Giáo an lớp 1/2
KHBD TUAN 12 LƠP 1/2
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 51: et, êt, it
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần et, êt, it; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần et, êt, it; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần et, êt, it (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần et, êt, it.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần et, êt, it có trong bài học. - Phát triển kỹ năng nói về thời tiết (nóng, lạnh) thể hiện qua trang phục hoặc cảnh sắc thiên nhiên. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm bạn bè thông qua hình ảnh các loài chim ríu rít bên nhau, rèn luyện sự tự tin khi phải trình bày (nói, hát,...) trước đám đông.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Tranh, SGK
2. Học sinh:
- Bộ TH Tiếng việt, Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Đôi vẹt đậu trên cành, ríu rít mãi không hết chuyện. - GV giới thiệu các vấn mới et, êt, it. - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần et, êt, it * So sánh các vần: GV giới thiệu vần et, êt, it. + GV yêu cầu HS so sánh vần et , êt với it để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vẫn et, êt, it - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần et. + GV yêu cầu HS ghép vần êt. + GV yêu cầu HS ghép vần it. - Lớp đọc đồng thanh et, êt, it một số lần b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng vẹt. (GV: Từ vần et đã học,bây giờ cô muốn có tiếng vẹt ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng vẹt . - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng vẹt. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần et, êt, it. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (két, sét, vẹt, dệt, nết, tết, lít, mít, vịt). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa vần et, êt, it. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. + GV yêu cầu HS phân tích tiếng + GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con vẹt, bồ kết, quả mít . - Tìm và nêu các tiếng có vần et, êt, it. - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần et, êt, it. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần et, êt, it. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS quan sát , thảo luận ,trả lời - HS nói theo. - HS trả lời. - Đôi vẹt đậu trên cành, ríu rít mãi không hết chuyện. - HS đọc - HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT - HS lắng nghe - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có t đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: e, ê, i). - HS lắng nghe - HS đánh vần :(e – tờ – et ; ê – tờ - êt; i – tờ – it. ) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần et. - HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành êt. - HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành it. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm v ghép trước et, thêm thanh nặng dưới e ta được tiếng vẹt. - HS đánh vần tiếng thác (vờ - et – vet – nặng – vẹt). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần et, êt, it. - Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng ‘vẹt’ từ đó tạo ra những tiếng mới có vần et, êt, it. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (con vẹt, bồ kết, quả mít) cá nhân , nhóm. - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (et, êt, it, bồ kết, quả mít) chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc. + Thời tiết được miêu tả như thế nào? + Mấy cây đào được miêu tả như thế nào? + Khi trời ấm, điểu gì sẽ xảy ra? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát vàtrả lời Các em nhìn thấy những ai trong tranh? Những người đó mặc trang phục gì ? - Trang phục của họ cho thấy thời tiết như thế nào? (Gợi ý: Tranh thể hiện thời tiết nóng và lạnh.) - GV yêu cầu HS nói về thời tiết khi nóng và lạnh. HS cản ăn mặc hay cần chú ý điều gì khi nóng và lạnh. Kết nối với nội dung bài đọc: Trời ấm, hoa đào nở, chim én bay về,... GV mở rộng: gìúp HS hiểu được con người, cũng như động vật, cây cối,... cần thay đổi để phù hợp với thời tiết. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (et, êt, it, bồ kết, quả mít,) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần et, êt, it. - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần et, êt, it trong đoạn văn một số lần. - HS đọc thầm, tìm. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 - 5 em. - HS trả lời ( Cái rét vẫn đậm) - Chi chít lộc non. Vài nụ tròn đỏ thắm vừa hé nở. - Đàn én nhỏ lại ríu rít bay về, náo nức đón chào năm mới. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời - HS trả lời - HS thảo luận nhóm , phân vai. - Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp. - HS lắng nghe - Về nhà học lại bài 51: et, êt, it |
Toán: BÀI 10: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 3 )
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ
- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ ( giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài tính.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
2. Học sinh:
- Bộ TH Toán, Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Luyện tập *Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu bài tập - HD HS quan sát hình vẽ . - Yêu cầu HS từ hình vẽ tìm ra kết quả phép tính thích hợp - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Tìm những chú thỏ có ghi phép tính có kết quả bằng 4. - HD HS quan sát những chú thỏ. - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS làm bài. - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: Tìm phép tính thích hợp với mỗi hình. - HD HS quan sát tranh nối phép tính thích hợp. - Yêu cầu HS làm bài. - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. - Lắng nghe. - HS quan sát * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS quan sát tranh , và hình thành phép tính . - HS nêu kết quả 6 – 1 = 5 6 – 2 = 4 6 – 3 = 3 6 – 4 = 2… * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS quan sát tranh tìm chú thỏ có phép tính = 4. 5 – 1 ; 6 – 2 ; 7 – 3; .8 - 4 - Lớp nhận xét. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS nêu phép tính tìm được - Thực hiện bài tập vào vở. - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS quan sát tranh, nối . - HS nêu kết quả 10 – 2 = 8 10 – 5 = 5 10 – 3 = 7 - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Buổi chiều
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc các vần ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc. đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc. Làm đúng các bài tập ở vở BT.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt
2. Học sinh: vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 1. Khởi động: - Cho HS hát 1 bài. 2. Ôn luyện: 2.1. Ôn đọc: - GV ghi bảng. ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, xôi gấc, thác nước, mắc áo, tóc dài, máy xúc, ốc quế, con mực. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2.2. Viết: - Hướng dẫn viết vào B/C. - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. (ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, xôi gấc, thác nước, mắc áo, tóc dài, máy xúc, ốc quế, con mực.) Mỗi chữ 1 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2.3. Hướng dẫn hs làm VBT * Bài 1: Điền vần ui hoặc ưi. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 2: Nối - GV hướng dẫn HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - GV nhận xét. * Bài 3 : Sắp xếp các từ ngữ thành câu rồi viết lại. - GV đưa các từ ngữ lên bảng. a. mặc, bác sĩ, áo bờ- lu b. trĩu quả, giàn gấc, sai - Nhận xét. * Bài 1/43: Điền vần oc, ôc, uc, hoặc ưc. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 2/43 : Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống. - HS học sinh thảo luận. - Nhận xét. * Bài 3/43: Nối - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học |
Học sinh - HS Hát bài “ Vào giờ học rồi” - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - HS theo dõi, viết vào B/C. - Nhận xét - HS viết vở ô ly. (ac, ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, xôi gấc, thác nước, mắc áo, tóc dài, máy xúc, ốc quế, con mực.). Mỗi chữ 1 dòng. - Nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - xôi gấc, thác nước, mắc áo * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. a. Mưa lắc rắc. b.Bản nhạc êm dịu. c.Sa Pa có thác. d.Quả gấc chín đỏ. - Lắng nghe. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc thảo luận nhóm 2 sắp xếp các từ ngữ thành câu rồi viết lại cho đúng. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. a.Bác sĩ mặc áo bờ - lu. b. Giàn gấc sai trĩu quả. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - tóc dài, máy xúc, ốc quế, con mực.. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc , thảo luận nhóm 2. - Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. - Nêu kết quả + Chú Hà lái máy xúc. + Mái tóc bà đã bạc. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. + Khóm cúc đã nở rộ. + Mái tóc dài và đen. + Ốc sên đội nhà đi ngủ. + Em học bài. - Lắng nghe. |
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc các vần at, ăt, ât, ot, ôt, ơt đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần at, ăt, ât, ot, ôt, ơt. Làm đúng các bài tập ở vở BT.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt
2. Học sinh: vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 1. Khởi động: - Cho HS hát 1 bài. 2. Ôn luyện: 2.1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, cái bát, bật lửa, mặt trời, cái thớt, rau ngót, nốt nhạc, củ cà rốt. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2.2. Viết: - Hướng dẫn viết vào B/C. - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. (at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, cái bát, bật lửa, mặt trời, cái thớt, rau ngót, nốt nhạc, củ cà rốt.). Mỗi chữ 1 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2.3. Hướng dẫn hs làm VBT * Bài 1/ 44: Khoanh theo mẫu. - Cho học sinh đọc các tiếng trong VBT trang 44. - GV hướng dẫn. - Nhận xét, sửa chữa * Bài 2 : Điền vần at, ăt hoặc ât. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3: Nối - GV hướng dẫn. - Yêu cầu HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - GV nhận xét. * Bài 1/ 45: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 45. - GV nhận xét. * Bài 2/45 : Điền vần ot, ôt hoặc ơt. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3/45: Nối - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học |
Học sinh - HS Hát bài “ Vào giờ học rồi” - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - HS theo dõi, viết vào B/C. - Nhận xét - HS viết vở ô ly. (at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, cái bát, bật lửa, mặt trời, cái thớt, rau ngót, nốt nhạc, củ cà rốt.) - Mỗi chữ 1 dòng. - Nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và khoanh vào VBT những tiếng có vần ui, vần ưi. - Nêu kết quả: hạt, cát, phát, xát. Cắt, dắt, mặt, đắt. Tất, lật, phất, đất. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - cái bát, bật lửa, mặt trời * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. + Trời lất phất mưa. + Bãi cát trải dài. + Đôi mắt của bé như hai vì sao trời. + Cái bát để trên bàn. + Mẹ mua cho bé con lật đật. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - Quả ớt, cái vợt, chim hót, số một. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. + Cây cao chót vót. + Quả ớt chín đỏ. + Chim sơn ca hót lúi lo. + Thỏ ăn cà rốt. - Lắng nghe. |
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 52: ut, ưt
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Nhận biết và đọc dúng các vần ut, ưt; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ut, ưt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ut, ưt (chữ cỡ vừa);viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ut, ưt
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ut, ưt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về niềm vui, sở thích. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được tinh thần đồng đội trong thể thao thông qua đoạn văn học và hình ảnh trong bài, ứng dụng tinh thần ấy trong các hoạt động nhóm hay hoạt độngtập thể.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh, SGK
2. Học sinh:
- Bộ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Cầu thủ số 7 thu hút khán gìả bằng một cú sút dứt điểm - GV giới thiệu các vần mới ut, ưt - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần ut, ưt. * So sánh các vần: GV giới thiệu vần ut, ưt + GV yêu cầu HS so sánh vần ut với ưt để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vầnut, ưt - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần ut. + GV yêu cầu HS ghép vần ưt. - Lớp đọc đồng thanh ut, ưt một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng sút. (GV: Từ vần ut đã học,bây giờ cô muốn có tiếng sút ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng sút . - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng sút. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ut, ưt. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (bụt, hụt, lụt , sụt, dứt, mứt, nứt, sứt). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa vần ut, ưt. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ : bút chì, mứt dừa, nứt nẻ - Tìm và nêu các tiếng có ut, ưt. - Yêu cầu HS đọc( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần ut, ưt - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ut, ưt - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc. - Cầu thủ số 7 thu hút khán gìả bằng một cú sút dứt điểm - HS đọc cá nhân, nhóm. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có t đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: u, ư). - HS lắng nghe - HS đánh vần : (u – tờ – ut ; ư – tờ – ưt ) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 2 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ut. - HS tháo chữ u, ghép ư vào để tạo thành ưt. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm s ghép trước ut và thêm thanh sắc trên âm u. - HS đánh vần tiếng sút (sờ- ut – sut – sắc – sút ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần ut, ưt - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng ‘sút’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ut, ưt. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (bút chì, mứt dừa, nứt nẻ) cá nhân , nhóm. - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: ut, ưt, bút chì, mứt dừa )chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: + Trận đấu thế nào? + Ở những phút đầu, đội nào dẫn trước? + Ai đã san bằng tỉ số? + Cuối cùng đội nào chiến thắng? + Khán gìả vui mừng như thế nào? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: - Tên của môn thể thao trong tranh là gì? - Em biết gì về môn thể thao này? - Em từng chơi môn thể thao này bao gìờ chưa? - Em có thích xem hay chơi không? Vì sao?) - GV yêu câuHS có thể trao đổi thêm về thể thao và lợi ích của việc chơi thể thao - Nhận xét. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (ut, ưt, bút chì, mứt dừa) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ut, ưt - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ut, ưt trong đoạn văn một số lần. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - HS trả lời (Thật gay cấn) - HS trả lời ( Đội bạn) - HS trả lời ( cầu thủ số 7). - Cuối cùng đội nhà thắng. - Khán giả hò reo , nhảy múa. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - HS trả lời. (bóng đá) - HS trả lời (Hai đội đá bóng, có trọng tài, đội nào đá bóng vào lưới đội kia nhiều hơn thi đội ấy thắng..) - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - Về nhà học bài 52: ut, ưt. |
Toán: BÀI 10: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 4 )
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ
- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ ( giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tinhsvaf câu trả lời cho bài tính.
2.Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1.Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
2. Học sinh:
- Bộ TH Toán, Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Khám phá: Số 0 trong phép trừ - GV cho HS quan sát hình trong SGK, nêu bài toán rồi trả lời: a)? Trong bình có mấy con cá ? Vớt 1 con cá còn lại mấy con cá? - Vậy ta có phép tính nào? - GV viết phép tính lên bảng 3- 1 = 2 - Yêu cầu HS đọc phép tính. - GV hướng dẫn tương tự như câu a với các câu b) c) d) - GV nêu phép trừ : 3 – 1 = 2 3 – 2 = 1; 3 – 3 = 0; 3 – 0 = 3 - GV: Số nào trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ số 0 cũng bằng chính số đó” 3. Hoạt động: *Bài 1: Tính nhẩm - GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tính nhẩm - GV cùng HS nhận xét - Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính - Nhận xét, chữa bài. *Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu bài tập - HD HS quan sát hình vẽ . - Yêu cầu HS từ hình vẽ tìm ra kết quả phép tính thích hợp - GV nhận xét. *Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu bài tập -Yêu cầu HS quan sát tranh - GV nêu: Lúc đầu có 3 con vịt ở trong chuồng, sau đó con 3 con chạy ra hết. - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. - HS quan sát - HS nêu lại bài toán. - Trong bình có 3 con cá. Vớt 1 con còn lại 2 con. - Ta có phép tính : 3 – 1 = 2 - Cá nhân, nhóm, tổ. - HS đọc 3 – 1 = 2 - HS làm theo yêu cầu rồi nêu kết quả. 3 – 1 = 2 3 – 2 = 1 3 – 3 = 0 3 – 0 = 3 - Lắng nghe. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả , đọc lại từng phép tính. - Lớp nhận xét. * Nêu lại yêu cầu của bài: - Quan sát hình vẽ trong SGK - HS nêu phép tính tìm được - Thực hiện bài tập vào vở. - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - Quan sát hình vẽ trong SGK - HS nêu phép tính tìm được - Thực hiện bài tập vào vở. - HS nêu phép tính thích hợp 3 – 0 = 3 - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 53: ap, ăp, âp
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần ap, ăp, âp; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ap, ăp, âp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ap, ăp, âp (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ap, ăp, âp.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ap, ăp, âp có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết
2.Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm, sự gần gũi gìữa các HS trong lớp học, gìữa các thành viên trong gìa đình được minh hoạ trong tranh; từ đó yêu mến hơn lớp học và gìa đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh, SGK
- Bộ TH Tiếng việt, Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: (Mẹ đạp xe đưa Hà đến lớp. Khắp phố tấp nập). - GV giới thiệu vần mới: ap, ăp, âp - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần ap, ăp, âp * So sánh các vần: GV giới thiệu vần ap, ăp, âp + GV yêu cầu HS so sánh vần ap, ăp, với vần âp để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần ap, ăp, âp - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần. + GV yêu cầu HS ghép vần ap. + GV yêu cầu HS ghép vần ăp. + GV yêu cầu HS ghép vần âp. - Lớp đọc đồng thanh ap, ăp, âp một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng đạp. (GV: Từ vần ap đã học,bây giờ cô muốn có tiếng đạp ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng sau. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng đạp. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ap, ăp, âp - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (rạp , sạp, tháp, bắp cặp, gặp, đập, mập, nấp). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa ap, ăp, âp +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: xe đạp, cặp da, cá mập. - Tìm và nêu các tiếng có ap, ăp, âp - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần ap, ăp, âp - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ap, ăp, âp - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc ( Mẹ đạp xe đưa Hà đến lớp. Khắp phố tấp nập.) - HS đọc cá nhân, nhóm. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có p đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, ă, â). - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đánh vần : (a – pờ – ap ; ă – pờ - ăp ; â – pờ – âp ) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ap. - HS tháo chữ a, ghép ă vào để tạo thành vần ăp - HS tháo chữ ă, ghép â vào để tạo thành âp. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm đ ghép trước ap và thanh nặng . - HS đánh vần tiếng sau (đờ- ap – đap – nặng – đạp ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần ap, ăp, âp. - Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng‘đạp ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ap, ăp, âp. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (xe đạp, cặp da, cá mập) cá nhân , nhóm - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (ap, ăp, âp, cặp da, cá mập) chữ cỡ vừa chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, - Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. - GV yêu cầu một số (2 3) HS thực hành xin phép. - Nhận xét. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (ap, ăp, âp, cặp da, cá mập) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ap, ăp, âp - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ap, ăp, âp trong đoạn văn. - HS đọc thầm, tìm. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - HS trả lời - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi. - HS thực hành. - Về nhà học lại bài 53: ap, ăp, âp |
Toán: BÀI 10: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (Tiết 5)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ
- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ ( giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tinhsvaf câu trả lời cho bài tính.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1, Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
- Xúc xích để tổ chức trò chơi
- Tìm các bài toán, tình huống liên quan đến phép trừ
2. Học sinh:
- Bộ TH Toán , bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Luyện tập: *Bài 1 a/ :Tính nhẩm - GV nêu yêu cầu bài tập - GV có thể hướng dẫn HS làm theo từng cột và tìm kết quả phép tính. - GV cùng HS nhận xét *Bài 1b: Số ? - GV nêu yêu cầu bài tập - GV HD bài mẫu - Theo dõi HS làm. - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS quan sát tranh. - GV cùng HS nhận xét *Bài 3:a, Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - GV ? Trên bờ có bao nhiêu con mèo? Mấy con câu được cá? b, GV HD HS tính nhẩm 7 – 2 = ? GV ghi: 7 – 2 = 5 - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - GV hỏi: Lúc đầu có 8 con vịt ở trên bờ, sau đó con 5 con chạy xuống ao. Hỏi trên bờ còn lại mấy con? - Yêu cầu HS làm bài. - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. - Lắng nghe. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS nêu lần lượt các phép tính - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả. 2 – 1 = 1 3 - 2 = 1 4 – 3 = 1 4 – 4 = 0 4 – 1 = 3 3 – 1 = 2… * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS tính nhẩm tìm ra kết quả phép tính ghi ở mỗi bông hoa rồi so sánh kết quả mỗi phép tính với 3. Từ đó tìm được bông hoa có kq lớn hơn 3. - HS nêu phép tính tìm được - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS trả lời. - HS nêu kết quả - HS thực hiện bài còn lại 7 – 5 = 2 - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS trả lời. - HS nêu kết quả 8 – 5= 3 - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Đạo đức : Bài 11. HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI ĐẨY ĐỦ
I.Yêu cầu cần đạt:
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự học và năng lực điều chỉnh hành vi dự
- Hiểu được ý nghĩa của việc học bài và làm bài đẩy đủ.
- Thực hiện được việc học bài và làm bài đẩy đủ.
- Nhắc nhở bạn bè học bài và làm bài đầy đủ.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
+ HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động + Các em có học theo bạn Bi không? Vì sao? - GV treo tranh ở mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát tranh. GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hoặc: |
- HS hát
- HS trả lời - HS trong lớp quan sát, nhận xét, bổ sung. Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng,dán sticker mặt cười vào việc nên làm,sticker mặt mếu vào việc không nên làm. - HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình. - HS nêu
+ HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày cách xử lí tình huống.
* Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 54: op, ôp, ơp
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần op, ôp, ơp; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần op, ôp, ơp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần op, ôp, ơp (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần op, ôp, ơp
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần op, ôp, ơp có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật sống ở ao hồ và hiện tượng thời tiết. Phát triển kỹ năng nhận biết và nói về ao, hồ.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Trang, SGK
2. Học sinh:
- Bộ TH Tiếng việt, bảng phụ , SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Mưa rào lộp độp, ếch nhái tụ họp thi hát, cả cờ há miệng đớp mưa. - GV giới thiệu các vấn mới : op, ôp, ơp (Ghi đề bài lên bảng) . 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần op, ôp, ơp * So sánh các vần: GV giới thiệu vần op, ôp, ơp + GV yêu cầu HS so sánh vần op, ôp, với ơp để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần op, ôp, ơp - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần op. + GV yêu cầu HS ghép vần ôp. + GV yêu cầu HS ghép vần ơp. - Lớp đọc đồng thanh op, ôp, ơp một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng họp. (GV: Từ vần op đã học,bây giờ cô muốn có tiếng họp ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng họp. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng họp. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần op, ôp, ơp - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (cọp, góp, họp; hộp tốp, xốp; hợp, lớp ,lợp). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa op, ôp, ơp. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con cọp, lốp xe, tia chớp - Tìm và nêu các tiếng có op, ôp, ơp - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các op, ôp, ơp - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần op, ôp, ơp - - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc. - HS đọc cá nhân, nhóm. - Mưa rào lộp độp, ếch nhái tụ họp thi hát, cả cờ há miệng đớp mưa. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần. - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có p đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: o, ô, ơ. - HS lắng nghe - HS đánh vần : (o – pờ – op ; ô – pờ - ôp, ơ – pờ - ơp) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần op. - HS tháo chữ o, ghép ô vào để tạothành vần ôp. - HS tháo chữ ô, ghép ơ vào để tạothành vần ơp. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm h ghép trước op và thanh nặng. - HS đánh vần tiếng họp (hờ- op – hop- nặng – họp ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần op, ôp, ơp. - Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng‘họp ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần op, ôp, ơp. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (con cọp, lốp xe, tia chớp.) cá nhân, nhóm - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (op, ôp, ơp lốp xe, tia chớp.)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn. + Trong cơn mưa, họ nhà nhái làm gì? + Mặt ao thể nào? + Đàn cá cờ làm gì? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS - Hai bức tranh vẽ gì ? - Tranh nào vẽ ao? - Tranh nào vẽ hồ? - Em thấy ao hồ ở đâu? - Em thấy ao và hồ có gì gìống nhau và khác nhau? - Có những loài vật nào sống ở ao hồ? - GV có thể mở rộng giúp HS có ý thức giữ gìn ao hồ và môi trường sống nói chung. Lưu ý HS không tắm ở ao hồ..... 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (op, ôp, ơp lốp xe, tia chớp) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần op, ôp, ơp - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có op, ôp, ơp trong đoạn văn. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - Lớp đọc ĐT - Tụ họp thi hát đón cơn mưa đầu mùa. - Ran ran bài ca ì ọp, ì ọp. - Lâu lâu lại ngoi lên bờ. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Ao và hồ đều có nước, ao (thường) nhỏ hơn hổ). - (Gợi ý: cá, ếch, nhái,..). - HS lắng nghe Về nhà học lại bài 54: op, ôp, ơp |
HĐTN: CHỦ ĐỀ 3: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM
BÀI: KÍNH YÊU THẦY CÔ (tiếptheo)
I. Yêu cầu cần đạt: HS có khả năng:
- Biết được công việc hằng ngày của thầy cô giáo
- Biết thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy ,cô giáo
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện,sắm vai ,lắng nghe ,tự tin ,hợp tác và giải quyết vấn đề.
- Hình thành phẩmchất trách nhiệm, trung thực,tôn sư trọng đạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh SGK, một số mẫu thiệp tặng thầy, cô giáo,tờ bìa,giấy màu,bút màu
- Học sinh: Tranh SGK,tờ bìa,giấy màu,bút màu
III. Hoạt động dạt học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát các bài hát đã Đồ dùng dạy học về thầy ,cô giáo - GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi hát bài hát này? 2. Thực hành. *Hoạt động:Sắm vai xử lí tình huống - GV yêu cầu HS xem lần lượt tranh hai tình huống ở hoạt động 3 SGK trang 30, trả lời : + Tranh ở tình huống 1 nói về điều gì + Tranh ở tình huống 2 nói về điều gì - GV bổ sung và chốt lại nội dung 2 tình huống - GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại: +Tình huống 1: Hai bạn HS nhìn cô giáo không dạy ở lớp mình và tự hỏi "Mình có chào không?" +Tình huống 2: Hai bạn HS nhìn thấy cô giáo đang bê chồng sách nặng.hai bạn nên làm gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận cách xử lí tình huống và phân công các bạn sắm vai xử lí tình huống - GV yêu cầu các nhóm lên bảng sắm vai xử lí tình huống - GV nhận xét chung và kết luận:Khi gặp các thầy cô giáo dù không dạy lớp mình các em cũng phải lễ phép chào hỏi và giúp thày cô làm những việc phù hợp với khả năng của mình.Có như vậy mới xứng đáng là học sinh ngoan và biết kính trọng ,lễ phép với thầy giáo cô giáo. * Hoạt động : Làm thiệp để kính tặng thầy ,cô giáo - GV nếu câu hỏi:Trong lớp bạn nào đã biết làm thiệp? - GV mời 1-2 HS giơ tay nói về cách làm thiệp - GV hướng dẫn HS làm thiệp theo trình tự sau: +Lấy 1 tờ bìa đã Đồ dùng dạy học gấp đôi tờ bìa theo chiều dài. +Trang trí một mặt phía trong của tờ bìa bằng cách xé ,dán hoặc dùng bút mài vẽ trang trí theo ý tưởng của em.Có thể viết những lời thể hiện tình cảm của em với thầy cô. - GV giới thiệu 1 số mẫu thiệp để hs tham khảo. - Ngoài việc làm thiệp GV gợi ý cho hs có thể vẽ tranh,làm bông hoa ,...để bày tỏ lòng biết ơn của em với thầy cô giáo. - GV tổ chức cho HS tặng thầy,cô sản phẩm đã làm được - GV cảm ơn và dặn dò những điều thầy cô mong muốn ở các em HS của mình. 3. Vận dụng - GV hướng dẫn HS thường xuyên thực hiện những điều thầy cô dạy để rèn luyện thói quen tốt trong học tập và lao động hàng ngày. Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò Đồ dùng dạy học bài sau |
- HS tham gia hát theo nhạc và đưa ra câu trả lời: - HS q/s tranh trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS quan sát, trả lời - HS lắng nghe - HS thảo luận sắm vai xử lí tình huống theo nhóm 3 - 1số nhóm lên bảng sắm vai xử lí tình huống - Các nhóm khác theo dõi nhận xét,bổ sung - HS lắng nghe - HS phát biểu - HS xung phong nói về cách làm thiệp - Nhóm xung phong lên thể hiện. Cả lớp quan sát nhận xét - HS lắng nghe - HS quan sát theo dõi cách làm thiệp. - HS quan sát thiệp để tham khảo - HS thực hành làm sản phẩm theo ý tưởng,ý thích của mình - HS tặng thầy,cô sản phẩm đã làm được - HS lắng nghe cô dặn dò - HS lắng nghe ,ghi nhớ - HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ Thầy cô giáo dạy em học chữ ,học điều hay ,lẽ phải để trở thành con ngoan trò giỏi,công dân có ích cho xã hội .Em cần biết ơn và kính trọng thầy cô. - HS lắng nghe |
Tiếng Việt: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT( T1)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần et, ut, ưt, êt, it đã học, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ôli
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng et, ut, ưt, êt, it - GV nhận xét, sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 51, 52 trong SGK. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. - GV đọc lần lượt : et, ut, ưt, êt, it, hút,mứt,vệt, vịt. - Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV nhận xét vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện |
- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu. - Nhận xét bài viết của bạn. - Học sinh nộp bài. - Sửa lỗi viết sai vào bảng con. - Lắng nghe - Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà. |
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 50: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nắm vững cách đọc các vần et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ơp, ôp;cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vầnet, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ơp, ôp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu. Phát triển kĩ năng nghe và nói.Câu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể, biết quan tâm chia sẻ với người khác.
2. Phẩm chất:
- Thêm yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh, SGK
2. Học sinh:
- Bộ TH TV, SGK, Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - GV đọc cho HS viết chữ: et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ơp, ôp 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ 2.1. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS ghép âm đầu với các vần để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó. 2.2. Đọc từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng các Từ sau: nét chữ, quả mít, gặp gỡ, hồi hộp, xe đạp, chợ tết , tấp nập, gom góp, chút ít, mứt sen, tia chớp. 3. Đọc đoạn: - Cho HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần. - GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu bài đọc - HS đọc nối tiếp từng câu. - Yêu cầu đọc cả bài. - Mưa được miêu tả như thế nào? - Tiếng sấm sét như thế nào? - Khi mưa dứt, mặt trời thế nào? - Sau cơn mưa, vạn vật như thế nào? 4. Viết - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ: trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV cho HS nhận xét, lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS |
- HS viết ở bảng con. - Nhận xét bài viết của bạn. - HS ghép và đọc - HS trả lời - HS đọc: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - HS đọc các tiếng có dấu thanh. (et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ơp, ôp.) - HS đọc cá nhân, nhóm . - Các tổ thi đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc thầm, tìm và nêu. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp từng câu ( 3 lượt) - 4 – 5 em đọc lại toàn bài. - Các nhóm thi đọc . - Cả lớp đọc đồng thanh. - Mưa sầm sập như trút. - Sấm sét ì ầm, xa xa. - Mặt trời ló khỏi chân mây. - Vạn vật như thức dậy, đầy ắp sắc màu. - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS viết ở bảng con. - Viết ở vở Tập viết. + Gần hồ có ngọn tháp cao vút. - HS nhận xét - HS lắng nghe |
Tiết 2
5. Kể chuyện 5.1. Văn bản ( GV Đồ dùng dạy học văn bản như trong SGV) 5.2. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời * Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. * Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. - Đoạn 1: Từ đầu đến chia cho các bạn cùng ăn nhé. GV hỏi HS: 1. Gấu mẹ đã Đồ dùng dạy học gì cho gấu con khi đi chơi? 2. Gấu mẹ dặn gấu con điều gì? - Đoạn 2: Từ Gấu con ôm lo mật ong đến giấu lọ mật ong đi. GV hỏi HS: 3. Vì sao gấu con giấu lọ mật ong đi? - Đoạn 3: Từ Lát sau đến thẹn đỏ mặt. GV hỏi HS: 4. Khi thấy gấu con không mang theo đồ ăn, các bạn nói gì? 5. Vì sao gấu con then đỏ mặt? - Đoạn 4: Từ Mấy bạn đến rất nhiểu nấm. GV hỏi HS: 6. Vì sao thức ăn bị rơi mất? 7. Đồ ăn bị rơi mất, các bạn đã làm gì? - Đoạn 5: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS: 8. Nhớ ra lọ mật ong, gấu con đã làm gì? 9. Chia mật ong cho các bạn, gấu con nghĩ gì? 5.2. HS kể chuyện - GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời (mẹ đã Đồ dùng dạy học cho gấu con một lọ mật ong.) - HS trả lời. "Con nhớ chia cho các bạn cùng ăn nhé!”. - HS trả lời “Mật ong ngon thế này mà phải chia cho các bạn thì tiếc lắm” - HS trả lời: Các bạn liền an ủi: "Không sao đâu, bọn tớ sẽ chia thức ăn cho cậu”. - HS trả lời : Nghĩ đến việc mình đã giấu lọ mật đi, gấu con thẹn đỏ mặt - HS trả lời :Dọc đường đi, do sơ ý, đồ ăn bị rơi hết cả. - Thế là cả bọn cùng đi kiếm thức ăn Gấu con liền chạy về chỗ giá lọ mật ong lúc sáng và mang mật ong đến chia cho các bạn. - Gấu con thẩm nghĩ: “Từ giờ mình sẽ không là gấu con ích kỷ nữa”. - HS kể cá nhân - Nhận xét bạn kể. - Kể chuyện theo vai - Nhận xét nhóm của bạn. - 3- 4 em đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe. |
Buổi chiều
Tiếng Việt: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT (T2 )
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết đúng chính tả các chữ có các vần ap, ăp, âp, op, ôp, ơp đã học,trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ôli
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: ap, ăp, âp, op, ôp, giáp, bắp, mập, hót, hộp, hớp. - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 53, 54 trong SGK. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. - GV đọc lần lượt : ap, ăp, âp, op, ôp, giáp, bắp, mập, hót, hộp, hớp - Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV nhận xét vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện |
- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu. - Nhận xét bài viết của bạn. - Học sinh nộp bài. - Sửa lỗi viết sai vào bảng con. - Lắng nghe - Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà. |
Toán: LUYỆN TẬP TOÁN
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính trừ
- Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ ( giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).
- Giao tiếp diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tinhsvaf câu trả lời cho bài tính.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
- VBT, phiếu BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - HS hát bài hát 2.Hoạt động - GVHDHS làm lần lượt các bài tập vbt trang 68, 69 *Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. 4 – 1 = ? - Tương tự các bài khác. -Theo dõi giúp HS - GV nhận xét , bổ sung *Bài 2 :Số? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, sửa chữa. *Bài 3 Nối hai phép tính có cùng kết quả. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn Hs tính rồi nối 2 phép tính có cùng kết quả lại với nhau. - GV nhận xét, sửa chữa *Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm thêm các bài tập ở VBT / 70, 71, 72, 73. - Nhận xét tiết học. |
- HS quan sát - HS hát bài Lớp 1 thân yêu. * HS nêu yêu cầu - HS thực hiện theo HD của GV 4 – 1 = 3 - HS làm, nêu kết quả 4 – 2 = 2 4 – 3 = 1 4 – 4 = 0 4 – 0 = 4 - HS nhận xét * HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở bài tập - HS nêu kết quả 6 + 0 = 6 0 + 6 = 6 4 + 0 = 4 6 – 0 = 6 3 – 0 = 3 2 – 0 = 2 6 – 6 = 0 3 – 3 = 0 2 – 2 = 0 - HS nhận xét bạn * HS nêu yêu cầu - HS làm bài nêu 8 – 5 = 3 nối với 3 – 3 = 0 4 – 4 = 0 4 – 4 = 0 - HS nhận xét bài của bạn *HS nêu yêu cầu - HSlàm bài 5 – 5 = 0 - HS lắng nghe, về nhà thực hiện các bài tập ở VBT /70, 71, 72, 73. |
HĐTN: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 12
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 3 “Truyền thống trường em”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
* Tích hợp PTTNTT: HS biết Phòng tránh tai nạn thương tích do các trò chơi nguy hiểm. ( Có G. án kèm theo)
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định tổ chức: - GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Yêu cầu cần đạt: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. + Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Yêu cầu cần đạt: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. - Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và Yêu cầu cần đạt phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 3. Sinh hoạt theo chủ đề “Kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn và yêu quý thầy cô ” - GV yêu cầu HS chia sẻ: + Những điều đã học hỏi được và cảm nhận cảu em sau khi tham quan và được nghe giới thiệu về "Góc tri ân " của các lớp trong trường. + Những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn và yêu quý thầy cô . Đánh giá: a) Cá nhân tự đánh giá - GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: + Nhận biết được những hành động thể hiện sự thân thiện với bạn. + Thể hiện được sự thân thiện với bạn. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: - Có thể hiện được sự thân thiện với bạn hay không? - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,... hay không? c) Đánh giá chung của GV - GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. 4. Củng cố - dặn dò - GV dặn dò nhắc nhở HS |
- HS hát một số bài hát. - Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ. Các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe và đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các tổ thực hiện theo. - Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - HS hát đồng thanh. - Tổ trưởng lên báo cáo. - HS lắng nghe. - Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - HS lắng nghe và hứa sẽ thực hiện theo. - HS lắng nghe. - HS tham gia kể. - HS chú ý lắng nghe. - HS tham gia - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hành - HS tự đánh giá theo các mức độ - HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung - HS lắng nghe. - HS thực hành làm theo bảng kiểm - Cuối tuần đánh giá, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học của lớp mình. |
BÀI 5: PHÒNG TRÁNH TNTT DO CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. Yêu cầu cần đạt:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Biết được sự nguy cơ gây tai nạn của các trò chơi nguy hiểm như: bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi khăng, trượt patin….
- Biết cách phòng, tránh các tai nạn thương tích khi chơi các trò chơi nguy hiểm
- Thực hiện phòng, tránh các tai nạn thương tích khi chơi các trò chơi nguy hiểm
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh mô tả một số trò chơi như: bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi khăng trượt patin….
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Khởi động:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết được nguy cơ gây tai nạn thương tích của các trò chơi bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi khăng trượt patin….
b) Cách tiến hành
- GV treo các tranh lên bảng, hướng dẫn các nhóm hoạt động: các em gọi tên các trò chơi trong tranh và kể các tai nạn thương tích có thể xảy ra do các trò chơi đó gây ra.
+ Tranh 1: Mô tả cảnh một em trai đang dùng súng cao su bắn chim do bất cẩn bắn trúng một người khác.
+ Tranh 2: Mô tả một vài em trai đang dùng súng (bắn đạn nhựa) để bắn nhau, một em bị trúng vào mặt nhăn nhó đau đớn.
+ Tranh 3: Mô tả cảnh một vài em trai đang chơi patin, một em bị ngã.
+ Tranh 4: Mô tả cảnh một vài em đang chơi đánh khăng. Một em bị que khăng bay vào đầu chảy máu.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một nội dung một tranh và nêu các tai nạn thương tích khác có thể xảy ra, các nhóm khác góp ý.
- GV tổng hợp các ý kiến
c) Kết luân:
+ Tranh 1: Mô tả cảnh một em trai đang dùng súng cao su bắn chim. Bắn chim có thể không may bắn vào người khác gây thương tích nguy hiểm.
+ Tranh 2: Mô tả một vài em trai đang dùng súng bắn đạn nhựa để bắn nhau. Trò chơi này rất nguy hiểm, Đạn nhựa bắn vào mắt làm hỏng mắt bạn.
+ Tranh 3: Mô tả cảnh một vài em trai đang chơi patin, có em bị ngã gây thương tích nguy hiểm.
+ Tranh 4: Mô tả trò chơi đánh khăng. Khi chơi do bất cẩn, que khăng bay vào đầu gây thương tích nguy hiểm.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
a) Mục tiêu: HS biết được cách phòng tránh các tai nạn do các trò chơi nguy hiểm trên.
b) Cách tiến hành
- GV nêu các yêu cầu: các nhóm hãy thảo luận làm thế nào để phòng tránh các tai nạn thương tích do các trò chơi trên?
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện một vài nhóm trình bày, các em khác góp ý.
c) Kết luân:
- Để phòng tránh các tai nạn thương tích do các trò chơi trên cần ghi nhớ: không nên chơi các trò chơi nguy hiểm.
* Kết luận chung:
Có rất nhiều trò chơi, các em hãy chơi các trò chơi an toàn, không chơi các trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su, bắn súng đạn nhựa, chơi khăng trượt patin….
Ngày tháng năm 2024
Hiệu trưởng Khối trưởng