toa tàu ghi phép tính có kết quả lớn nhất

- HS nêu:

Toa tàu C ghi phép tính có kết quả lớn nhất

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS khác NX

- HS nghe

4. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4 và bảng chia 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc cá nhân) Số?

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu số còn thiếu ở ô có dấu “?” trong mỗi câu a,b,c

- Mời HS trình bày kết quả.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV chiều 2 phép tính: 4x 5 = 20 và 20 : 4 = 5 hỏi:

Em có nhận xét gì về 2 phép tính này?

-GV NX

Bài 2:

- GV mời HS đọc bài toán

- GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-1HS nêu: Số.

- HS làm bài

a/ 20; 5    b/ 16; 4     c/ 24; 6

- HS khác nhận xét

- HS nghe

-HS trả lời

Ta lấy tích cảu phép nhân chia cho thừa số thì kết quả là thừa số kia

-HS nghe

- 1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Có 24 chiếc bánh chia vào các hộp, mỗi hộp 4 chiếc bánh

+ Hỏi được bao nhiêu hộp bánh như vậy?

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số hộp bánh có là:

24 : 4 = 6 (hộp)

Đáp số:6 hộp bánh.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

- HS nghe

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 4, bảng chia 4

+ Câu 1: Có 36 cái bút chia vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái bút?

+ Câu 2: 24 : 4 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Mỗi hộp có 9 cái bút.

+ Câu 2: 24 : 4 = 6

- HS nghe

 

HĐTN:                       

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC THÂN THIỆN CỦA CHÚNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Sau khi tham gia các hoạt động, HS có khả năng:

- Thiết kế biểu tượng trang trí lớp học.

- Có ý thức tự giác, tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện.

- Thể hiện tình cảm yêu quý trường lớp; thân thiện với thầy cô, bạn bè.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức tự giác, tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự thiết kế biểu tượng trang trí lớp học thân thiện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học thân thiện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp hox5 thân thiện mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV đặt câu hỏi: Qua bài hát em thích một lớp học như thế nào?

=> GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề: Một lớp học vui vẻ thân thiện là một lớp học mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái và có được sự tôn trọng từ mọi người? Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một lớp học thân thiện?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ về nội dung bài hát.

- HS chia sẻ về lớp học em yêu thích dựa theo gợi ý sau:

+  Không gian lớp học

+ Sự thân thiện giữa các thành viên trong lớp

+ Sự tâm lý của thầy cô giáo

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Nhận xét và chia sẻ (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận các câu hỏi theo gợi ý:

 + Hãy kể lại câu chuyện lớp học của bạn Linh.

+ Lớp học của bạn Linh có điểm gì đặc biệt?

+ Lớp học của em có những điểm nào giống và khác lớp học của bạn Linh?

+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện việc ứng xử thân thiện với nhau?

- GV mời một số nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

=> GV kết luận: Lớp học của bạn Linh đã xây dựng những biểu tượng thân thiện để mọi người cùng thực hiện theo. Các bạn trong lớp đều yêu thương, gắn bó và ứng xử thân thiện với nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4 quan sát hình ảnh câu chuyện về lớp học của bạn Linh để thảo luận và trả lời các câu hỏi theo gợi ý:

+ Bạn Linh là học sinh của lớp 3A. Trước cửa lớp bạn có treo một bảng gồm các hoạt động khác nhau được vẽ rất tỉ mỉ. Mỗi ngày khi đến lớp, Linh và các bạn sẽ chọn những hoạt động trong tranh để thực hiện. Ngoài ra, khi bước vào chỗ ngồi, mỗi bạn sẽ thực hiện một cử chỉ thân thiện với bạn bên cạnh như đập tay, chào hỏi,... Vì thể buổi học nào của lớp Linh cũng diễn ra trong sự vui vẻ, thân thiện.

+ Lớp học của bạn Linh đã xây dựng những biểu tượng thân thiện để mọi người cùng thực hiện theo. Các bạn trong lớp đều yêu thương, gắn bó và ứng xử thân thiện với nhau.

 

 

 

- HS tự liên hệ và so sánh theo suy nghĩ của mình.

 

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả

- HS nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe giáo viên

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thiết kế được biểu tượng trang trí lớp học để nhắc nhở nhau cùng xây dựng lớp học thân thiện.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xây dựng lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia lớp mỗi nhám 4 HS và GV phát cho mỗi nhóm một Phiếu thảo luận

- GV giao cho HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Viết ra giấy những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện.

+ Dùng bút, bút màu, thiết kế biểu tượng trang trí lớp học để nhắc nhở các bạn cùng xây dựng lớp học thân thiện.

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ về những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện.

- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trao đổi Phiếu thảo luận cho nhau và vẽ biểu tượng cảm xúc vào sản phẩm của nhóm bạn.

- GV mời các nhóm nhận xét , bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định, có biểu tượng trang trí đẹp, ý nghĩa và nhấn mạnh: Các em hãy ứng xử thân thiện và đoàn kết với nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ mà GV đã giao trên phiếu BT.

- Những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện:

+ Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống

+ Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình.

+ Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn.

+ …..

- Biểu tượng trang trí lớp học:

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ những việc mà nhóm mình sẽ làm để xây dựng lớp học thân thiện

- Các nhóm lần lượt trao đổi Phiếu thảo luận cho nhau và vẽ biểu tượng cảm xúc vào sản phẩm của nhóm bạn. 

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những cảm nghĩ của mình về lớp học thân thiện để cuối tuần cùng chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện  theo gợi ý:

+ Khu vực trong lớp học em thích nhất.

+ Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

 Thứ Tư, ngày 25 tháng 9 năm 2024

TOÁN:                         

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 7: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T1) – Trang 21-22

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật khối trụ, khối cầu qua hình ảnh các đó vật và qua hình vẽ. Nhận biết được ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác.

-  Nhận biết được giờ theo buổi trong ngày, ngày trong tháng. Đọc được giờ trên đồng hồ.

-  Tính được độ dài đường gấp khúc.

-  Xác định được cân nặng của một số đồ vật dựa vào cân đồng hồ. Thực hiện được phép cộng, trừ số đo khối lượng (kg) và dung tích (l).

-  Giải được bài toán thực tế liên quan đến số đo độ dài, khối lượng, dung tích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ GV trình chiếu phép tính nhân 4, chia 4

+ HS chọn kết quả đúng.

+ HS đọc bảng nhân , chia 4

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS ghi kết quả vào bảng con

+ HS nhận xét, chữa bài

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận dạng được các hình khối đã học; nhận biết được ba điểm thẳng hàng; vận dụng được cách tính độ dài đường gấp khúc vào giải bài toán thực tế; vẽ hình theo hình mẫu trên giấy ô vuông.

- Cách tiến hành:

Bài 1a. Mỗi đồ vật có dạng hình khối gì?

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài

- GV hướng dẫn HS quan sát từng hình để nhận ra mỗi vật có dạng hình khối gì.

- GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ trong thực tế một số đồ vật có dạng hình khối đã học.

Bài 1b. Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?”

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài

- GV hướng dẫn HS quan sát dãy hình để nhận ra quy luật sắp xếp các hình: theo thứ tự khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối lập phương, khối cầu và lặp lại ba lần.

- GV và HS nhận xét và bổ sung.

Bài 2: Nêu tên 3 điểm thẳng hàng.

-  GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài rồi làm bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ xem ba điểm nào cùng nằm trên một đoạn thẳng. Từ đó có: A, N, B là ba điểm thẳng hàng; A, M, C là ba điểm thẳng hàng; C, O, N là ba điểm thẳng hàng; B, O, M là ba điểm thẳng hàng.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Giải bài toán

- GV cho HS tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gv hướng dẫn HS nhận ra: Độ dài quãng đường ốc sên phải bò đến cây chuối là độ dài đường gấp khúc ABCD.

- GV và HS chữa bài

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. Vẽ hình theo mẫu

- GV hướng dẫn HS vẽ theo các bước sau:

+ Quan sát kĩ hình cần vẽ (hình mẫu).

+ Chấm các điểm đặc biệt của hình cần vẽ (theo hình mẫu).

+ Nối các điểm theo hình mẫu.

+ Tô màu trang trí hình ngôi nhà để tạo thành bức tranh (tuỳ theo ý của từng em).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5. Chọn câu trả lời đúng?

- GV hướng dẫn HS cách giải dạng bài này: Đếm số hình đơn trước (hình gồm một hình tứ giác), sau đó đếm số hình tứ giác gồm một số hình đơn.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Cá nhân tự suy nghĩ và tìm câu trả lời.

- HS trả lời trước lớp.

- HS nhận xét câu trả lời.

- HS nêu câu trả lời.

- HS trả lời trước lớp.

- HS nhận xét câu trả lời.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS tìm câu trả lời

- Nhóm đôi hỏi đáp.

- HS trả lời trước lớp

- HS nhận xét câu trả lời của bạn

- HS đọc bài toán

- HS trả lời câu hỏi

+ Con ốc bò qua đường gấp khúc.

+ Con ốc bò được bao nhiêu cm?

-         HS làm bài vào vở

-         HS đổi vở kiểm tra bài

-         1HS làm vào bảng nhóm

Bài giải

Quãng đường ốc sên phải bò là:

125 + 380 + 300 = 805 (cm)

Đáp số: 805 cm.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS theo dõi GV hướng dẫn

- HS vẽ vào vở

- HS trao đổi vở

- HS nhận xét bài bạn và trình bày trước lớp.

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS tìm câu trả lời.

- HS trao đổi nhóm đôi

- HS trả lời trước lớp.

  Kết quả: Chọn C

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận dạng được các hình khối đã học; nhận biết được ba điểm thẳng hàng; cách tính độ dài đường gấp khúc ; vẽ hình theo hình mẫu trên giấy ô vuông.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

 

TIẾNG VIỆT:            

Nghe – Viết: MẶT TRỜI NHỎ (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả bài thơ “Mặt trời nhỏ” trong khoảng 15 phút.

- Phân biệt ng/ngh, tìm các từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng ng/ngh

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài dàn đồng ca mùa hạ để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ viết về một loại quả trong mùa hè. Qua cách tả ngộ nghĩnh về loại quả chúng ta có thể đoán được đó là loại quả gì, mặc dù cả bài thơ không hề gọi tên quả. Bên cạnh đó bài thơ còn cho thấy những đặc điểm đặc trưng của mùa hè như: mặt trời thắp lửa, ve chơi đàn, tu hú kêu....

- GV đọc toàn bài thơ.

- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.

- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:

+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK

+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.

+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.

+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: đung đưa, cùi, hớn hở, bối rối, gà gật

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- GV nhận xét chung.

2.2. Hoạt động 2: Chọn ng/ngh thay cho ô vuông

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

 

 

 

2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ bắt đầu bằng ng hay ngh (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ bắt đầu bằng ng hay ngh chỉ hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc nối tiếp nhau.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả:

Vui sao đàn nghé con

Miệng chúng cười mủm mỉm

Mắt chúng ngơ ngác tròn

Nhìn tay người giơ đếm

- Các nhóm nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Tranh 1: ngoắc tay/ ngoéo tay

+ Tranh 2: nghe ngóng/ nghe/ lắng nghe

+ Tranh 3: nghĩ ngơi/ nghĩ/ ngẫm nghĩ/ suy nghĩ

+ Tranh 4: ngước nhìn/ ngửa cổ

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS cách ghi nhật kí

+ Nhớ lại những việc làm của em trong ngày hôm nay

+ Chọn 1 số họt động mà em muốn ghi lại

+ Sắp xếp các việc theo trật tự thời gian

+ Viết 2-3 câu kể lại việc đã làm

- Gv giợi ý có thể viết theo hình thức nhật kí, có ghi ngày tháng, thời gian cụ thể trong ngày và các hoạt động theo thời gian.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS lắng nghe để lựa chọn.

- HS hoàn thiện

 

TNXH:

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

    Bài 3: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.

- Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà.

- Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.

*GDANQP: Lấy ví dụ để minh chứng cho Hs thấy hậu quả của những vụ cháy (nhà, kho, rừng,…)

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức có liên quan

- Cách tiến hành:

- GV chiếu tranh sgk

+ GV nêu câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh

Hs trả lời theo suy nghĩ cá nhân

+ Trả lời: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà

- Cách tiến hành:

Tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà.

 (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài : Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời :

+ Hình 1: Bén lửa từ bếp ga.

+ Hình 2: Bàn là chưa tắt.

+ Hình 3: Chập điện từ ổ cắm.

+ Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà

+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà

- Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về:

+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà

+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà.

- Mời các nhóm trình bày.

 

 

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương và cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây qua video.

*GDANQP: Ví dụ: Vụ cháy chung cư ở Hà Nội thiệt hại rất nặng nề về cả người và của cải, rất thương tâm.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết:

+ Cháy nhà do hút thuốc.

+ Cháy nhà cho đốt nến, diêm, hương.

+ Cháy nhà do các hóa chất như xăng, dầu, gas,…

Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà:

+ Nhà cửa bị cháy hết.

+ Tổn thất về tài sản.

+ Thiệt hại về tính mạng.

+ Nguy hiểm đến những người xung quanh.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Điều tra, phát hiện được những thứ ( đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy nhà.

+ Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu Phiếu thu thập thông tin

- Cùng trao đổi với HS về nội dung phiếu

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà em

Một số thông tin về cách phòng cháy

1

 

 

2

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin

-  Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- HS quan sát phiếu

- HS cùng trao đổi về nội dung phiếu

- Hs thảo luận nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

TOÁN:                   

ÔN LUYỆN: BẢNG NHÂN 4, BẢNG CHIA 4

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Năng lực đặc thù:

Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập bảng nhân 4

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.

   2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

   3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập Toán; Bảng phụ BT 2

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện học thuộc bảng nhân 4 để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

Hoạt động 1:  GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 15 Vở Bài tập Toán. 

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 15 Vở Bài tập Toán. 

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- Hs làm bài

- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 và viết số thích hợp trong bảng vào vở.

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: BT Củng cố: Bảng nhân 4

Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Số?

- GV treo bảng phụ

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS nêu các số còn thiếu ở câu a và câu b

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi HS giải thích cách tìm các số còn thiếu

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV chốt: BT Củng cố: dãy số cách đều 4

Bài 3

- GV mời HS đọc bài toán

- GV hỏi:

               + Bài toán cho biết gì?

               + Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS lên bảng chữa bài

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: BT Củng cố về bài giải toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 4

- 1 HS nêu: Số

- HS làm vào vở

- Hs nối tiếp đọc kết quả, nhận xét

- HS lắng nghe

- 1HS nêu: Nêu các số còn thiếu

- 2 nhóm nêu kết quả

a/ 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40

b/ 40; 36; 32; 28; 24; 20;16;12; 8; 4

- HS nghe

- 1HS giải thích:

Vì ở dãy câu a là dãy số tăng dần 4 đơn vị còn dãy số b là dãy số giảm dần 4 đơn vị

- HS nghe        

- 1HS đọc bài toán

- HS trả lời:

+ Mỗi bàn có 4 ghế

+ 10 bàn như vậy có bao nhiêu ghế?

- HS lên bảng chữa bài, dưới lớp đọc bài làm của mình

Bài giải

10 bàn có số cái ghế là:

4 x 10= 40 (cái ghế)

Đáp số:40 cái ghế

- HS nhận xét bài bạn

- HS nghe

+ Một con thỏ có 4 chân và có 2 cái tai

+ 6 con thỏ có bao nhiêu cái chân và bao nhiêu cái tai.

- HS đọc bài làm – HS khác nhận xét

Đáp án: a. 24 cái chân

              b. 12 cái tai

3. Vận dụng.

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 4

+ Câu 1: 4 x 5 = ?

+ Câu 2: 4 x 8 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 4 x 5 = 20

+ Câu 2: 4 x 8 = 32

- HS nghe

 

 Thứ Năm, ngày 26 tháng 9 năm 2024

Buổi sáng                                             TOÁN:                   

 CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 7: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T2) – Trang 22-23

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật khối trụ, khối cầu qua hình ảnh các đó vật và qua hình vẽ. Nhận biết được ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác.

-  Nhận biết được giờ theo buổi trong ngày, ngày trong tháng. Đọc được giờ trên đồng hồ.

-  Tính được độ dài đường gấp khúc.

-  Xác định được cân nặng của một số đồ vật dựa vào cân đồng hồ. Thực hiện được phép cộng, trừ số đo khối lượng (kg) và dung tích (l).

-  Giải được bài toán thực tế liên quan đến số đo độ dài, khối lượng, dung tích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ GV trình chiếu bài tính độ dài đường gấp khúc, cách vẽ 1 hình theo mẫu.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS nêu cách thực hiện

+ HS nêu cách tính

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Xác định được cân nặng của một số đồ vật dựa vào cân đồng hồ.

+ Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng (kg, l).

+ Xem được giờ trên đồng hồ; giải được bài toán thực tế liên quan đến phép tính với số đo đại lượng.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số?

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh:

 Câu a: HS quan sát từng hình để nhận ra cân nặng của mỗi vật.

+ Quả mít cân nặng bao nhiêu? Quả dưa hấu cân nặng bao nhiêu?.

+ Quả mít nặng hơn quả dưa hấu bao nhêu? Em thực hiện phép tính gì?

 Câu b: HS quan sát hình để nhận ra:

+ Can thứ nhất có mấy l dầu?

+ Can thứ hai có mấy lít dầu?

+ Cả hai can có mấy lít dầu ?

 Lưu ý: Sau khi chữa bài, GV có thể hỏi thêm HS, chẳng hạn:

+ Câu a: Cả quả mít và dưa hấu cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

+ Câu b: Can to đựng nhiều hơn can bé bao nhiêu lít dầu?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.

- Câu a: HS quan sát hình để nhận ra đồng hồ chỉ mấy giờ rồi chọn câu trả lời đúng. Chọn c.

 Câu b: HS tính nhẩm lần lượt, bắtt đầu từ ngày 4 là thứ Ba, ngày 5 là thứ Tư,..., ngày 10 là thứ Hai. Hoặc có thể nhẩm: ngày 4 là thứ Ba, vậy sau 1 tuần là ngày 11 cũng là thứ Ba, do đó ngày 10 là thứ hai. Chọn B.

- GV và HS nhận xét và bổ sung.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Giải bài toán

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu để bài (cho biết gì, hỏi gì, phải làm phép tính gì?)

- GV chữa bài cho HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

 

 

 

Bài 4. Tìm hai đồng hồ chỉ cùng giờ.

- GV hướng dẫn HS cách làm bài: Nêu giờ vào buổi chiều hoặc buổi tối của đồng hồ A, B, C, D.

Từ đó HS nhận ra: đồng hồ A và N, đồng hồ B và Q chỉ cùng giờ vào buổi chiều; đồng hồ C và M, đồng hồ D và P chỉ cùng giờ vào buổi tối.

 Khi chữa bài, GV cho HS nêu lần lượt hai đồng hồ chỉ cùng giờ.

Lưu ý: Bài tập này cỏ thể chuyển thành dạng: Nối hai đồng hồ chỉ cùng giờ buổi chiều hoặc buổi tối.

- GV và HS chữa bài cho HS

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5. Đố bạn!

-  GV yêu cầu HS tìm hiểu đề bài rồi suy nghĩ cách làm bài.

 Có thể làm như sau:

+ Lần 1: Lấy đầy can 3l đổ hết vào can 5l, trong can 5l đổ  3l nước.

+ Lần 2: Lấy đầy can 3l đổ vào cho đầy can 5l.

Khi đó, trong can 3l còn 1l nước (3l – 2l = 1l)

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS tự tìm câu trả lời

- HS trả lời trước lớp và nhận xét câu trả lời của bạn

+ Quả mít cân nặng 7 kg, quả dưa hấu cân nặng 3 kg.

+ Quả mít nặng hơn quả dưa hấu 4 kg (7 kg - 3 kg = 4 kg).

+ Can thứ nhất có 5 l dầu

+ Can thứ hai có 15 l dầu

+ Cả hai can có 20l dầu

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS tìm câu trả lời

- HS đổi vở, kiểm tra, chữa bài cho nhau.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trả lời câu hỏi:

+ 1 tuần ăn hết 5kg gạo. Có 20 kg gạo thì ăn trong mấy tuần?

+ Thực hiện phép chia

-         HS làm bài vào vở.

-         1HS làm vào bảng nhóm và trình bày trước lớp.

 

Bài giải

Số tuần để gia đình cô Hoa ăn hết 20 kg gạo là:

20 : 5 = 4 (tuần)

Đáp số: 4 tuần.

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS làm bài

- HS nêu kết quả trước lớp

+ Đồng hồ A chỉ 2 giờ 15 phút chiều hay 14 giở 15 phút;

+ Đồng hồ B chỉ 5 giờ 30 phút chiều hay 17 giờ 30 phút;

+ Đồng hồ C chỉ 7 giờ 15 phút tối hay 19 giờ 15 phút;

+ Đồng hồ D chỉ 9 giờ tối hay 21 giờ.

-         HS trao đổi nhóm 4 tìm cách thực hiện

-         HS trao đổi trước lớp

-         HS nhận xét cách làm của bạn

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết được cân nặng của một số đồ vật dựa vào cân đồng hồ; thực hiện được phép tính với số đo đại lượng (kg, l); xem được giờ trên đồng hồ; giải được bài toán thực tế liên quan đến phép tính với số đo đại lượng.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

                          

TIẾNG VIỆT:

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Bài 6: TẬP NẤU ĂN (Tiết 1+ 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Tập nấu ăn”

- Bước đầu biết thay đổi giọng đọc ở đoạn 1 và các đoạn còn lại

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với nội dung từng đoạn 

- Hiểu nội dung văn bản: Bạn nhỏ kể lại việc mình học nấu ăn trong hè và giới thiệu công thức một món ăn - món trứng đúc thịt

- Biết cách tìm đọc thêm các sách dạy nấu ăn.

- Phát triển kĩ năng đọc thông tin qua hình ảnh

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

Gv cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Kể tên các dụng cụ nhà bếp?

b. Cho biết tên các loại thực phẩm?

c. Đoán xem 2 mẹ con đang làm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tranh là 1 bạn nhỏ, bạn ấy rất thích nấu ăn, bạn ấy đã vào bếp cùng với mẹ. Chúng ta cùng đọc bài Tập nấu ăn để xem bạn ấy ghi lại công thức làm món ăn gì và cách làm món đó như thế nào?

- HS quan sát tranh

- HS trả lời câu hỏi

a. Nồi cơm điện, dao, giá để dao, chảo, nồi, thùng gạo, rổ, khay....

b. trứng, rau, khoai tây, thịt

c. Hai mẹ con đnag bàn về chuyện nấu cơm/ Bạn nhỏ muốn giúp mẹ nhặt rau/ Bạn nhỏ có vẻ rất hào hứng khi được vào bếp cùng mẹ....

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Tập nấu ăn”

+ Bước đầu biết thay đổi giọng đọc ở đoạn 1 và các đoạn còn lại

+ Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với nội dung từng đoạn 

+ Hiểu nội dung văn bản: Bạn nhỏ kể lại việc mình học nấu ăn trong hè và giới thiệu công thức một món ăn - món trứng đúc thịt

+ Biết cách tìm đọc thêm các sách dạy nấu ăn.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đoạn 1 đọc giọng tâm tình, kể chuyện, pha chút hào hứng vui vẻ, những đoạn còn lại đọc với giọng trung tính.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến tham khảo nhé

+ Đoạn 2: Đọc phần khung không có đánh số (phần nguyên liệu)

+ Đoạn 3: đọc lần lượt các đoạn theo thứ tự từ 1 đến 5

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó: thịt nạc vai, xay nhuyễn, hỗn hợp…

- Luyện đọc câu dài: Cho hỗn hợp/ trứng và thịt vào/ dàn đều khắp chảo/ rán vàng mặt dưới/ từ 5 -7 phút/ với lửa nhỏ.

- Luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Kể tên những nguyên liệu làm món bánh trứng đúc thịt

+ Câu 2: Khi làm món trứng đúc thịt, bước 1 cần làm những gì?

+ Câu 3: Tranh bên mô tả công việc ở bước mấy? nói lại công việc đó?

+ Câu 4: Sắp xếp các nội dung dưới đây theo thứ tự làm món trứng đúc thịt?

- Gv cho HS nêu lại các bước làm món bánh trứng đúc thịt

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu thơ.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Những nguyên liệu làm món bánh trứng đúc thịt là: trứng gà, thịt nạc vai, dầu ăn, mắm, muối và hành khô

+ Bước 1 là rửa sạch thịt sau đó băm nhỏ, hoặc say nhuyễn

+ Tranh này miêu tả công việc ở bước 2, cụ thể là đập trứng vào bát, cho thịt xay, hành khô, mắm muối đánh đều

+ b,c,d,a

- 2-3 HS nhắc lại

- Cả lớp lắng nghe.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc trước lớp.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chữ viết hoa B, C cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa B, C

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa B, C

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng.

- GV giới thiệu: Cao Bằng là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

- GV giới thiệu câu ứng dụng qua tranh ảnh về Việt Bắc

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: C, V, B Lưu ý cách viết thơ bảy chữ

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa B, C

- HS đọc tên riêng: Cao Bằng

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng Cao Bằng vào vở.

- 1 HS đọc yêu câu:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

- HS lắng nghe.

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

- HS viết vào vở.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh đẹp ở Việt Bắc

+ GV nêu câu hỏi em nêu cảm nhận của mình về cảnh đẹp này

- Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

Chiều                                                  TNXH:                           

 CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 3: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra

- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà

+ GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chia sẻ

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc cần phải làm, không được làm khi có cháy (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng quan sát các hình 1 và 2 ( SGK-trang15, 16): Nêu những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy

- Mời các nhóm trình bày.

 

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc phải làm khi có cháy

- Một số học sinh trình bày.

- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:

Tình huống 1

Những việc phải làm

Những việc không được làm

Kêu cứu, có cháy.

Trốn trong nhà tắm.

Gọi 114.

 Dùng khăn ướt bịt mồm và mũi.

 Phải thoát khỏi đám cháy càng sớm càng tốt.

Tình huống 2

Những việc phải làm

Những việc không được làm

Kêu cứu, có cháy

Vào lấy cặp sách và đồ chơi

Chạy ra khỏi nhà ngay

Gọi 114

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu

3. Luyện tập.

- Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.

                   Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây.

(làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em và người thân gặp các tình huống

- Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì. Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có).

- Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu. Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa, cứu người bị thương (nếu có).

- Các nhóm trình bày.

- 3-5 HS đọc thông điệp:

     Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy nổ.

     Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”:

+ Hãy kể những việc cần phải làm khi có cháy ?

+ Hãy nêu những việc không được làm khi có cháy

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Những việc cần làm: kêu cứu, gọi điện thoại số 114, tìm lối thoát hiểm...

+ Những việc không được làm: trốn trong nhà khi có cháy, tìm đồ đạc khi có cháy...

- Lắng nghe

                    

LT T. VIỆT:

  ÔN LUYỆN: TẬP NẤU ĂN (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.

- Giúp HS hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ kể lại việc mình học nấu ăn trong hè và giới thiệu công thức một món ăn - món trứng đúc thịt

- Xếp được các từ chỉ hoạt động vào hai nhóm

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý những người thân trong gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết đoàn kết, yêu thương những thành viên trong gia đình

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, Vở bài tập Tiếng Việt; các hình ảnh trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng đọc và hiểu nội dung bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  Luyện đọc.

- Gọi 1 HS đọc cả bài .

- GV gọi HS nêu từ khó đọc, câu dài, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- GV: yêu cầu HS ngồi theo nhóm 4 luyện đọc.

- Gọi 1 HS lên cho các nhóm chia sẻ phần luyện đọc.

- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét các bạn đọc đúng yêu cầu chưa và giúp bạn đọc đúng theo yêu cầu.

- GV theo dõi các nhóm đọc bài.

- Gọi các nhóm đọc. HS nhận xét.

- GV nhận xét: (VD: Nhóm bạn … đọc đúng, đám bảo tốc độ hoặc nhóm bạn…. đọc bài lưu loát và đã biết đọc hay bài đọc.

- HS đọc bài.

- HS nêu: Từ khó đọc: thịt nạc vai, xay nhuyễn, hỗn hợp…

- Luyện đọc câu dài: Cho hỗn hợp/ trứng và thịt vào/ dàn đều khắp chảo/ rán vàng mặt dưới/ từ 5 -7 phút/ với lửa nhỏ.

- Học sinh làm việc trong nhóm 4

- HS đọc bài

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 1,2,3/14 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 12 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- HS làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- GV Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 1/14

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

Thái rau, xào rau, chẻ rau, thái thịt, băm thịt, xay thịt, rửa thịt, rang thịt, kho thịt, nướng thịt,mổ cá, rửa cá, kho cá, rán cá,....

- 1 Hs lên chia sẻ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- HS chữa bài vào vở.

 - GV chốt: Qua các ý kiến trao đổi cô thấy các em đã biết tìm những tư ngữ chỉ hoạt động kết hợp được với các từ chỉ sự vật.

* Bài 2/14

- Tổ chức cho HS chơi trờ chơi Ai nhanh Ai đúng

+ Chia lớp ra thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 người lên bảng chơi

+ Gv phát cho 4HS những tấm thẻ ghi từ

+ Lần lượt từng HS cầm những tấm thẻ xếp vào các ô tương ứng

+ Đội nào nhanh và chính xác hơn đội đó giành chiến thăng

- GV nhận xét tuyên dương, chốt đpá án

* Bài 3/42

- Gọi HS trình bày bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét bổ sung. Chốt nội dung

Hs tham gia chơi

- HS chữa bài vào vở.

- 1 – 2 HS trình bày: đi, xuống, rán, luộc rau, kho,...

- HS nhận xét.

- HS chữa bài vào vở.

3. HĐ Vận dụng

- Gọi 1 HS đọc lại cả bài.

+ Em biết được thông điệp gì qua bài học?

- GV hệ thống bài: Bạn nhỏ kể lại việc mình học nấu ăn trong hè và giới thiệu công thức một món ăn - món trứng đúc thịt

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- Hs đọc bài.

- HS TL

- HS nghe         

 

LT T.VIỆT:                  

ÔN LUYỆN: TẬP NẤU ĂN (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

    1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Luyện viết công thức làm món ăn: viết các bước làm món thịt rang

+ Tạo được các câu từ những từ cho sẵn

+ Viết được những công việc làm bép và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

    2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

   3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình mình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1:  Luyện viết

- GV đọc yêu cầu HS Luyện viết công thức làm món ăn: viết các bước làm món thịt rang

+ Gọi 2 HS đọc lại.                                 

+ HD HS nhận xét:

H: Đoạn văn bạn viết có mấy câu? Cách bạn miêu tả như thế nào?

H: Em thích hình ảnh miêu tả nào của bạn? Vì sao?

+ HD HS sửa từ dùng chưa chính xác.

- Cho HS đọc thầm và viết ra lại đoạn văn đã sửa từ, cách diễn đạt.

+ Chấm, chữa bài.

- GV thu chấm 5 - 7  bài nhận xét, rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS làm bài tập 4,5/15 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 12 phút.

- GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 3: Chữa bài

- GV Gọi 1 HV lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

- HS nghe, quan sát, viết bài ra vở luyện viết.

- HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS nêu và giải thích.

- Lắng nghe, sửa lại.

- Học sinh làm việc cá nhân

- HS theo dõi.

- HS đánh dấu bài tập cần làm  vào vở.

- Hs làm bài

- 1 Hs lên chia sẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

Bài 6/43: Đọc bài thơ Vào bếp thật vui

  hoặc tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài đọc liên quan đến công việc làm bếp và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu câu chuyện, bài văn, bài thơ đã chuẩn bị. (có thể chọn bài Vào bếp thật là vui)

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS

3. HĐ Vận dụng

- Em hãy kể về gia đình của mình? Những người thân trong gia đình em thường ngày hay làm gì?

- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài tập 4.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét cho nhau.

- Theo dõi bổ sung.

Câu 1: Ông bà đi siêu thị.

Câu 2: Thủy nấu cơm.

Câu 3: Mẹ em mua thịt.

Câu 4: Cô Lương rán xúc xích.

- Hs nêu.

- HS nêu bài mình chọn.

- HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- 4,5 HS chia sẻ. Lớp điền phiếu đọc sách.

 - HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, theo dõi

 

Thứ Sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2024

TOÁN:

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

Bài 8: LUYỆN TẬP CHUNG (T1) – Trang 38

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- So sánh và sắp xếp được 4 số trong phạm vi 1 000 theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Viết được số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ  và thực hiện tính có hai phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1 000.

- Giải được bài toán về nhiều hơn trong thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

GV cho quan sát và lần lượt đọc số giờ trên các mặt đồng hồ: 6 giờ 55 phút;  10 giờ 10 phút; 1 giờ 50 phút  ; 3 giờ 45 phút .

                           

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS trả lời ứng với các mặt đồng hồ:

+ 6 giờ 55 phút  

+ 10 giờ 10 phút

+ 1 giờ 50 phút

+ 3 giờ 45 phút

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

-Mục tiêu:

+  So sánh và sắp xếp được 4 số trong phạm vi 1 000 theo thứ tự từ bé đến lớn.

+ Viết được số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

+ Thực hiện được phép cộng, phép trừ  và thực hiện tính có hai phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1 000.

+ Giải được bài toán về nhiều hơn trong thực tiễn.

-Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân)

a)Viết tên các con vật  theo thứ tự cân nặng từ bé đến lớn.

- GV cho HS nêu cầu

- GV hướng dẫn cho HS quan sát từng hình để nhận ra cân nặng của mỗi con vật trong tranh rồi so sánh, sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn..

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Viết các số 356, 432,728,669, thành tổng các trăm, chục, đơn vị.( theo mẫu)

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính?

- GV cho HS nêu cầu

- GV cho HS  làm việc vào phiếu học tập.

a) 64 + 73; 326 + 58; 132 + 597

b) 157 – 85; 965 – 549; 828 - 786

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Giải bài toán có lời văn.

- GV cho HS đọc đề toán, tìm hiểu đề bài (cho biết gì? hỏi gì? Phải làm phép tính gì?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số?

- GV cho HS nêu cầu

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

a)

S hạng

35

46

?

S hạng

27

?

18

Tổng

?

75

52

b)

S btrừ

93

81

?

Số trừ

64

?

23

Hiệu

?

34

49

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS nêu yêu cầu

- GV dành cho HS khá , giỏi

- GV cho HS quan sát nhận ra 9 + 9 = 18, 18 ở ô trên và chính giữa hai ô có số 9; 9 + 8 = 17; 17 ở ô trên và chính giữa hai ô có số 9 và số 8; 18 + 17 = 35; 35 ở ô trên và chính giữa hai ô có số 18 và 17. Từ đó tìm được các số ở các ô còn lại.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu

- HS làm việc nhóm

+ Viết tên các con vật  theo thứ tự cân nặng từ bé đến lớn: Báo, Sư tử, Hổ, Gấu trắng Bắc Cực.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm 2.

- HS làm bài tập vào vở.

356= 300 + 50 + 6

432= 400 + 30 + 2

728= 700 + 20 + 8

669= 600 + 60 +9

- HS làm vào phiếu học tập.

326

58

384

+

132

597

729

+

a)

64

73

137

+


965

549

416

-

828

786

42

-

157

85

72

-

b)

- HS lắng nghe.

- HS nêu

- HS làm vào vở.

- 1 HS lên bảng giải

          Bài giải:

Số học sinh trường Tiểu học Lê Lợi có là:

563 + 29 = 592( học sinh)

Đáp số: 592 học sinh

- HS nêu yêu cầu

- HS làm việc theo nhóm.

- HS nêu kết quả:

Sốhạng

35

46

34

Sốhạng

27

29

18

Tổng

62

75

52

Sb trừ

93

81

72

Số trừ

64

47

23

Hiệu

29

34

49

- HS nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu

- HS làm việc cá nhân.

- HS nêu kết quả:

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết tổng các trăm, chục, đơn vị.

+ Viết các số 332,869, thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- Nhận xét, tuyên dương

 

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+HS làm vào bảng con

 

              TIẾNG VIỆT:

LUYỆN TẬP: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG –

                                             CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG. (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giúp HS mở rộng vốn từ về từ chỉ hoạt động liên quan đến việc nấu ăn

- HS mở rộng vốn từ, nâng cao kiến thức về các tiểu loại từ chỉ hoạt động

- Biết sử dụng các từ chỉ hoạt động để tạo câu

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài Chiếc bụng đói

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS vận động theo nhạc

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Giúp HS mở rộng vốn từ về từ chỉ hoạt động liên quan đến việc nấu ăn

+ HS mở rộng vốn từ, nâng cao kiến thức về các tiểu loại từ chỉ hoạt động

+ Biết sử dụng các từ chỉ hoạt động để tạo câu

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện từ và câu (làm việc cá nhân/ nhóm)

Bài 1: Tìm từ chỉ hoạt động kết hợp được với mỗi từ chỉ sự vật sau: rau, thịt, cá

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc:

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

Thái rau, xào rau, chẻ rau, thái thịt, băm thịt, xay thịt, rửa thịt, rang thịt, kho thịt, nướng thịt,mổ cá, rửa cá, kho cá, rán cá,....

Bài 2: Xếp các từ chỉ hoạt động cho sẵn vào 2 nhóm (làm việc cá nhân)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Mời HS đọc đáp án

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

+ Từ chỉ hoạt động di chuyển: đi, ra, vào, lên, xuống

+ Từ chỉ hoạt động nấu ăn: kho, xào, nướng, luộc, hầm

Bài 3: Chọn từ ở bài tập 2 thay cho ô vuông (làm việc nhóm)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4, chọn các từ ngữ ở BT2 thay cho ô vuông

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

 

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS suy nghĩ, làm bài

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét ché nhau.

- Theo dõi bổ sung.

 

Ngày chủ nhật, mẹ đi/ ra chợ chợ mua thức ăn. Nam vào/ xuống bếp giúp mẹ. Nam nhặt rau, còn mẹ rửa cá và thái thịt. Rồi mẹ bắt đầu nấu nướng, mẹ nướng/ kho/ luộc cá, luộc/ xào rau, luộc/ kho/ nướng thịt. Chẳng mấy chốc gian bếp đã thơm lừng mùi thức ăn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 2

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

 

TIẾNG VIỆT:                          

 LUYỆN TẬP:

VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU CÁC BƯỚC LÀM MỘT MÓN ĂN (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được các bước làm 1 món ăn: món thịt rang

- Hình thành và phát triển tình cảm gia đình, sự quan tâm, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ.

- Đọc mở rộng theo yêu cầu.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu gia đình

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: Trò chơi ai nhanh hơn

+ Tìm nhanh các nguyên liệu để làm món thịt rang?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết viết lại công thức làm món thịt rang

+ Hình thành và phát triển tình cảm gia đình, yêu quý, biết ơn, đối với những người thân trong gia đình dòng họ.

+ Đọc mở rộng theo yêu cầu.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết công thức làm món ăn

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu

- Gọi 1-2 HS đọc đoạn văn

- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi

+ Đoạn văn thuật lại việc gì?

+ Các bước thực hiện việc đó?

 

 

 

- Gv nhận xét, tuyên dương

Bài tập 2: Dựa vào tranh trao đổi về các bước làm món thịt rang

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.

Mỗi gia đình có thể có cách nấu món thịt rang khác nhau, không hoàn toàn giống với gợi ý trong 4 bức tranh.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài tập 3: Viết lại các bước làm món thịt rang

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi bạn trong nhóm đọc các bước làm món thịt rang của mình, các thành viên trong nhóm nghe và góp ý sửa lỗi.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS đọc đoạn văn

- HS trả lời

+ Đoạn văn thuật lại các bước làm món trứng đúc thịt.

+ Đó là (1) rửa sạch thịt, xay nhỏ, (2) đập trứng vào bát, cho thịt xay, hành khô, mắm, muối, (3) đánh đều tất cả

- HS nhận xét trình bày của bạn.

 

 

-  HS đọc yêu cầu bài 2.

- HS trình bày kết quả.

1) Cho dầu ăn

2) Rán thịt vàng

3) Cho hành khô

4) Cho nước mắm, muối, hành lá

- HS nhận xét bạn trình bày.

 

 

- HS đọc yêu cầu bài 3.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, điều chỉnh.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs đọc bài mở rộng “Vào bếp thật vui” trong SGK

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm sách dạy nấu ăn hoặc những bài văn, bài thơ liên quan đến việc vào bếp.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS đọc bài mở rộng.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

 

HĐTN:                 

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt cuối tuần: CẢM NGHĨ VỀ LỚP HỌC THÂN THIỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS vui vẻ, đoàn kết, thân thiện với nhau.

- HS có thái độ yêu quý và giữ gìn các góc,khu vực trong lớp học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các tư liệu để tham gia chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nêu cảm nghĩ về lớp học thân thiện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ cảm nghĩ về lp71 học thân thiện mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu để giới thiệu với các bạn những việc cần làm để xây dựng lớp học thân thiện.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Cảm nghĩ về lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 2)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Em thích nhất khu vực nào trong lớp của mình? Vì sao?

+ Em muốn làm những việc gì để xây dựng lớp học thân thiện?

- GV mời 1 số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS các nhóm khác nhận xét.

- Các HS cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến. GV nhận xét và rút ra kết luận.

- Kết luận: Một lớp học lí tưởng là một lớp học có không gian học tập đẹp mắt, sạch sẽ và các thành viên trong lớp luôn thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 2, đưa ra những cảm nghĩ về lớp học thân thiện và trả lời các câu hỏi:

+ HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.

 

+ Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện:

+ Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống

+ Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình.

+ Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn.

+ Xây dựng góc học tập gần gũi…

- Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe kết luận của giáo viên

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hưỡng dẫn học sinh cách bảo quản và giữ gìn các đồ dùng trong lớp học.

+ Không vẽ lên mặt bàn ghế.

+ Tưới nước thường xuyên cho các chậu canh cảnh.

+ Sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng, ngăn nắp...

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

Giáo dục an toàn giao thông

BÀI 3: ĐI BỘ TẠI NHỮNG NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU

   I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 

- Nhận biết được những hành vi đi bộ không an toàn tại nơi giao nhau.

- Biết cách đi bộ an toàn tại những nơi đường giao nhau

- Phòng tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra khi đi bộ tại những nơi đường giao nhau

- Rèn tính cẩn thận, kĩ năng quan sát. Phát triển năng lực tham gia giao thông.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ.

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức 

2. Hình thành KT mới. 

a. Giới thiệu bài.

b. Nội dung.

* Khởi động 

- Cùng hát vận động theo một bài hát về đi bộ tại những nơi đường giao nhau.

*Khám phá

1. Đi bộ an toàn tại những nơi đường giao nhau

- GV cho HS quan sát tranh và cho biết cách các bạn đi qua đường những nơi đường giao nhau?

- GV nhận xét

- GV cho HS quan sát tranh và cho biết cách các bạn đi qua nơi đường bộ giao nhau với đường sắt?

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV chốt kết luận

2. Nhận biết những hành vi đi bộ qua đường không an toàn tại nơi giao nhau.

- GV cho HS quan sát tranh

- GV hỏi: chỉ ra những hành vi qua đường không an toàn tại những nơi đường giao nhau?

- GV cho HS thảo luận nhóm 4

- GV gọi các nhóm nêu





- Nói lời khuyên với các bạn trong tranh?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Tại những nơi đường giao nhau, các em nên nhờ người lớn dắt qua đường. Không đùa nghịch khi qua đường.

*Thực hành.

- Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự các bước qua đường an toàn? 

- GV nhận xét

* Sắm vai, xử lí tình huống:

- GV đưa ra tình huống: Bi và Bốp chuẩn bị đi bộ qua chỗ đường giao với đường sắt thì rào chắn được hạ xuống. Nhìn thấy tàu hỏa còn khá xa mới tới, Bi nói với Bốp: “Mình chui qua rào chắn, sang đường luôn đi. Tàu hỏa còn lâu mới tới”.

- Nếu là Bốp em sẽ nói gì với Bi? Vì sao?

- GV nhận xét

* Vận dụng:

- GV cho HS tham gia trò chơi: Đèn tín hiệu giao thông tại nơi đường giao nhau

GV nêu cách chơi: 

+ HS đóng vai những người tham gia giao thông.

+ GV hoăc 1 HS đóng vai đèn tín hiệu giao thông

- Quy định : thẻ giơ cao quá đầu là tín hiệu đèn giao thông dành cho các phương tiện giao thông, thẻ giơ trước ngực là tín hiệu dành cho người đi bộ. Khi tín hiệu đèn báo hiệu màu nào thì HS di chuyển hoặc dừng theo đúng tín hiệu. Người nào sai sẽ ra ngoài 1 lượt

3. Vận dụng. 

- GV nhận xét tiết học 

- Xem  trước bài học sau

- HS lắng nghe

- HS hát theo nhịp



- HS quan sát tranh và trả lời:

+ Tranh 1: Có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường  và hầm đường bộ.

+ Tranh 2: không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu đường và hầm đi bộ.

- HS nhận xét

- HS quan sát tranh 3

- 1 HS trả lời: Tại nơi giao nhau có rào chắn.

+ Tranh 4: tại nơi giao nhau không có rào chắn.

- HS nhận xét

- 3,4 HS đọc

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận nhóm 4 

- Đại diện nhóm nêu

+ Nhóm 1: Tranh1: 3 em nhỏ qua đường không quan sát hai bên, xe máy phóng nhanh....

+ Nhóm 2:  tranh 2 xe máy vượt đèn đỏ ...

+ Nhóm 3 tranh 3 các bạn nhỏ đùa nghịch khi sang đường....

- HS trả lời

- HS nhận xét

- HS lắng nghe


- HS quan sát sắp xếp tranh 

Thứ tự sắp xếp: 1-3-4-2

- HS nhận xét

- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm

- HS trả lời 

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi

- HS lắng nghe

 

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG