Giáo an lớp 1/2
KHBD TUAN 14 LƠP 1/2
TUẦN 14
Thứ hai, ngày 09 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 61:ong, ông, ug, ưng.
I. Yêu cầu cần đạt:1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần ong, ông, ung, ưng; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ong, ông, ung, ưng; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ong, ông, ung, ưng(chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ong, ông, ung, ưng.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ong, ông, ung, ưngcó trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói về cách ứng xử.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm ấm áp của gìa đình và những người thân quen được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gìa đình và người thân quen.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Tranh, SGK.
2.Học sinh:
- Bộ đồ dùng TH TV, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Những bông hồng rung rinh trong gió. - GV giới thiệu các vấn mới ong, ông, ung, ưng. - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần ong, ông, ung, ưng * So sánh các vần: GV giới thiệu vần ong, ông, ung, ưng + GV yêu cầu HS so sánh vần ong , ông, ung với ưng để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vẫn ong, ông, ung, ưng - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần ong. + GV yêu cầu HS ghép vần ông. + GV yêu cầu HS ghép vần ung. + GV yêu cầu HS ghép vần ưng. - Lớp đọc đồng thanh ong, ông, ung, ưng một số lần b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng trong. (GV: Từ vần ong đã học,bây giờ cô muốn có tiếng trong ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng trong . - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng trong. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ong, ông, ung, ưng - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (dòng, võng, bổng, cộng, thúng, vũng, đựng, hửng). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa vần ong, ông, ung, ưng +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. + GV yêu cầu HS phân tích tiếng + GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: chong chóng, bông súng, bánh chưng. - Tìm và nêu các tiếng có vần ong, ông, ung, ưng. - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần ong, ông, ung, ưng - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ong, ông, ung, ưng - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS trả lời. - Những bông hồng rung rinh/ trong gió. - HS đọc - HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có ng đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước:o, ô, u, ư). - HS lắng nghe - HS đánh vần : (o – ngờ – ong ; ô – ngờ - ông ; u – ngờ – ung; ư – ngờ - ưng. ) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 4 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ong. - HS tháo chữ o, ghép ôvào để tạo thành ông. - HS tháo chữ ô, ghép u vào để tạo thành ung. - HS tháo chữ u, ghép ư vào để tạo thành ưng. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm tr ghép trước ong ta được tiếng trong. - HS đánh vần tiếng thác (trờ - ong –trong). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần ong, ông, ung, ưng - Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng ‘trong’ từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ong, ông, ung, ưng + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (chong chóng, bông súng, bánh chưng.) cá nhân , nhóm. - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (ong, ông, ung, ưng, bông súng, bánh chưng) chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc. + Nam đi đâu? + Nam đi với ai? + Chợ thế nào? + Ở chợ có bán những gì? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS nói về chợ, siêu thị + Đâu là chợ? Đâu là siêu thị? + Em đã đi chợ siêu thị bao giờ chưa? + Chợ và siêu thị có gì giống nhau? + Chợ và siêu thị có gì khác nhau?. - GV gợi ý để HS tìm được câu trả lời
- Nhận xét, khen ngợi. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (ong, ông, ung, ưng, bông súng, bánh chưng) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ong, ông, ung, ưng - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ong, ông, ung, ưng trong đoạn văn một số lần. - HS đọc thầm, tìm. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 - 5 em. - HS trả lời ( Nam theo mẹ đi chợ) - Nam đi với mẹ. - Chợ đông vui , có bán đủ thứ. - Đồ dùng gia đình, hàng rau, thịt và cá. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời - HS trả lời - Chợ và siêu thị cùng bán rất nhiều thứ - Chợ khác siêu thị là những người bán hàng tự bán các mặt hàng và tính tiền. Còn trong siêu thị khách tự chọn đồ và có nhân viên thu tiền tại quấy. Siêu thị thường trong một toà nhà lớn. Chợ có thể họp ở nhiều nơi: trong nhà, ngoài trời (bãi, ngõ phố, bên đường),.. - HS lắng nghe - Về nhà học lại bài 61: ong, ông, ung, ưng. |
Toán: BÀI 10: BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (T3)
I. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức :
- Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.
* Phát triển năng lực
- Qua việc xây dựng bảng cộng, bảng trừ thấy được mối quan hệ ngược giữa phép cộng và phép trừ, từ đó phát triển tư duy lôgic, liên hệ giải các bài toán có tình huống thực tế và vận dụng vào tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
- Xúc xắc để tổ chức trò chơi
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Hoạt động: Luyện tập *Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ hình thành các phép tính rồi tính kết quả, tìm ra số thích hợp trong ô trống - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu bài tập - HD HS thực hiện phép rính theo thứ tự mũi tên để tìm ra số thích hợp trong ô + GV hỏi: 5 cộng 4 bằng mấy? ( 9) điền 9 vào ô trống thứ nhất. + 9 trừ 4 bằng mấy? ( 5) . Điền 5 vào ô trống tiếp theo - HD tương tự với bài b - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: Trò chơi: Chọn tấm thẻ nào? - GV nêu cách chơi: + Chơi theo nhóm + Đặt 12 tấm thẻ trên mặt bàn. Khi đến lượt người chơi gieo xúc xắc, úp tấm thẻ ghi phép tính có kết quả bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc + Trò chơi kết thúc khi úp được 6 tấm thẻ. -Yêu cầu HS chơi theo nhóm - GV giám sát - GV cùng HS nhận xét 3. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả , đọc lại từng phép tính. - Lớp nhận xét. * Nêu lại yêu cầu của bài: - Quan sát hình vẽ trong SGK - Lắng nghe. - HS nêu : 5 + 4 = 9 9 – 4 = 5 - Thực hiện bài tập vào vở. - Đọc lại kết quả. - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - Lắng nghe - Nắm được cách chơi. - HS chơi theo nhóm. - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Buổi chiều
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc các vần ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh. Làm đúng các bài tập ở vở BT.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt
2. Học sinh: vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 1. Khởi động: - Cho HS hát 1 bài. 2. Ôn luyện: 2.1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh đầu bếp, búp bê, kẹp tóc, béo múp míp, học sinh, con kinh, chim cánh cụt, cánh cây. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2.2. Viết: - Hướng dẫn viết vào B/C. - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. (ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh đầu bếp, búp bê, kẹp tóc, béo múp míp, học sinh, con kinh, chim cánh cụt, cánh cây.) Mỗi chữ 1 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2.3. Hướng dẫn hs làm VBT * Bài 1/ 50: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 50. - GV nhận xét. * Bài 2: Điền vần ep, êp, ip hoặc up. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3: Nối - GV hướng dẫn HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - GV nhận xét. * Bài 1/ 51: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 51. - GV nhận xét * Bài 2/47: Điền vần anh, ênh hoặc inh. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3/47: Nối - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học |
Học sinh - HS Hát bài “ Vào giờ học rồi” - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - HS theo dõi, viết vào B/C. - Nhận xét - HS viết vở ô ly. (ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh đầu bếp, búp bê, kẹp tóc, béo múp míp, học sinh, con kinh, chim cánh cụt, cánh cây). - Mỗi chữ 1 dòng. - Nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát tranh, điền vần thích hợp vào chỗ trống - búp sen, gác xếp, sắp xếp, bìm bịp. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. + Bé có búp bê. + Đôi dép của bà nhộn nhịp . + Phố xá nhộn nhịp. - Lắng nghe. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - quả chanh, bập bênh, cặp kính.. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. + Hai anh em chơi bập bênh. + Cây chanh đã ra quả. + Bé vẽ hình tròn. - Lắng nghe. |
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc các vần ach, êch, ich, ang, ăng, âng đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần ach, êch, ich, ang, ăng, âng. Làm đúng các bài tập ở vở BT.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt
2. Học sinh: vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 1. Khởi động: - Cho HS hát 1 bài. 2. Ôn luyện: 2.1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: ach, êch, ich, ang, ăng, âng, sạch sẽ, con ếch, chim chích, măng tre, nhà cao tầng, cá vàng, xe nâng. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2.2. Viết: - Hướng dẫn viết vào B/C. - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. (ach, êch, ich, ang, ăng, âng, sạch sẽ, con ếch, chim chích, măng tre, nhà cao tầng, cá vàng, xe nâng). Mỗi chữ 1 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2.3. Hướng dẫn hs làm VBT * Bài 1/ 52 : Khoanh vào tên phù hợp với hình. - Cho học sinh quan sát tranh đọc các chữ bên dưới tranh chọn rồi khoanh vào VBT trang 52. - GV nhận xét. * Bài 2: Nối - GV hướng dẫn HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - GV nhận xét. * Bài 3/52: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống. - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. * Bài 1/ 53: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 53. - GV nhận xét. * Bài 2/53 : Điền vần ang, ăng hoặc âng. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3/49: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết lại. - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học |
Học sinh - HS Hát bài “ Vào giờ học rồi” - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - HS theo dõi, viết vào B/C. - Nhận xét - HS viết vở ô ly. (ach, êch, ich, ang, ăng, âng, sạch sẽ, con ếch, chim chích, măng tre, nhà cao tầng, cá vàng, xe nâng) Mỗi chữ 1 dòng. - Nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài. - Cho học sinh quan sát tranh đọc các chữ bên dưới tranh chọn rồi khoanh. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho có nghĩa - HS làm vào VBT. + Tờ lịch, sạch sẽ , con ếch. - Lắng nghe. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi điền vào chỗ trống. - HS làm vào VBT. a, Nhà cửa rất sạch sẽ. b, Mấy chú chim chích chăm chỉ bắt sâu. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - xóm làng, vầng trăng, nhà cao tầng, càng cua. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ rồi sắp xếp thành câu sau đó viết vào vở. - HS làm vào VBT. a, Bằng lăng nở tím góc phố . b, Bể có cá vàng. - Lắng nghe. |
Thứ ba, ngày 10 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 62: iêc, iên, iêp
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Nhận biết và đọc dúng các vần iêc, iên, iêp; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêc, iên, iêp; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần iêc, iên, iêp (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần iêc, iên, iêp
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần iêc, iên, iêp có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, qua đó thêm yêu mến và tự hào hơn về quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh, SGK.
2. Học sinh:
- Bộ chữ TH TV, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Biển xanh biếc. Những hòn đảo lớn nhỏ trùng điệp. - GV giới thiệu các vần mới iêc, iên, iêp. - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần iêc, iên, iêp. * So sánh các vần: GV giới thiệu vần iêc, iên, iêp. + GV yêu cầu HS so sánh vần iêc, iên với iêp để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần iêc, iên, iêp. - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần iêc. + GV yêu cầu HS ghép vần iên. + GV yêu cầu HS ghép vần iêp. - Lớp đọc đồng thanh iêc, iên, iêp một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng biếc. (GV: Từ vần iêc đã học,bây giờ cô muốn có tiếng biếc ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng biếc . - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng biếc. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần iêc, iên, iêp. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (thiếc, tiệc, xiếc, điện, kiến, thiện, diệp, thiếp, tiệp). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa vần iêc, iên, iêp. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ : xanh biếc, bờ biển, sò điệp. - Tìm và nêu các tiếng có iêc, iên, iêp. - Yêu cầu HS đọc( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần iêc, iên, iêp. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần iêc, iên, iêp. - GV nhận xét. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc. - Biển xanh biếc. Những hòn đảo lớn nhỏ trùng điệp. - HS đọc cá nhân, nhóm. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có iê đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: c, n, p. - HS lắng nghe - HS đánh vần : (i – ê – cờ - iêc ; i - ê – nờ – iên; i – ê - pờ - iêp ) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần iêc. - HS tháo chữ c, ghép n vào để tạo thành iên. - HS tháo chữ n, ghép p vào để tạo thành iêp. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm b ghép trước vần iêc và thêm thanh sắc trên âm ê. - HS đánh vần tiếng biếc (bờ- iêc – biêc – sắc – biếc ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần iêc, iên, iêp. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng ‘biếc’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần iêc, iên, iêp. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (xanh biếc, bờ biển, sò điệp.) cá nhân , nhóm. - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: iêc, iên, iêp, xanh biếc, biển, sò điệp)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: - Vịnh Hạ Long có gì? - Du khách đến Hạ Long làm gì? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV giới thiệu tranh trong SHS: hình ảnh các sinh vật trong lòng đại dương. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh và trao đổi, tự đặt câu hỏi theo hướng dẫn của GV: + Trong lòng biển có những gì? + Em đã biết những loài vật nào trong lòng biển? + Em thích loài vật nào? Vì sao? - GV cho các nhóm thi kể tên các sự vật trong lòng biển và nhận xét, đánh giá. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (iêc, iên, iêp, xanh biếc, biển, sò điệp) - Nhận xét bài viết của bạ - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêc, iên, iêp. - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần iêc, iên, iêp trong đoạn văn một số lần. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - HS trả lời ( nơi đây có những hòn đảo lớn nhỏ trùng điệp) - HS trả lời (Để ngắm cảnh, tắm mát và đi dạo) - HS trả lời - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - Về nhà học bài 62: iêc, iên ,iêp |
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép cộng, phép trừ. Thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm) trong phạm vi 10.
- Tiếp tục củng cố năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp khi nêu được tính thích hợp với mỗi tình huống thực tế (qua tranh vẽ).
- Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.
2.Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
2.Học sinh:
- Bộ TH Toán, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Hoạt động: *Bài 1: Tính nhẩm - GV nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tính nhẩm - GV cùng HS nhận xét - Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính - Nhận xét, chữa bài. * Bài 2: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS : Đọc 5 phép tính đầu, sau đó tìm kết quả của 5 phép tính sau - Yêu cầu HS làm bài - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS tính nhẩm tìm ra kết quả - Yêu cầu HS làm bài - HS lần lượt nêu nêu kết quả - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập a/HD HS tính theo chiều mũi tên để tìm ra kết quả b/ Cho Hs thấy được quy luật: - Yêu cầu HS làm bài - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả , đọc lại từng phép tính. - Lớp nhận xét. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS đọc phép tính trong bài. - Thực hiện bài tập vào vở. - HS lần lượt nêu nêu kết quả - Đọc lại bảng cộng vừa thành lập. - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - Quan sát hình vẽ trong SGK - Thực hiện bài tập vào vở. - HS nêu phép tính thích hợp - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS lần lượt nêu nêu kết quả 1 + 2 = 3; 2 + 1 = 3; 3 + 0 = 1 3 + 3 = 6; 3 + 1 = 4; 6 + 4 = 10 - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Thứ tư, ngày 11 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 63: iêng, iêm, yên
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần iêng, iêm, yên, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêng, iêm, yên; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần iêng, iêm, yên (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần iêng, iêm, yên.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần iêng, iêm, yên có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh.
2.Phẩm chất:
- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Tranh, SGK.
2. Học sinh:
- Bộ TH Tiếng việt, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: (Yến phụng có bộ lông tím biêng biếc, trông rất diêm dúa.) - GV giới thiệu vần mới: iêng, iêm, yên. - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần iêng, iêm, yên. * So sánh các vần: GV giới thiệu vần iêng, iêm, yên. + GV yêu cầu HS so sánh vần iêng, iêm, với vần yên để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần iêng, iêm, yên. - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần. + GV yêu cầu HS ghép vần iêng. + GV yêu cầu HS ghép vần iêm. + GV yêu cầu HS ghép vần yên. - Lớp đọc đồng thanh iêng, iêm, yên. một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng biêng. (GV: Từ vần iêng đã học,bây giờ cô muốn có tiếng biêng ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng sau. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng biêng. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần iêng, iêm, yên. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (kiễng, liệng, riềng; diềm, kiểm, xiêm; yên, yến). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa iêng, iêm, yên. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: sầu riêng, cá kiếm, tổ yến. - Tìm và nêu các tiếng có iêng, iêm, yên. - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần iêng, iêm, yên. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần iêng, iêm, yên. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc (Yến phụng có bộ lông tím biêng biếc, trông rất diêm dúa). - HS đọc cá nhân, nhóm. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có iê đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: ng, m, n). - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đánh vần : (i - ê – ngờ - iêng; i – ê – mờ - iêm; y – ê – nờ - yên ) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần iêng. - HS tháo chữ ng, ghép m vào để tạo thành vần iêm - HS tháo chữ m, ghép n vào để tạo thành yêm. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm b ghép trước iêng. - HS đánh vần tiếng biêng (bờ- iêng – biêng). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần iêng, iêm, yên. - Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được (cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng‘biêng ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần iêng, iêm, yên. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (sầu riêng, cá kiếm, tổ yến.) cá nhân , nhóm - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (iêng, iêm, yên, sầu riêng, cá kiếm, yến) chữ cỡ vừa chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, - Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc - Chủ nhật, bố và Hà đi đâu? - Sân chim có gì? - Sau một ngày kiếm ăn, đàn chim làm gì? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. - Em có biết tên loài chim nào trong các tranh không ? - Những con chim trong các tranh đang làm gi? - Em có biết điểm đặc biệt nào của những loài chim này không? - GV có thể gợi ý, mở rộng để HS tìm được các từ ngữ liên quan đến đời sống của chim - Nhận xét. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (iêng, iêm, yên, sầu riêng, cá kiếm, yến) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêng, iêm, yên - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần iêng, iêm, yên trong đoạn văn. - HS đọc thầm, tìm. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - HS trả lời ( Bố và Hà đến sân chim) - Có cò, diệc , sáo, bồ nông - Đàn chim ríu rít về tổ, trông thật yên bình. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi. - HS trả lời: ( én, vẹt, hoạ mi); - (Đang bay, đậu trên cành,...); - Én báo hiệu mùa xuân; Vẹt biết bắt chước tiếng người; Hoạ mi hót hay. - (hót, bay, kiếm mối, làm tổ,...). - Về nhà học lại bài 63: iêng, iêm, yên. |
Toán: Bài 13: LUYỆN TẬP CHUNG ( T 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép cộng, phép trừ. Thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm) trong phạm vi 10.
- Tiếp tục củng cố năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp khi nêu được tính thích hợp với mỗi tình huống thực tế (qua tranh vẽ).
- Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV.
- Xúc xắc để tổ chức trò chơi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Hoạt động: *Bài 1: Những con ong nào chứa phép tính có kết quả bằng 4? - Nêu yêu cầu bài tập - GV hỏi: Hình vẽ con gì? - GV: Trên mình mỗi chú ong mang một phép tính, các em tìm ra kết quả các phép tính rồi tìm chú ong chứa phép tính có kết quả bằng 4. - HD tìm nhanh theo nhóm - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - HDHS tính nhẩm dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 + GV hỏi: Bông hoa mang số mấy? + GV: Các em hãy tìm số thích hợp trong mỗi phép tính, biết kết quả phép tính đều là 5. - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập a)HD HS tìm kết quả ghi trên mỗi quả bưởi b) Có mấy quả bưởi có phép tính có kết quả bằng 5? - Yêu cầu HS làm bài - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. * Nêu lại yêu cầu của bài: - Hình con ong. - HS lắng nghe. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả , đọc lại từng phép tính. - Lớp nhận xét. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS trả lời. - Thực hiện bài tập vào vở. - HS lần lượt nêu nêu kết quả - Đọc lại bài vừa làm. - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - Quan sát hình vẽ trong SGK - HS nêu phép tính thích hợp - Thực hiện bài tập vào vở. - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Đạo đức: BÀI 14: GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG, LỚP
I.Yêu cầu cần đạt:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu
ý nghĩa của việc làm đó.
- Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp.
* Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Giáo dục HS biết sử dụng tiết kiệm điện ở trường, lớp cũng như ở nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động *Kết luận: Chúng ta đang học dưới mái mái trường, chúng ta phải cùng nhau giữ - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng. 3. Luyện tập - Giáo dục HS biết sử dụng tiết kiệm điện ở trường, lớp cũng như ở nhà. - Việc em không nên làm là: Viết lên bàn (tranh 3); Vẽ lên tường lớp học (tranh 4).
|
- HS hát - HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp - HS quan sát tranh - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS chọn - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. - HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- HS nêu - HS trình bày các cách xử lí, phân tích để lựa chọn cách xử lí tốt nhất. - HS cũng có thể tưởng tượng ra một tình huống khác với hành động nhắc nhau cùng giữ gìn tài sản của trường, lớp. |
Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 64: iêt, iêu, yêu
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần iêt, iêu, yêu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêt, iêu, yêu; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần iêt, iêu, yêu(chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần iêt, iêu, yêu
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần iêt, iêu, yêucó trong bài học. Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Tranh, SGK..
2.Học sinh:
- Bộ chữ TH Tiếng việt, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Em yêu sách. Nhờ có sách, em biết nhiều điều hay. - GV giới thiệu các vấn mới : iêt, iêu, yêu (Ghi đề bài lên bảng) . 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần iêt, iêu, yêu * So sánh các vần: GV giới thiệu vần iêt, iêu, yêu + GV yêu cầu HS so sánh vần iêt, iêu, với yêu để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần iêt, iêu, yêu - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần iêt. + GV yêu cầu HS ghép vần iêu. + GV yêu cầu HS ghép vần yêu. - Lớp đọc đồng thanh iêt, iêu, yêu một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng biết. (GV: Từ vần iêt đã học,bây giờ cô muốn có tiếng biết ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng biết. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng biết. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần iêt, iêu, yêu - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (chiết, viết, việt, chiều, diễu, kiểu, yêu, yếu, yểu). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa iêt, iêu, yêu +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: nhiệt kế, con diều, yêu chiều - Tìm và nêu các tiếng có iêt, iêu, yêu - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các iêt, iêu, yêu. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần iêt, iêu, yêu - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc. - HS đọc cá nhân, nhóm. - Em yêu sách. Nhờ có sách, em biết nhiều điều hay. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần. - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có âm đôi iê đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: t, u. - HS lắng nghe - HS đánh vần : (i – ê – tờ - iêt; i –ê – u – iêu ; y – ê – u - yêu) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần iêt. - HS tháo chữ t, ghép u vào để tạothành vần iêu. - HS tháo chữ i , ghép y vào để tạothành vần yêu. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm b ghép trước vần iêt và thanh sắc. - HS đánh vần tiếng biết (bờ- iêt– biêt – sắc – biết ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần iêt, iêu, yêu. - Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng‘biết ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần iêt, iêu, yêu. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (nhiệt kế, con diều, yêu chiều) cá nhân, nhóm - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (iêt, iêu, yêu, nhiệt kế, yêu chiều.)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn. - Bố và hai anh em Nam làm gì? - Bố dạy Nam điều gì? - Những cánh diều như thế nào? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS: hình ảnh bầu trời với những sự vật tự nhiên và những sự vật do con người tạo nên. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu: 1. Tìm trong tranh những sự vật tự nhiên? 2. Tìm trong tranh những sự vật do con người tạo ra? GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nêu câu hỏi phân hoá: 3. Tìm điểm giống nhau và khác nhau của các nhóm sự vật? a. máy bay, diều, chim; b. mặt trăng, mặt trời, vì sao. - GV nhận xét. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (iêt, iêu, yêu, nhiệt kế, yêu chiều) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêt, iêu, yêu - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có iêt, iêu, yêu trong đoạn văn. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - Lớp đọc ĐT - Chơi thả diều - Bố dạy Nam cách thả diều. - HS trả lời. - HS quan sát tranh và trao đổi và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. + Giống nhau: a. Bay được trên bầu trời; b. Toả sáng trên bầu trời; + Khác nhau: a. Chim tự bay được, các sự vật khác phải có con người hỗ trợ; b. mặt trời toả sáng vào ban ngày, mặt trăng và các vì sao toả sáng vào ban đêm. - HS lắng nghe - Về nhà học lại bài 64: iêt, iêu, yêu. |
HĐTN: CHỦ ĐỀ : AN TOÀN CHO EM
TUẦN 14: BÀI : AN TOÀN KHI VUI CHƠI ( T2)
I.Yêu cầu cần đạt:
- HS có khả năng:
- Nhận diện được những nơi có nguy cơ không an toàn, không nên đến gần;
- Nhận diện được những trò chơi không an toàn, không nên chơi;
- Nêu được những việc nên và không nên làm để đảm bảo vui chơi an toàn;
- Biết từ chối và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi có thể gây tai nạn, thương tích.
* Tích hợp GD phòng tránh TNBM vật nổ: Hoạt động rèn luyện bản thân.
- Nêu được những hành động an toàn, không an toàn, khi tình cờ nhận thấy hoặc tiếp xúc với BMVN.
- Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ như từ chối không tham gia thực hiện những vi không an toàn để PTTNBMVN.
II.Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Tranh, ảnh về các trò chơi không an toàn.
2.Học sinh: Những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: 2.Thực hành: *Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên phù hợp với các tình huống trong tranh - Nêu yêu cầu của hoạt động - Yêu cầu HS quan sát tranh để nhận biết ý định của các bạn và dự đoán hậu quả nếu các bạn chơi trò chơi đó. - GV nhận xét - H: Giả sử các em đặt mình vào vị trí bạn được rủ thì sẽ xử lý thế nào? - GV phân tích và chốt lại lời khuyên phù hợp 3. Vận dụng: *Hoạt động 4: Không tham gia các trò chơi nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày. - Nêu tên hoạt động - Yêu cầu HS quan sát tranh - H: Bức tranh 1 vẽ gì? - Chúng ta có nên chơi trò chơi đó không? - H: Bức tranh 2: Tương tự. - Nhận xét bạn trả lời - GV chốt: Tiếp tục vận dụng kỹ năng từ chối và khuyên can khi bị rủ tham gia các trò chơi không an toàn ở trường và ở nhà. - Kể cho các bạn nghe em đã tham gia những trò chơi an toàn nào, từ chối và khuyên bạn không tham gia trò chơi nguy hiểm như thế nào? * Cho HS quan sát 5 bức tranh về GDPTTNBMVN,thảo luận nhóm TL các câu hỏi. - Nhận xét: Không được tham gia chơi những trò chơi có nguy cơ gây thương tích và không đến gần những nơi không an toàn đặc biệt khi nhìn thấy các vật lạ như bom, mìn , các vật nổ tuyệt đối không tò mà xem…phải biết từ chối khi bạn rủ tham gia những các hoạt động hoặc đến những nơi không an toàn. *Cho HS chơi trò chơi: Xác định những việc không nên làm để PTTNBM vật nổ. - GV nêu yêu cầu của trò chơi. - GV nêu từng phương án.
- GV nhận xét, tuyên dương. H: Qua trò chơi các em hãy nêu những việc nào không nên làm để PTTNBMVN?
- Nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò: Các em cần tránh xa vật lạ và nơi nguy hiểm, biết từ chối không tham gia thực hiện những hành vi không an toàn để PTTNBMVN. Chia sẻ nội dung đã học cho người thân. - GV chốt và đưa ra thông điệp: Không chơi những trò chơi không an toàn; Khi bị rủ tham gia các trò chơi không an toàn cần từ chối và khuyên can bạn. 4.Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học |
- Đưa ra lời khuyên phù hợp với các tình huống trong tranh - Quan sát tranh, thảo luận theo cặp để đưa ra lời khuyên cho từng tình huống. - Các nhóm thảo luận, chia sẻ- nhóm khác bổ sung, nhận xét. …. Từ chối và can ngăn; khuyên nhủ bạn không thực hiện các hành động không an toàn…. - Không tham gia các trò chơi nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày. - 1 em bé đang lấy que trêu chú chú. Và chú chú rất hung dữ. - Không nên chơi. - Kể cho nhau nghe sau đó chia sẻ cho cả lớp biết. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh, TL nhóm 4 và TL lần lượt các câu hỏi theo yêu cầu. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi. - HS đưa thẻ xanh với phương án đúng.Thẻ đỏ với phương án sai. - Lắng nghe. - HS TL:+ Khi nhìn thấy vật lạ, em không nhặt lên xem. + Không ném đá vào vật lạ. + Không đứng xem người lớn cưa BMVN. + Không đi vào khu vực có biển báo nguy hiểm. + Không tắm trong hồ nước là hố bom cũ. - HS lắng nghe |
Tiếng Việt: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT ( T1 )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết đúng chính tả các chữ có các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp đã học,trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án, sách giáo khoa
- Sách giáo khoa, vở ôli
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên |
Học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 61, 62 trong SGK. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. - GV đọc lần lượt : ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp trong, sông, khung, sừng, biếc, hiền, liếp, - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV nhận xét vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện |
- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu. - Nhận xét bài viết của bạn. - Học sinh nộp bài. - Sửa lỗi viết sai vào bảng con. - Lắng nghe - Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà. |
Thứ sáu, ngày 13 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 65 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nắm vững cách đọc các vần iêng, iêm, yên ,iêt, iêu, yêu,ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp;cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần iêng, iêm, yên ,iêt, iêu, yêu,ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết cầu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện
2.Phẩm chất:
- Thêm yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Tranh, SGK
2.Học sinh:
- Bộ TH Tiếng việt , bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - GV đọc cho HS viết chữ: iêng, iêm, yên ,iêt, iêu, yêu,ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ 2.1. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS ghép âm đầu với các vần để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó. 2.2. Đọc từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng các Từ sau: xung phong, hiểu biết, xanh biếc, trùng điệp, yêu mến, khu rừng, yên tĩnh, tiếng trống, khiêm tốn, rong biển. 3. Đọc đoạn: - Cho HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần. - GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu bài đọc - HS đọc nối tiếp từng câu. - Yêu cầu đọc cả bài. - Trái đất của chúng ta thế nào? - Sự sống trên trái đất ra sao? - Chúng ta cần làm gì cho sự sống trên trái đất? 4. Viết - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ: trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV cho HS nhận xét, lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi. |
- HS viết ở bảng con. - Nhận xét bài viết của bạn. - HS ghép và đọc - HS trả lời - HS đọc: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - HS đọc các tiếng có dấu thanh. (trong, trông, khung, vừng,việc chiên, tiếp, tiếng, nhiệm, yến, biết, diều, yếu.) - HS đọc cá nhân, nhóm . - Các tổ thi đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc thầm, tìm và nêu. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp từng câu ( 3 lượt) - 4 – 5 em đọc lại toàn bài. - Các nhóm thi đọc . - Cả lớp đọc đồng thanh. - Chờ gà gáy ò, ó, o. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS viết ở bảng con. - Viết ở vở Tập viết. + Cánh diều chao liệng trên bầu trời - HS nhận xét - HS lắng nghe |
Tiết 2
5. Kể chuyện 5.1. Văn bản ( GV Đồ dùng dạy học văn bản như trong SGV) 5.2. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời *Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện. * Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. + Đoạn 1: Từ đầu đến cho đến tận bây giờ. GV hỏi HS: 1. Tính tình hổ như thế nào? 2. “Con vật lạ” đầu tiên mà hổ gặp thực ra là gì? 3. Gặp “con vật lạ” đó, hổ làm gì? 4. Vì sao hổ bị xém lông? + Đoạn 2: Từ Hổ còn chưa hoàn hồn đến Ta sẽ cho ngươi biết tay. GV hỏi: 5. Hổ tiếp tục gặp ai? 6. Hổ tưởng mưa làm gì? 7. Mưa nói gì khiến hổ giận dữ? + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi : 8. Gặp hai người thợ săn, hổ làm gì? 9. Mưa làm gì để giúp hổ? 10. Thoát nạn, hổ thế nào? 5.2. HS kể chuyện - GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời (con hổ rất hung hăng.) - HS trả lời. "là lửa” - HS trả lời: Hổ liên quát to: Ngươi là con vật gì? Sao người thấy ta mà không cúi chào hả? - HS trả lời: Vì hổ nhảy vào lửa - Hổ tiếp tục gặp mưa. - Ném đá vào người nó. - Tôi là nước từ trên trời đổ xuống chứ không phải con vật, anh hổ ngốc nghếch ạ! - Hổ sợ quá vội quay đầu chạy trốn. - Mưa trút xuống ào ào. - Hổ thoát nạn, tự thấy xấu hổ. Từ đó, hổ không còn tính hung hăng như trước nữa. - HS kể cá nhân - Nhận xét bạn kể. - Kể chuyện theo vai - Nhận xét nhóm của bạn. - 3- 4 em đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe. |
Buổi chiều
Tiếng Việt: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT( T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần iêng, iêm, yên ,iêt, iêu, yêu đã học, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án, sách giáo khoa
- Sách giáo khoa, vở ôli
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên |
Học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng iêng, iêm, yên ,iêt, iêu, yêu - GV nhận xét, sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 63, 64 trong SGK. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. - GV đọc lần lượt : iêng, iêm, yên ,iêt, iêu, yêu, chiêng, liềm, yến, biết , diều, yếu. - Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV nhận xét vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện đọc lại các bài đã học. |
- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu. - Nhận xét bài viết của bạn. - Học sinh nộp bài. - Sửa lỗi viết sai vào bảng con. - Lắng nghe - Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà. |
Toán: LUYỆN TẬP TOÁN
I.Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức :
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép cộng, phép trừ. Thực hiện được phép cộng, phép trừ (tính nhẩm) trong phạm vi 10.
* Phát triển năng lực
- Tiếp tục củng cố năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp khi nêu được tính thích hợp với mỗi tình huống thực tế (qua tranh vẽ).
- Hình thành được bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và vân dụng tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- VBT, phiếu BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - HS hát bài hát 2.Hoạt động - GVHDHS làm lần lượt các bài tập vbt trang 80, 81. *Bài 1: Số. - GV hướng dẫn - Tương tự các bài khác. -Theo dõi giúp HS - GV nhận xét , bổ sung *Bài 2 : Số - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, sửa chữa. *Bài 3 : Số - GV hướng dẫn HS tính rồi ghi kết quả vào ô trống. - GV nhận xét. *Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - HD học sinh làm - Nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm thêm các bài tập ở VBT / 82, 83, 84, 85. - Nhận xét tiết học. |
- HS quan sát - HS hát bài Lớp 1 thân yêu. * HS nêu yêu cầu - HS thực hiện theo HD của GV - HS làm bài vào VBT, nêu kết quả 5 + 2 = 7 3 + 5 = 8 2 + 5 = 7 5 + 3 = 8 - HS làm bài b ( Tiến hành tương tự ) - HS nhận xét * HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở bài tập - HS nêu kết quả - HS nhận xét bài làm của bạn * HS nêu yêu cầu - HS làm bàì vào vở BT - Đại diện 3 nhóm lên bảng làm. 2 + 5 = 7 6 - 1 = 5 3 + 5 = 8 8 - 2 = 6 4 + 5 = 9 9 - 3 = 6... ... - HS nhận xét bài của bạn *HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào VBT - 1 em lên bảng làm 6 + 2 = 8 - Nhận xét, chia sẻ bài làm của bạn. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện các bài tập ở VBT / 82, 83, 84, 85. |
HĐTN: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 14
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 1 “An toàn cho em”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Mẫu đánh giá
- HS: giấy vẽ ,bút màu
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ổn định tổ chức: - GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. + Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. + Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Yêu cầu cần đạt: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. - Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ. - Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: “ An toàn khi vui chơi” - Yêu cầu học sinh chia sẻ việc đã vận dụng bài học của mình: + Hãy kể những trò chơi an toàn em đã tham gia + Các em hãy kể cho các bạn nghe xem em đã: - Từ chối khi được rủ tham gia trò chơi không an toàn như thế nào? - Khuyên can bạn không chơi trò chơi không an toàn như thế nào? Gv tổng kết những chia sẻ của HS và khen ngợi các em đã tích cực vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đánh giá: a) Cá nhân tự đánh giá - GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: + Nhận biết được những hành động thể hiện sự thân thiện với bạn. + Thể hiện được sự thân thiện với bạn. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: - Có thể hiện được sự thân thiện với bạn hay không? - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,... hay không? c) Đánh giá chung của GV 4. Củng cố - dặn dò - GV dặn dò nhắc nhở HS |
- HS hát một số bài hát - Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ. Các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe và đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các tổ thực hiện theo. - Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - HS hát đồng thanh. - Tổ trưởng lên báo cáo. - HS lắng nghe. - Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - HS lắng nghe và hứa sẽ thực hiện theo. - HS lắng nghe. - HS tham gia kể. - HS chú ý lắng nghe. - HS tham gia - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hành - HS tự đánh giá theo các mức độ - HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung - HS lắng nghe. - HS lần lượt nêu những mong muốn của mình về khu vui chơi an toàn. - Các nhóm 6 em cùng nhau bàn bạc và thống nhất ý tưởng rồi cùng vẽ. - Đại diện các nhóm chia sẻ về bức tranh của nhóm mình. - Các nhóm khác lắng nghe - nhận xét - HS lắng nghe. |
Ngày tháng năm 2024
Hiệu trưởng Khối trưởng