''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Giáo an lớp 1/2

Giáo an lớp 1/2

Cập nhật lúc : 21:01 09/12/2024  

KHBD TUAN 16 LƠP 1/2

                                                       TUẦN 16

                                                            Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                           Bài 71: ươc, ươt

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Nhận biết và đọc đúng các vần ươc, ươt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ươc, ươt; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ươc, ươt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươc, ươt.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươc, ươt có trong bài học.

 - Phát triển kỹ năng nói. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết.

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh, SGK.

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

                                             Tiết 1

        Hoạt động của giáo viên

       Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- Hà ước được lướt sóng biển.

- GV giới thiệu các vấn mới ươc, ươt

- Viết tên bài lên bảng.

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần ươc, ươt

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần ươc, ươt

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ươc  với ươt để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần ươc, ươt

 - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần .                 

+ GV yêu cầu HS ghép vần ươc.

 + GV yêu cầu HS ghép vần ươt.

- Lớp đọc đồng thanh ươc, ươt một số lần.                                                                     

b. Đọc tiếng

*  Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng được. (GV: Từ vần ươc đã học,bây giờ cô muốn có tiếng được ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng được .

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng  được.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ươc, ươt

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

(bước, lược, ngược , nước, lướt, lượt, mướt, mượt).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần ươc, ươt

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+ GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: thước kẻ, dược sĩ, lướt ván.

- Tìm và nêu các tiếng có vần ươc, ươt

- Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươc, ươt

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươc, ươt

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

   

- HS trả lời.

- Hà ước được lướt sóng biển.

- HS đọc

- HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có âm đôi ươ đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: c, t).

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (ư –ơ –cờ -  ươc; ư – ơ – tờ - ươt)

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 2 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ươc.

- HS tháo chữ c, ghép t vào để tạo thành ươt.

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm đ ghép trước vần ươc và thanh nặng ta được tiếng được.

- HS đánh vần tiếng được (đờ - ươc ơ- nặng  – được).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần ươc, ươt

- Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có vần đang học.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng ‘được’ từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ươc, ươt

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ : thước kẻ, dược sĩ, lướt ván. (cá nhân , nhóm).

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (ươc, ươt

Thước kẻ, lướt ván) chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                             Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc.

+ Nam mơ ước làm những nghề gì?

+ Em có thích làm những nghề như Nam mơ ước không?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi HS trả lời:

Hãy nói về nghề nghiệp của những người trong tranh?

- Nhiệm vụ của bác sĩ, phi công, kiến trúc sư, thấy gìáo là gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (ươc, ươt

 Thước kẻ, lướt ván)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươc, ươt

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ươc, ươt trong đoạn văn một số lần.

- HS đọc thầm, tìm.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- Lớp đọc ĐT.

- HS đọc cả đoạn 4 - 5 em.

- Nam ước mơ làm ca sĩ, nhà thơ, thủy thủ, phi công.

- Có

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Chữa bệnh cho mọi người; lái máy bay; vẽ thiết kế những ngôi nhà; dạy học.

- HS lắng nghe

- Về nhà  học lại bài 71: ươc, ươt

 

 

Toán:      BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN (T1)

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Có nhận biết ban đầu về định hướng không gian (trước – sau, trên – dưới, phải – trái, ở giữa). Từ đó xác định được vị trí giữa các hình.

- Phát triển trí tượng tượng không gian. Bước đầu phân tích xác định mỗi quan hệ vị trí giữa các hình.

- Gắn định hướng không gian với vị trí các đồ vật thực tế (thường gặp quanh ta).

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học Toán

II. Đồ dùng dạy- học:

1. Giáo viên:

- Các hình khối, hình phẳng trong bộ đồ dùng học Toán 1.

- Liên hệ, sưu tầm tranh ảnh, mô hình thực tế liên quan đến định hướng không gian (như trong SGK),…

2. Học sinh:

- Bộ TH Toán, SGK, Bảng con

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:  

- Nêu yêu cầu kiểm tra.

- Nhận xét, sửa chữa

2. Khám phá

* Trước – Sau, ở giữa

Cho HS quan sát tranh “Thỏ xếp hàng”, nhận biết được vị trí “trước – sau, ở giữa” của các chú thỏ.

* Trên – Dưới

Cho HS quan sát tranh, nhận biết được vị trí “trên – dưới” của búp bê và con mèo.

- Nhận xét.

3. Hoạt động:

*Bài 1: Số ?

- Nêu yêu cầu bài tập

- HD cách làm.

 

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập

- HD HS quan sát cột đèn TLCH

- Nêu câu hỏi

- GV cùng HS nhận xét

4 Luyện tập

*Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập

a)HS quan sát tranh vẽ, xác định đâu là hàng trước, đâu là hàng sau. Từ đó đếm được hàng trước có 4 bạn, hàng sau có 6 bạn.

- Lưu ý: GV đặt thêm những câu hỏi xung quanh tranh vẽ để HS có thể xác định, nhận biết được về “trước – sau,ở giữa” (ngoài SGK).

-  GV cùng HS nhận xét

*Bài 2:  Nêu yêu cầu bài tập

- HS quan sát hình vẽ, xác định đâu là hàng trên cùng, hàng dưới cùng, đâu là hàng ở giữa. Từ đó đếm được số viên gạch ở từng hàng theo yêu cầu của đề bài.

4. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi.

- 1 em lên làm bài ở bảng.                    

- Quan sát, thảo luận theo nhóm 2, nhận biết được vị trí “trước – sau, ở giữa” của các chú thỏ.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Quan sát, thảo luận theo nhóm 2,

nhận biết được vị trí “trên – dưới” của búp bê (ở trên mặt bàn) và con mèo (ở dưới mặt bàn).

- Đại diện nhóm trả lời.

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát hình, nhận biết được vị trí trước, sau, ở giữa của các toa tàu rồi tìm số thích hợp trong ô.

- HS nêu kết quả trước lớp

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát hình, nhận biết được vị trí của các đèn màu đỏ, vàng, xanh trên cột đèn giao thông (trong SGK), từ đó xác định màu của mỗi đèn ở vị trí thích hợp.

- HS trả lời trước lớp

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- Quan sát hình vẽ trong SGK

HS quan sát tranh vẽ, trả lời được có tất cả 10 bạn ngồi xem phim hoạt hình.

- HS lần lượt nêu nêu kết quả

- HS trả lời.

- Lớp nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS tìm tất cả số viên gạch bằng “đếm”, hay qua thực hiện tính

                2 + 3 + 4 = 9.

- HS lần lượt nêu nêu kết quả

- Lớp nhận xét

- Về xem lại các bài tập.

 

Buổi chiều

Tiếng Việt:                                     ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

+ Nắm vững cách đọc các vần uôi,uôm, uôc,uôt đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần uôi,uôm, uôc,uôt. Làm đúng các bài tập ở vở BT.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần  đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt

2. Học sinh:  vở BT Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

               Giáo viên

1. Khởi động:

- Cho HS hát 1 bài.

2. Ôn luyện:

2.1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng: uôi,uôm, uôc,uôt, cánh buồm, con ruồi, quả muỗm, cá đuối, các cuốc, dưa chuột, buộc nơ, chuột máy tính

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2.2. Viết:

 - Hướng dẫn viết vào B/C.

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

(uôi, uôm, uôc,uôt, cánh buồm, con ruồi, quả muỗm, cá đuối, các cuốc, dưa chuột, buộc nơ, chuột máy tính.) Mỗi chữ 1 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

2.3. Hướng dẫn hs làm VBT

* Bài 1/ 58: Khoanh theo mẫu.

- GV hướng dẫn HS đọc , tìm  và khoanh vào tiếng có vần uôi, vần uôm .

- Nhận xét, tuyên dương.

* Bài 2/ 58: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 58.

- GV nhận xét.

*Bài 3/ 58: Điền chuối, suối, muỗm, hoặc buồm.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 1/ 59: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 59.

- GV nhận xét

* Bài 2/59: Điền vần uôc hoặc uôt.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 3/59: Viết 2 tiếng có vần uôc, uôt.

- GV hướng dẫn.

- GV nhận xét.

3. Vận dụng:

- Nhận xét tiết học

             Học sinh

- HS Hát bài “ Chú ếch con”

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- HS theo dõi, viết vào B/C.

- Nhận xét

- HS viết vở ô ly. (uôi,uôm, uôc,uôt, cánh buồm, con ruồi, quả muỗm, cá đuối, các cuốc, dưa chuột, buộc nơ, chuột máy tính). Mỗi chữ 1 dòng.

- Nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc, tìm và  khoanh vào tiếng có vần uôi, vần uôm.

- Cả lớp làm vào vở.

- 2 em lên bảng làm.( xuôi, tuổi, muỗi) ( chuôm, buồm)

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát tranh, điền tiếng thích hợp vào chỗ trống

- quả muỗm, cánh buồm, nải chuối, con suối.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống

-buộc dây giày, viên thuốc, bạch tuộc, con chuột.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS tìm, nêu tiếng vừa tìm được sau đó viết vào vở.

- HS làm vào VBT.

- Lắng nghe.

 

Tiếng Việt:                                      ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

+ Nắm vững cách đọc các vần uôn, uông, ươi, ươu đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần uôn, uông, ươi, ươu. Làm đúng các bài tập ở vở BT.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần  đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt

2. Học sinh:  vở BT Tiếng Việt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

               Giáo viên

1. Khởi động:

- Cho HS hát 1 bài.

2. Ôn luyện:

2.1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng uôn, uông, ươi, ươu, chuồn chuồn, chuồng chim, buồng cau, rau muống, tưới cây, hươu sao, chim khướu, lò sưỡi.

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2.2. Viết:

 - Hướng dẫn viết vào B/C.

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

(uôn, uông, ươi, ươu, chuồn chuồn, chuồng chim, buồng cau, rau muống, tưới cây, hươu sao, chim khướu, lò sưỡi.

- Mỗi chữ 1 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

2.3. Hướng dẫn hs làm VBT

* Bài 1/ 60: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 60.

- GV nhận xét.

* Bài 2/60 : Điền vần uôn hoặc uông.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

 * Bài 3/60: Viết 2 tiếng có vần uôn, uông.

- GV hướng dẫn.

- GV nhận xét.

* Bài 1/ 61: Nối

- Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 61.

- GV nhận xét.

* Bài 2/61 : Điền vần ươi hoặc ươu.

- GV đưa các từ cần điền lên bảng.

- Nhận xét.

* Bài 3/61: Viết 2 tiếng có vần iêt, iêu.

- GV hướng dẫn.

- GV nhận xét.

- Nhận xét, sửa chữa.

3. Vận dụng:

- Nhận xét tiết học

             Học sinh

- HS Hát bài “ Vào giờ học rồi”

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- HS theo dõi, viết vào B/C.

- Nhận xét

- HS viết vở ô ly. (uôn, uông, ươi, ươu, chuồn chuồn, chuồng chim, buồng cau, rau muống, tưới cây, hươu sao, chim khướu, lò sưỡi.) Mỗi chữ 1 dòng.

- Nhận xét

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống

- cuộn len, hình vuông, bánh cuốn, quả chuông.

- Lắng nghe.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS tìm, nêu tiếng vừa tìm được sau đó viết vào vở.

- HS làm vào VBT.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống

- lưỡi cưa, bướu lạc đà, đười ươi, quả bưởi.

* Nêu lại yêu cầu của bài.

- Lớp vào vào VBT.

- 1 bạn lên bảng làm.

- Nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe.

 

Thứ ba, ngày 24 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                              Bài 72: ươm, ươp

I. Yêu cầu cần đạt:

1.Năng lực:

- Nhận biết và đọc dúng các vần ươm, ươp; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươm, ươp; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ươm, ươp (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ươm, ươp

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươm, ươp có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về chủ điểm vật nuôi yêu thích. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật.

2.Phẩm chất:

- Cảm nhận được vật và cuộc sống vẻ đáng yêu của loài vật nuôi trong nhà, từ có tình  yêu với động vật.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh, SGK.

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

                                               Tiết 1

        Hoạt động của giáo viên

       Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- Trên giàn, hoa mướp vàng ươm, bướm bay rập rờn.

- GV giới thiệu các vần mới ươm, ươp

- Viết tên bài lên bảng.

 

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần ươm, ươp

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần ươm, ươp

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ươm với ươp để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần ươm, ươp

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần .                 

+ GV yêu cầu HS ghép vần ươm.

+ GV yêu cầu HS ghép vần ươp.

- Lớp đọc đồng thanh ươm, ươp một số lần.

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng bướm. (GV: Từ vần ươm đã học,bây giờ cô muốn có tiếng bướm ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng bướm .

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng bướm.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần ươm, ươp.

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

(chườm, đượm, gươm, ướm, lượm, mướp, nượp, ướp).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần ươm, ươp.

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ : con bướm, nườm nượp, giàn mướp.

- Tìm và nêu các tiếng có ươm, ươp

 - Yêu cầu HS đọc( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươm, ươp.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươm, ươp.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc.

- Trên giàn, hoa mướp vàng ươm, bướm bay rập rờn.

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có âm đôi ươ đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: m, p.

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (ư- ơ- mờ - ươm; ư- ơ- pờ - ươp)

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả lớp đọc trơn,  đồng  thanh cả 2 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ươm.

- HS tháo chữ m, ghép p vào để tạo thành ươp.

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm b ghép trước vần ươm và thêm thanh sắc trên  âm ơ.

- HS đánh vần tiếng biếc (bờ-  ươm – bươm – sắc  – bướm ).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần

ươm, ươp.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng ‘bướm’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ươm, ươp.

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ (con bướm, nườm nượp, giàn mướp .) cá nhân , nhóm.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (ươm, ươp, thước kẻ, lướt ván)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                                Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:

+ Mèo mướp đang sưởi nắng ở đâu?

+ Sưởi nắng có ích lợi gì đối với mèo?

+ Đoạn văn nói đến những bộ phận cơ thể nào của chú mèo?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về các con vật trong tranh .

- Tên của những con vật trong tranh là gì?

- Em thích loài vật nuôi nào (có trong tranh hoặc không ?

- Vì sao em thích loài vật này?

-  Em có câu chuyện nào muốn kế với các bạn về con vật nuôi yêu thích của em không?

- GV có thể cho HS trao đổi thêm về các loài vật nuôi mà HS yêu thích.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (ươm, ươp, thước kẻ, lướt ván)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươm, ươp

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ươm, ươp trong đoạn văn một số lần.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- Lớp đọc ĐT.

- HS đọc cả đoạn 4 -5 em.

-  Mèo mướp đang sưởi nắng ở bên thềm.

- Giúp mèo dẻo dai hơn đấy.

- HS trả lời

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Chó, Mèo , chuột

- HS trả lời

- HS trả lời

 - 2 em kể về con vật nuôi của mình.

- HS lắng nghe

- Về nhà  học bài 72: ươm, ươp

 

Toán:      BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN (T2)

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Có nhận biết ban đầu về định hướng không gian (trước – sau, trên – dưới, phải – trái, ở giữa). Từ đó xác định được vị trí giữa các hình.

- Phát triển trí tượng tượng không gian. Bước đầu phân tích xác định mỗi quan hệ vị trí giữa các hình.

- Gắn định hướng không gian với vị trí các đồ vật thực tế (thường gặp quanh ta).

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán.

II. Đồ dùng dạy- học:

1. Giáo viên:

- Các hình khối, hình phẳng trong bộ đồ dùng học Toán 1.

2.Học sinh:

- Bộ TH Toán, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. khởi động:  

- Nêu yêu cầu kiểm tra.

- Nhận xét, sửa chữa.

2. Khám phá: Phải – Trái

a) Cho HS quan sát tranh Thỏ và Rùa, nhận biết theo hướng nhìn của HS, từ trái sang phải, để xác định bên phải bên trái .

b) Cho HS quan sát tranh, nhận biết theo hướng nhìn của HS, từ trái sang phải: thứ nhất là Mai, thứ hai là Nam và thứ ba là Rô-bốt.

GV kết luận

3. Hoạt động:

* Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.

- Hướng dẫn HS HS thực hiện

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn HS HS làm bài.

- GV mời HS trình bày

- GV cùng HS nhận xét

4. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi.

- 1 em lên làm bài ở bảng.                    

- Quan sát, thảo luận theo nhóm 2, nhận biết được bên phải là Rùa, bên trái là Thỏ.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Quan sát, thảo luận theo nhóm 2,

nhận biết được từ trái sang phải: thứ nhất là Mai, thứ hai là Nam và thứ ba là Rô-bốt.

- Đại diện nhóm trả lời.

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS tự quan sát vị trí các hình đã cho (trong SGK) để xác định bên trái là khối hình nào, bên phải là khối hình nào.

- HS quan sát, từ đó nhận biết rồi đếm số khối lập phương có trong hình vẽ.

- HS quan sát, từ đó nhận biết qua hai dấu hiệu (khối gỗ dạng khối hộp chữ nhật và có màu đỏ), rồi đếm số khối hộp chữ nhật màu đỏ có trong hình vẽ.

- HS nêu kết quả trước lớp

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát hình, từ đó xác định được vị trí mỗi hình theo yêu cầu của đề bài.

- HS trả lời trước lớp

- Về xem lại các bài tập.

 

                                                          

Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                              Bài 73: ươn, ương

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực :

- Nhận biết và đọc đúng các vần ươn, ương; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươn, ương; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần ươn, ương (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươn, ương.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươn, ương có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về sinh hoạt hằng ngày. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật.

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó thêm yêu thiên nhiên và cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên:

- Tranh, SGK

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

                                             Tiết 1

        Hoạt động của giáo viên

       Hoạt động của học sinh

 1. Ôn và khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

 (Đường tới trường  lượn theo sườn đồi)   

- GV giới thiệu vần mới: ươn, ương

- Viết tên bài lên bảng.

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần ươn, ương

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần ươn, ương.

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ươn, với vần ương  để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần ươn, ương.

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần.                 

+ GV yêu cầu HS ghép vần ươn.

+ GV yêu cầu HS ghép vần ương.

- Lớp đọc đồng thanh ươn, ương một số lần.

b. Đọc tiếng

*  Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng lượn. (GV: Từ vần ươn đã học,bây giờ cô muốn có tiếng lượn ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng lượn.

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng lượn.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần  ươn, ương.

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

(lươn, rướn, sườn, vượn, hướng, phượng, sương, tưởng).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa ươn, ương.

+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: khu vườn, hạt sương, con đường.

- Tìm và nêu các tiếng có uôn, uông.

- Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươn, ương.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươn, ương.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc (Đường tới trường  lượn theo sườn đồi.)   

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có âm đôi ươ đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: n,  ng).

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (ư – ơ – nờ - ươn; ư- ơ- ngờ - ương)

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả  lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 2 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ươn.

- HS tháo chữ n, ghép ng vào để tạo thành vần ương

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm l ghép trước vần ươn và thanh nặng dưới âm ơ.

- HS đánh vần tiếng lượn (lờ-  ươn – lươn – nặng – lượn).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần ươn, ương

- Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng‘lượn ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần ươn, ương.

 + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ (khu vườn, hạt sương, con đường.) cá nhân , nhóm

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (ươn, ương, khu vườn, con đường) chữ cỡ vừa chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                               Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc

+ Khi ngày mới bắt đầu, bầu trời như thể nào?

+ Làng quê như thế nào?

+ Em thường làm gì khi ngày mới bắt đầu?

- GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS.

- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

- Em thường làm gì sau khi thức dậy mỗi sáng?

- Đọc nội dung bài luyện nói

- Nhận xét.

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (ươn, ương, khu vườn, con đường)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươn, ương

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần ươn, ương trong đoạn văn.

- HS đọc thầm, tìm.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- Lớp đọc ĐT.

- HS đọc cả đoạn 4 -5 em.

- Bầu trời phía đông ửng hồng

- Làng quê rộn ràng những âm thanh của cuộc sống.

- Nhiều HS trả lời.

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi.

- Bạn đang đánh răng, rửa mặt.

- Tập thể dục , vệ sinh cá nhân...

- Buổi sáng của em.

- HS trả lời

- Về nhà  học lại bài 73: ươn, ương

 

Toán:                             BÀI 16:  LUYỆN TẬP CHUNG

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Củng cố nhận dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật (qua các hoạt động đếm hình, xếp, ghép hình, trò chơi,…).

- Củng cố về vị trí, định hướng trong không gian.

- Phát triển trí tưởng tượng định hướng trong không gian qua phân tích, tổng hợp hình, xếp, ghép hình để nhận biết các khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán.

II. Đồ dùng dạy- học:

1. Giáo viên:

- Các hình khối, hình phẳng trong bộ đồ dùng học Toán 1.

2.Học sinh:

- Bộ TH Toán, bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:  

- Nêu yêu cầu kiểm tra.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Hoạt động:

* Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.

- Hướng dẫn HS HS thực hiện

- GV mời HS nêu trước lớp

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập

- Hướng dẫn HS HS làm bài.

- GV mời HS trình bày

- GV cùng HS nhận xét

*Bài 3: Câu nào đúng?

- Nêu yêu cầu bài tập

- GV mời HS nêu trước lớp

- GV cùng HS nhận xét

4. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi.

- 1 em lên làm bài ở bảng.                    

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát hình nhận biết hình nào là khối lập phương, hình nào là khối hộp chữ nhật.

- HS nêu kết quả trước lớp

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát hình chỉ ra đâu là mặt trước, mặt phải , mặt trên của xúc xắc, rồi tìm ra số chấm thích hợp ở mỗi mặt.

- HS làm việc theo nhóm đôi

- HS trả lời trước lớp .

 

 

* Nêu lại yêu cầu của bài:

- HS quan sát hình và đếm xem mỗi hình có mấy khối lập phương.

- HS nêu kết quả đếm được, rồi chọn câu đúng .

- Nêu kết quả.

- Nhận xét bài của bạn.

- Về xem lại các bài tập.

 

Đạo đức:                      Chủ đề 5:  SINH HOẠT NỂN NẾP
                                      BÀI 15:  GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
I.
Yêu cầu cần đạt:

1.Năng lực:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết được vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp.

* Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường.

- Giáo dục HS biết giữ vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt nội quy trường lớp.

2. Phẩm chất:
- Bước đầu hình thành được một số nền nếp gọn gàng, ngăn nắp trong học tập
và sinh hoạt hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Emngoan hơn búp bê"
- GV tổ chức cho HS hát bài “Em ngoan
hơn búp bê”.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát ngoan hơn búp bê?
Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã biết cởi áo bông trước khi đi ngủ, ngồi xong xếp ghế, bạn đã có thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
2. Khám phá
Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao phải gọn
gàng, ngăn nắp.

- GV treo/chiếu tranh trong mục Khám
phá nội dung “Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp?” lên bảng, giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nào gọn gàng, ngăn nắp?
+ Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp?
- GV lắng nghe câu trả lời:
- GV khen ngợi những em có câu trả lời
đúng và hay.

Kết luận: Em cần gọn gàng ngăn nắp mọi lúc, mọi nơi. Sự gọn gàng, ngăn nắp giúp em thấy thứ mình cần nhanh hơn, an toàn cho bản thân và người khác đồng thời sẽ giúp em giữ gìn đổ dùng, đồ chơi bển, đẹp,...

*Hoạt động 2 Khám phá những việc cầnlàm để luôn gọn gàng, ngân nắp
- GV đặt câu hỏi: “Em cần làm gì để sáchvở, đổ dùng luôn gọn gàng, ngăn nắp?”
- GV gọi một số HS phát biểu, sau đó
nhận xét, bổ sung, khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng; chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.
* Kết luận: Để luôn gọn gàng, ngăn nắp em cần sắp xếp: đổ dùng, đổ chơi, sách vở, dụng cụ học tập... đúng nơi quy định. Gọn gàng, ngăn nắp giúp em rèn luyện thói quen tốt trong cuộc sổng. Bên cạnh đó em cần biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt nội quy trường lớp.

3.Luyện tập
Hoạt động 1 Xác định việc nên làm và
việc không nên làm
Cách 1: GV chỉ vào tranh, yêu cẩu HS
thảo luận theo nhóm (từ 4-6HS),để chọn
cách làm đúng bằng cách dán sticker. Sau đó, mời đại diện nhóm lên thực hiện,nhóm khác chú ý quan sát, lắng nghe vàđặt câu hỏi (nếu có).
- Cách 2: Có thể chia nhóm nhỏ từ 4 - 6
HS và tổ chức cho các em chơi trò “Ai
nhanh, ai khéo”. GV phát cho mỗi đội một bộ tranh giống như trong SGK (cỡ lớn hơn), hướng dẫn từng HS trong nhóm tiếp sức dán tranh vào lựa chọn đúng. Đội nàochọn cách làm đúng trong thời gian ngắn hơn thì đội đó thắng cuộc. GV khen ngợi đội thắng, khích lệ đội khác cố gắng trong trò chơi lẩn sau. Kết luận: Chúng ta cần rèn luyện thói quen luôn gọn gàng, ngăn nắp. Cần sắp xếp sách vở, quần áo, đồ dùng, đổ chơi đúng nơi quy định, không nên để bừa bộn, lẫn lộn với nhau.
*Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn em đã sắp xếp đồ dùng cá nhân của em như thế nào.

- HS hát


- HS trả lời


- HS quan sát tranh.


- HS suy nghĩ, trả lời.
+ Tranh 1: Khi ở nhà, bạn gái sắp xếp sách vở gọn gàng trên giá sách, mỗi khi cần dùng sách gì thì bạn tìm thấy ngay.
+ Tranh 2: Khi ở trường, bạn trai sắp xếpsách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp trên bàn, sách vở phẳng phiu, đồ dùng không bị rơi, gãy. Bạn gái để sách vở bừa bộn, đổ dùng học tập mỗi thứ một nơi. Mỗi khi sử dụng mất nhiều thời gian tìm, đồ dùng dễ bị gãy, hỏng.
- HS lắng nghe, bổ sung  ý  kiến cho
bạn vừa trình bày.


- HS lắng nghe


- Học sinh trả lời


- HS tự liên hệ bản thân kể ra.


- HS lắng nghe.

- HS quan sát
- HS chọn
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS nêu
- HS lắng nghe

- HS chỉ ra các việc làm mà HS đổng tình: sắp xếp sách vở khi ở nhà, ở trường  gọn gàng; cất quẩn áo, giày dép, đổ chơi đúng nơi quỵ định (tranh 2, 3,
4, 5, 6); không đồng tình với việc để đồ dùng, sách vở bừa bộn (tranh 1).

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

 

Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2024

Tiếng Việt:                              Bài 74: oa, oe

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Nhận biết và đọc đúng các vần oa, oe; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần oa, oe; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần oa, oe (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần oa, oe.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oa, oe có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói về cảnh vật tự nhiên (các loài hoa).

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về các loài hoa.

2. Phẩm chất:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các loài hoa trong tranh minh hoạ, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên:

- Tranh, SGK.

2.Học sinh:

- Bộ TH Tiếng việt, Bảng con, SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

                                         Tiết 1

        Hoạt động của giáo viên

       Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó)

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần:

- Các loài hoa đua nhau khoe sắc

- GV giới thiệu các vấn mới : oa, oe (Ghi đề bài lên bảng) .

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ:

a. Đọc vần oa, oe

* So sánh các vần: GV giới thiệu vần

oa, oe

+ GV yêu cầu HS so sánh vần oa với oe để tìm ra điểm giống và khác nhau.

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

* Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vần oa, oe

- GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.

+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.

+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.

* Đọc trơn các vần

+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh  2 vần một lần.

* Ghép chữ cái tạo vần .                  

+ GV yêu cầu HS ghép vần oa.

+ GV yêu cầu HS ghép vần oe.

- Lớp đọc đồng thanh oa, oe một số lần.

b. Đọc tiếng

*  Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng hoa. Từ vần oa đã học,bây giờ cô muốn có tiếng hoa ta phải làm thế nào?

+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng hoa.

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng hoa.

- Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần oa, oe

- Cho HS đọc trơn.

- Nhận xét.

* Đọc tiếng trong SHS

 + Đánh vần tiếng:

- GV đưa các tiếng có trong SHS.

(hòa, loa, tỏa, xóa, khỏe, loe, lóe, xòe).

+ Đọc trơn tiếng.

- Nhận xét.

* Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa oa, oe

+ GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.

+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép,

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: đóa hoa, váy xòe, chích chòe

- Tìm và nêu các tiếng có oa, oe

- Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng)

- Nhận xét.

d. Đọc lại các tiếng

- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các oa, oe

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần oa, oe.

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc.

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- Các loài hoa đua nhau khoe sắc

- HS lặp lại câu nhận biết một số lần.

- HS đọc 4 – 5 em.

- Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT.

- HS lắng nghe

- HS quan sát trả lời

- Giống nhau là đều có âm đôi o đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: a, e.

- HS lắng nghe

- HS đánh vần :  (o – a – oa ; o – e – oe)

- Cả lớp đánh vần đồng thanh.

- HS đọc trơn các vần.

-  Cả  lớp đọc trơn,  đồng thanh cả 2 vần.

- HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oa.

- HS tháo chữ a, ghép e vào để tạothành vần oe.

- HS đọc

- Hãy lấy chữ ghi âm h ghép trước  vần oa.

- HS đánh vần tiếng biết (hờ - oa–  hoa)

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS tìm và nêu các tiếng có vần oa, oe

- Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học.

- Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm,  ĐT)

- HS đánh vần  nối tiếp (mỗi em 1 tiếng)

- Cả lớp đánh vần ĐT.

- HS đọc trơn nối tiếp (mỗi em 1 tiếng)

- Lớp đọc ĐT.

+ HS dựa vào mô hình tiếng‘hoa’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần oa, oe

+ HS đọc lại các tiếng vừa tìm được.

- HS phân tích đánh vần

- (2- 3) HS nêu lại cách ghép

- HS đọc.

- HS quan sát, đọc nhẩm.

- HS tìm và gạch chân.

- 2 - 3 HS đọc  lại các tiếng.

- Lớp đọc đồng thanh một số lần,

- HS đọc trơn các từ (đóa hoa, váy xòe, chích chòe) cá nhân, nhóm

- Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc theo nhóm.

- 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS viết vào bảng con: (oa, oe, đóa hoa, chích chòe.)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

                                              Tiết 2

5. Viết vở

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc

- GV đọc mẫu cả đoạn

- GV yêu cầu HS đọc thầm

- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới.

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn.

- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.

+ Hoa nào nở vào dịp Tết?

+ Mùa hè có hoa gì?

+ Hoa cải thường nở vào mùa nào?

 GV nhận xét.

7. Nói theo tranh

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

- Em hãy cho biết tên của các loài hoa trong tranh.

- Em thích loài hoa nào nhất? Vì sao?

8. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

 

-  HS lắng nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết.

- HS viết vào vở các vần (.oa, oe, đóa hoa, chích chòe)

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oa, oe

- Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng .

- Từng nhóm đọc cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có oa, oe trong đoạn văn.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Các nhóm thi đọc

- HS đọc cả đoạn 4 -5 em.

- Lớp đọc ĐT

- Hoa đào, hoa mai nở vào dịp tết

- Mùa hè có hoa phượng

- Mùa đông

- HS quan sát tranh và trao đổi và trả lời câu hỏi.

- Đào, lan, sen, hồng, cúc, phượng

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

- Về nhà  học lại bài 74: oa, oe

 HĐTN:                            CHỦ ĐỀ : AN TOÀN CHO EM

                                                      TUẦN 16

             Bài 10: SỬ DỤNG AN TOÀN ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- HS có khả năng:

- Kể tên, nêu được tác dụng của việc sử dụng một số đồ dùng trong gia đình;

- Phân biệt được hành động an toàn và không an toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình.

- Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.

2. Phẩm chất:

- Tự giác chấp hành những quy định về việc sử dụng đồ dùng gia đình an toàn khi giúp đỡ gia đình.

- Hình thành phẩm chất trung thực và trách nhiệm.

II.Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Tranh, SGK.

2.Học sinh: Thẻ mặt cười, mặt mếu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:

- GV tổ chức cho HS nghe hoặc hát các bài hát đã Đồ dùng dạy học

- GV nêu câu hỏi: Trong bài hát này bé đã làm gì?

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2.Khám phá – kết nối:

*Hoạt động 1: Xác định  những hành động sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn và không an toàn

a.Trò chơi: “Kể chuyện về đồ dùng gia đình”

- Cách chơi như sau: Mỗi em lấy một tờ giấy, vẽ một đồ dùng gia đình mà em thích và thể hiện tác dụng, cách sử dụng của đồ dùng đó. Thời gian vẽ là 3 phút. Nếu bạn nào không vẽ được thì có thể ghi tên và tác dụng, cách sử dụng đồ dùng đó.

- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp những hiểu biết của mình về đồ dùng đó. Nếu HS vẽ trùng thì nhường quyền trình bày cho bạn khác.

- GV khen ngợi, động viên, khuyến khích HS.

- GV cho học sinh xem video một số dụng cụ gia đình.

b.Xác định  những hành động an toàn và không an toàn.

- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát các tranh trong hoạt động 1

- GV yêu cầu học sinh TLN 2 chỉ ra những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và không an toàn.

- GV mời đại diện một số nhóm lên bảng nêu kết quả xác định hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn và không an toàn. Hỏi:

+  Vì sao em lại cho là hành động đó an toàn/ không an toàn?

- GV tập hợp những ý kiến của học sinh vào bảng phụ:

Những hành động sử dụng đồ dùng gia đình không an toàn.

Những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn

- Rót nước sôi từ ấm đun nước to, nặng quá sức vào phích.

- Cầm tay vào dây điện khi đang cắm điện.

- Dùng dao chặt vật cứng.

- Đùa nghịch khi cắt giấy.

- Chạm tay vào ấm điện đang đun.

- Dùng chổi quét nhà, quét sân.

- Dùng điều khiển bật ti vi.

- Dùng chậu, rổ , rá để rửa rau, vo gạo.

- Dùng dụng cụ chuyên gọt để gọt củ quả.

- Bật quạt điện.

- Dùng kéo cắt giấy thủ công.

- GVKL: Khi làm việc nhà, các em chú ý thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng gia đình an toàn, phù hợp với sức của mình; tuyệt đối không thực hiện những hành động sử dụng đồ dùng trong  gia đình không an toàn, tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra.

3.Thực hành:

* Hoạt động 2: Nhận xét các hành vi sử dụng đồ dùng gia đình.

- GV cho học sinh quan sát tranh 1 và tranh 2 trong SGK/ 41 nêu nội dung từng bức tranh

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 nhận xét hai hành vi được thể hiện trong tranh ở hoạt động 2/ 41 theo gợi ý:

+ Hành vi sử dụng đồ dùng gia đình của các bạn trong tranh 1, tranh 2 có an toàn không? Có thể gây tai nạn, thương tích gì?

+ Nếu em là bạn của những người trong tranh thì em sẽ khuyên bạn những gì?

 - GV nhận xét, động viên, khuyến khích phần trình bày của các nhóm.

- GV mời một số HS nêu điều được học và cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động 1,2.

4.Vận dụng:

*Hoạt động: Thực hành ở gia đình

- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau:

+ Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã học hỏi được về việc sử dụng dụng cụ gia đình an toàn.

+ Nhờ bố mẹ người thân hướng dẫn cách sử dụng một số đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn.

+ Thực hành sử dụng một số đồ dùng vào việc giúp đỡ gia đình những việc vừa sức: quét nhà, lau bàn ghế, rửa rau, chăm sóc cây,…

+ Nghe bố mẹ, người thân nhận xét việc sử

dụng đồ dùng gia đình của em.

Tổng kết:

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động.

- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu  HS nhắc lại để ghi nhớ:

+ Mỗi người cần phải biết cách và thực hiện đúng những quy định về sử dụng an toàn đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình.

5. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò Đồ dùng dạy học bài sau

- HS tham gia hát theo nhạc và đưa ra câu trả lời: Bé quét nhà

- HS thực hiện theo suy nghĩ, khả năng của mình.

- HS thực hiện lên bảng trình bày về bức tranh của mình, nêu tên đồ dùng cách sử dụng.

- HS nhận xét, chia sẻ

- HS lắng nghe

- HS mở SGK quan sát tranh ở HĐ1

- HS thảo luận nhóm 2

- Đại diện nhóm lên chia sẻ

+ Tranh 1: Bật mót xem ti vi an toàn

+ Tranh 2: Rót nước sôi vào phích không an toàn.

+ Tranh 3: Quét sân an toàn

- HS trả lời theo hiểu biết

- HS lắng nghe và nhắc lại

- Đại diện nhóm lên trình bày

- HS lắng nghe

- Đại diện  lớp trình bày lại

- HS lắng nghe.

- HS trả lời theo cảm nhận riêng.

- Đại diên nhóm lên trình bày

- Hành vi sử đụng đồ dùng trong tranh 1 và trang 2 không an toàn vì nếu sờ tay vào ấm điện đang đun có thể sẽ bị phỏng tay. Nếu cầm kéo mà đùa nghịch có thể sẽ bị đứt tay hoặc làm bị thương bạn...

Em có thể khuyênbạn:

- Bạn ơi không nên sờ tay vào ấm điện đang nấu nguy hiểm lắm.

- Bạn ơi không nên cầm kéo mà đùa nghịch vì nó sẽ làm bạn bị thương đó...

HS lắng nghe

HS nêu

- HS quan sát, trả lời:

+ Tranh 1:  Bạn sờ tay vào ấm điện đang cắm.

+ Tranh 2: Một bạn nam cầm kéo đùa với một bạn nữ.

- HS thực hiện theo nhóm 4

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu được.

- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ

- HS nhắc lại

- HS lắng nghe

 

Tiếng Việt:                  LUYỆN KĨ NĂNG  ĐỌC, VIẾT ( T1 )

I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS củng cố về đọc, viết đúng chính tả các chữ có các vần ươc, ươt, ươm, ươp đã học,trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo án, sách giáo khoa

- Sách giáo khoa, vở ôli

III. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáoviên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng: ươc, ươt, ươm, ươp

- Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 71, 72 trong SGK.

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

- GV đọc lần lượt : ươc, ươt, ươm, ươp, lược, lướt, cườm, mướp.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện

- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh.

 - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- Thực hiện theo hướng dẫn

- HS  lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu.

- Nhận xét bài viết của bạn.

- Học sinh nộp bài.

- Sửa lỗi viết sai vào bảng con.

- Lắng nghe

- Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà.

       

Thứ sáu,  ngày 27  tháng 12  năm 2024

Tiếng Việt:        Bài 75 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Nắm vững cách đọc các vần ươn, ương ,oa, oe,ươc, ươt, ươm, ươp;cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươn, ương ,oa, oe,ươc, ươt, ươm, ươp; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết cầu có từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện “Chuyện của mây”, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện.

- Câu chuyện cũng giúp HS bước đầu có ý thức làm việc có ích cho đời.

2. Phẩm chất:

- Thêm yêu thích môn học

II.Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh, SGK.

2. Học sinh:

- Bộ TH Tiếng việt, bảng con, SGK.

III. Hoạt động dạy  học:

                                                   Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- GV đọc cho HS viết chữ: ươc, ươt, ươm, ươp, ươn, ương, oa, oe.

2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ

2.1. Đọc tiếng:

- GV yêu cầu HS ghép âm đầu với các vần để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.

- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.

2.2. Đọc từ ngữ:

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng các

Từ sau: lướt sóng, ước mơ, mèo mướp, hạt cườm, bay lượn, nụ hoa, vàng hoe, tỏa hương.

3. Đọc đoạn:

- Cho HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.

- GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần).

- GV đọc mẫu bài đọc

- HS đọc nối tiếp từng câu.

- Yêu cầu đọc cả bài.

+ Bài thơ nói đến ai?cái gì?

+ Mặt trời và cô gió làm gì?

+ Thời gian được nói đến trong bài thơ là khi nào? Vì sao em biết?

4. Viết

- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ: trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.

- GV cho HS nhận xét, lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.

- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi .

- HS viết ở bảng con.

- Nhận xét bài viết của bạn.

- HS ghép và đọc

- HS trả lời

- HS đọc: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.

- HS đọc các tiếng có dấu thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm .

- Các tổ thi đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc thầm, tìm và nêu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng câu ( 3 lượt)

- 4 – 5 em đọc lại toàn bài.

- Các nhóm thi đọc .

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Buổi sớm, vì có mặt trời tỉnh giấc.

- HS viết ở bảng con.

- Viết ở vở Tập viết.

+ Khắp vườn, hoa tỏa hương ngào ngạt.

 - HS nhận xét

- HS lắng nghe

 

                                              Tiết  2

5. Kể chuyện

5.1. Văn bản ( GV Đồ dùng dạy học văn bản như trong SGV)

5.2. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời

*Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện.

* Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi.

- Đoạn 1: Từ đầu đến có ích cho đời.

1. Vì sao mây buồn?

2. Mây bay đi gặp chị gió để làm gì?

3. Vì sao mây muốn đi làm mưa?

- Đoạn 2: Từ Thế là mây vội khoác áo xám đến cây cỏ thoả thuê. (GV giải thích nghĩa của từ thoả thuê: rất sung sướng, hài lòng vì được như ước muốn).

4. Mưa xuống, con người và cây cỏ như thế nào?

- Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết.

5. Nước biến thành mây như thế nào?

GV chốt lại:

+ Mỗi người đều có thể góp sức mình làm những việc có ích cho đời. Mây biến thành mưa cho vạn vật sinh sôi.

5.2. HS kể chuyện

- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh.

- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện.

 6. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Vì suốt ngày nhởn nhơ bay lượn. Nhưng bay mãi một mình.

- Chị gió ơi, chị cho em đi làm mưa với!

- Vì Mây muốn làm việc có ích cho đời"

 - Đám trẻ reo hò, cây cỏ thoả thuê.

- Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống làm cho nước bốc thành hơi. Chị gió lại đưa nước lên cao trở thành mây.

- HS kể cá nhân

- Nhận xét bạn kể.

- Kể chuyện theo vai

- Nhận xét nhóm của bạn.

- 3- 4 em đọc lại toàn bài.

- Cả lớp đọc ĐT

- HS lắng nghe.

 

                                                       Buổi chiều

Tiếng Việt:                LUYỆN KĨ NĂNG  ĐỌC, VIẾT( T2)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần ươn, ương, oa, oe đã học, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo án, sách giáo khoa

- Sách giáo khoa, vở ôli

III. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng  ươn, ương, oa, oe

- GV nhận xét, sửa phát âm.

- Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 73, 74 trong SGK.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

- GV đọc lần lượt : ươn, ương, oa, oe, hoa, hoe, lươn, hương

 - Mỗi chữ 2 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện đọc ở nhà.

- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- Nhận xét.

- Thực hiện theo hướng dẫn

- HS  lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu.

- Nhận xét bài viết của bạn.

- Học sinh nộp bài.

- Sửa lỗi viết sai vào bảng con.

- Lắng nghe

- Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà.

 

Toán:                                            LUYỆN  TẬP TOÁN

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

- Củng cố về vị trí, định hướng trong không gian.

- Phát triển trí tưởng tượng định hướng trong không gian qua phân tích, tổng hợp

hình, xếp, ghép hình để nhận biết các khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

2. Phẩm chất:

- Yêu thích học toán.

II. Đồ dùng dạy- học:

- VBT, phiếu BT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

                      Hoạt động của giáo viên

           Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- HS hát bài hát

2.Hoạt động

- GVHDHS làm lần lượt các bài tập vbt trang 90, 91.

*Bài 1: Số.

- GV hướng dẫn

-Theo dõi giúp HS

- GV nhận xét , bổ sung

*Bài 2: Số

 - GV nêu yêu cầu của bài.

- GV  hướng dẫn HS làm bài

 - GV nhận xét, sửa chữa.

*Bài 3 : Số

- GV  hướng dẫn

- GV nhận xét.

*Bài 4: Viết trước sau giữa vào chỗ chấm cho thích hợp.

- HD học sinh làm

- Nhận xét

3.Củng cố, dặn dò:

- Về nhà làm thêm các bài tập ở VBT / 92, 93, 94, 95.

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát

- HS hát bài Lớp 1 thân yêu.

* HS nêu yêu cầu

- HS thực hiện theo HD của GV

- HS làm bài vào VBT,  nêu kết quả

- 1 em lên bảng làm

- HS nhận xét

* HS nêu yêu cầu

- HS đếm số bông hoa và cái cốc trên các khối hộp rồi ghi số thích hợp vào vở bài tập

- HS nêu kết quả

- HS nhận xét bài làm của bạn

* HS nêu yêu cầu

- HS làm bàì vào vở BT

- Đại diện 1 nhóm lên bảng làm.

+ Cành trên có 5 con chim.

+ Cành dưới có 4 con chim.

+ Cả 2 cành có 9 con chim.

- HS nhận xét bài của bạn

*HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào VBT

- 1 em lên bảng làm

a, Thỏ đi trước Gấu.

b, Sóc đi sau Gấu.

c, Nhím đi sau cả 3 bạn., ...

- Nhận xét, chia sẻ bài làm của bạn.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện các bài tập ở VBT / 92, 93, 94, 95.

 

HĐTN:                          SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 16

I. Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong   tuần học tập vừa qua.

- GDHS chủ đề 1 “An toàn cho em”

- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

II.Đồ dùng dạy học:

- GV : Mẫu đánh giá

- HS: giấy vẽ ,bút màu

III.  Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định tổ chức:

- GV  mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:

a/ Sơ kết tuần học:

* Yêu cầu cần đạt: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- Các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

- Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… + -b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới:

* Yêu cầu cần đạt: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện.

- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và Yêu cầu cần đạt phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.

- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

3. Sinh hoạt theo chủ đề "An toàn cho em"

- GV tổ chức cho HS chia sẻ:

- Những điều đã học được trong tiết sinh hoạt dưới cờ về việc đảm bảo an toàn khi ở nhà và khi vui chơi ở nơi công cộng. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để hỏi và trả lời theo gợi ý sau: 

+ Bạn sẽ làm gì khi vui chơi ở nhà để an toàn?

+ Bạn sẽ làm gì khi vui chơi ở nơi công cộng để được an toàn?

- Tương tự giáo viên tổ chức học sinh chia sẻ các ý dưới đây:

+ Những đồ dùng và cách sử dụng đồ dùng gia đình đảm bảo an toàn.

+ Việc em đã sử dụng đồ dùng trong gia đình khi làm việc nhà và ý kiến của bố mẹ, người thân về những việc em đã làm.

+ Những điều em học được và cảm nhận của em khi sử dụng đồ dùng gia đình làm việc nhà đảm bảo an toàn.

- GV khen ngợi các em đã vận dụng tốt kĩ năng sử dụng đồ dùng trong nhà an toàn.

4.Đánh giá:

a, Cá nhân tự đánh giá

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

- Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:

+ Nhận biết được những hành động thể hiện sự thân thiện với bạn.

+ Thể hiện được sự thân thiện với bạn.

- Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên

- Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

- Có thể hiện được sự thân thiện với bạn hay không?

- Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,... hay không?

c) Đánh giá chung của GV

- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.

4. Củng cố - dặn dò

- GV dặn dò nhắc nhở HS.

 

- HS hát một số bài hát.

- Các tổ  trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ. Các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe và đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

-  HS nghe.

- Các tổ thực hiện theo.

- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

- Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các tổ thảo luận

- Cả lớp hát

- Các tổ lên báo cáo.

- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết quả thảo luận của các tổ.

- Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- HS tham gia

- Không nên chơi ở các ao hồ, nơi chứa nước xung quanh nhà, các đồ vật có thể gây tai nạn thương tích như các đồ vật nóng: phích nước, nồi chứa thức ăn nóng, hệ thống điện, các vật sắc nhọn, các loại thuốc uống...

- Không chơi những trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su,  đu quay, trượt máng

- Ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ.

- Nếu bị lạc thì hãy bình tỉnh tìm sự trợ giúp của mọi người xung quanh...

- HS suy nghĩ và trả lời

- HS lắng nghe

- HS tự đánh giá theo các mức độ bằng cách giơ bảng mặt biểu cảm hoặc hoàn thành  phiếu đánh giá cá nhân .

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt nêu những mong muốn của mình về khu vui chơi an toàn.

-  HS lắng nghe.

                                                                            

                                                                        Ngày     tháng    năm 2024

 

              Hiệu trưởng                                                               Khối trưởng