Giáo an lớp 1/2
KHBD TUAN 17 LƠP 1/2
TUẦN 17
Thứ Hai, ngày 30 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 76: oan, oăn, oat, oăt
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan, oăn, oat, oăt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần oan, oăn, oat, oăt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần oan, oăn, oat, oăt.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oan, oăn, oat, oăt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Bộ chữ BD Tiếng việt.
2. Học sinh:
- Bộ chữ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Trên phim hoạt hình voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt. - GV giới thiệu các vấn mới oan, oăn, oat, oăt. - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần ươc, ươt * So sánh các vần: GV giới thiệu vần oan, oăn, oat, oăt + GV yêu cầu HS so sánh vần oan với oat ; oăn và oăt để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần oan, oăn, oat, oăt. - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần oan. + GV yêu cầu HS ghép vần oat. + GV yêu cầu HS ghép vần oăt. + GV yêu cầu HS ghép vần oăn. - Lớp đọc đồng thanh oan, oăn, oat, oăt một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng khoan. (GV: Từ vần oan đã học,bây giờ cô muốn có tiếng khoan ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng khoan . - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng khoan. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (hoạt, khoát, toán, xoan, choắt, hoắt, ngoằn, thoăn ). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa vần oan, oăn, oat, oăt. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. + GV yêu cầu HS phân tích tiếng + GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt. - Tìm và nêu các tiếng có vần uôi, uôm. - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần oan, oăn, oat, oăt. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần oan, oăn, oat, oăt. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - Nhận xét bạn đọc. - HS trả lời - HS nói theo.
- HS trả lời. - Trên phim hoạt hình voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt. - HS đọc - HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có âm o đứng trước, âm a đứng giữa. khác nhau ở chữ đứng sau: n, t). - HS lắng nghe - HS đánh vần : (o –a –nờ - oan; o – a – tờ - oat ; o –ă –nờ - oăn; o – ă – tờ - oăt) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 4 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oan. - HS tháo chữ n, ghép t vào để tạo thành oat. - HS tháo chữ a, ghép ă vào để tạo thành oăt. - HS tháo chữ t, ghép n vào để tạo thành oăn. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm kh ghép trước vần oan ta được tiếng khoan. - HS đánh vần tiếng được (khờ - oan - khoan). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt. - Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp (mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng ‘khoan’ từ đó tạo ra những tiếng mới có vần oan, oăn, oat, oăt. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ : hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt. (cá nhân , nhóm). - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (oan, oăn, oat, oăt,tóc xoăn, nhọn hoắt ) chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
|
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc. + Vườn có những cây gì? + Vì sao vườn cây lại ngập tràn sắc tím? + Vì sao khu vườn thật là vui? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về hoạt động của các bạn HS trong tranh . - Em thấy gì trong tranh? - Các bạn HS đang làm gì? - Em đã bao giờ trồng cây chưa? - Em có thích trồng cây không? Vì sao?). - GV có thể mở rộng giúp HS tìm hiểu lợi ích của việc trồng cây, từ đó có ý thức trồng cây để bảo vệ môi trường sống. - Nhận xét, khen ngợi. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (oan, oăn, oat, oăt,tóc xoăn, nhọn hoắt) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . - Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt trong đoạn văn một số lần. - HS đọc thầm, tìm. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 - 5 em. - Cây xoan và cây khế. - Vì cây xoan và cây khế trổ hoa hàng loạt. - HS trả lời. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - Các bạn đang trồng cây. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - Về nhà học lại bài 76: oan, oăn, oat, oăt. |
Toán: ÔN TẬP PHÉP CỘNG , PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (T1)
I.Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,…).
- Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
2.Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1.Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
2. Học sinh:
- Bộ chữ TH học Toán , bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Hoạt động: *Bài 1: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - HD cách làm. - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập a) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ + Trong tranh có mấy con thỏ? - Tương tự HS thực hiện và trình bày phần còn lại b) GV hỏi: Trong cac con vật : thỏ, chó , trâu số con vật nào ít nhất? - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: >, <, = - Nêu yêu cầu bài tập - Để so sánh được chúng ta phải làm gì? - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. * Nêu lại yêu cầu của bài: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số cá của từng bể, rồi tìm số thích hơp. - Đọc số đó * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS quan sát hình vẽ, đếm số các con vật trong tranh. - Có 6 con thỏ - HS trả lời trước lớp - Số con trâu ít nhất * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS trả lời. - HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả. - HS làm bài vào vở - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Buổi chiều
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc các vần ươc, ươt, ươm, ươp đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần ươc, ươt, ươm, ươp. Làm đúng các bài tập ở vở BT.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt
2. Học sinh: vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 1. Khởi động: - Cho HS hát 1 bài. 2. Ôn luyện: 2.1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: ươc, ươt, ươm, ươp, cầu vượt, lướt ván, cốc nước, thước kẻ, cháy đượm, nườm nượp, giàn mướp, thanh gươm. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2.2. Viết: - Hướng dẫn viết vào B/C. - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. (ươc, ươt, ươm, ươp, cầu vượt, lướt ván, cốc nước, thước kẻ, cháy đượm, nườm nượp, giàn mướp, thanh gươm.) Mỗi chữ 1 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2.3. Hướng dẫn hs làm VBT * Bài 1/ 62: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 62. - GV nhận xét. *Bài 2/62: Điền tiếng chứa ươt hoặc ươc. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. *Bài 3/62: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết lại câu. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 1/ 63: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 63. - GV nhận xét * Bài 2/63: Điền ươm hoặc ươp . - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3/63: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống. - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học |
Học sinh - HS Hát bài “ Chú ếch con” - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - HS theo dõi, viết vào B/C. - Nhận xét - HS viết vở ô ly. (ươc, ươt, ươm, ươp, cầu vượt, lướt ván, cốc nước, thước kẻ, cháy đượm, nườm nượp, giàn mướp, thanh gươm). - Mỗi chữ 1 dòng. - Nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát tranh, điền tiếng thích hợp vào chỗ trống - thước kẻ, cầu trượt, cái lược. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, sắp xếp lại thành câu rồi viết lại vào vở BT. - Bé ước được chơi cầu trượt. - Trước cửa nhà em có cầu trượt. - 1 HS nêu kết quả. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - con bướm, hạt cườm, quả mướp. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc, chọn từ ngữ phù hợp sau đó điền vào chỗ trống. - HS làm vào VBT. - Nêu kết quả. + Hoa mướp vàng ươm. + Chú Tư dạy bé ươm cây. - Lắng nghe. |
Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
+ Nắm vững cách đọc các vần ươn, ương, oa, oe đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có các vần ươn, ương, oa, oe. Làm đúng các bài tập ở vở BT.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số vần đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, vở BT Tiếng Việt
2. Học sinh: vở BT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên 1. Khởi động: - Cho HS hát 1 bài. 2. Ôn luyện: 2.1. Ôn đọc: - GV ghi bảng ươn, ương, oa, oe, bức tượng, vươn vai, con lươn, đường phố, toa tàu, chích chòe, cái loa. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2.2. Viết: - Hướng dẫn viết vào B/C. - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. (ươn, ương, oa, oe, bức tượng, vươn vai, con lươn, đường phố, toa tàu, chích chòe, cái loa.) - Mỗi chữ 1 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 2.3. Hướng dẫn hs làm VBT * Bài 1/ 64: Nối - Cho học sinh quan sát tranh đọc các tiếng trong VBT trang 64. - GV nhận xét. * Bài 2/64 : Điền vần ươn hoặc ương. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3/64: Nối - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. * Bài 1/ 65: Tô màu - HD Học sinh tô màu đỏ cho tiếng có vần oa, màu xanh tiếng có vần oe. - GV nhận xét. * Bài 2/61 : Điền vần oa hoặc oe. - GV đưa các từ cần điền lên bảng. - Nhận xét. * Bài 3/65: Nối - GV hướng dẫn. - GV nhận xét. - Nhận xét, sửa chữa. 3. Vận dụng: - Nhận xét tiết học |
Học sinh - HS Hát bài “ Vào giờ học rồi” - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - HS theo dõi, viết vào B/C. - Nhận xét - HS viết vở ô ly. (ươn, ương, oa, oe, bức tượng, vươn vai, con lươn, đường phố, toa tàu, chích chòe, cái loa.) Mỗi chữ 1 dòng. - Nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc tìm và nối đúng từ ngữ với bức tranh thích hợp. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát, điền vần thích hợp vào chỗ trống - con vượn, vườn cây, cái gương, giọt sương. - Lắng nghe. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc chọn từ ở cột A nối với từ ở cột B cho phù hợp. - HS làm vào VBT. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Học sinh tô màu đỏ cho tiếng có vần oa, màu xanh tiếng có vần oe. - Lớp vào vào VBT. - 1 bạn lên bảng làm. * Nêu lại yêu cầu của bài. - Quan sát tranh, điền vần thích hợp vào chỗ trống - toa tàu, chích chòe, các loa.. * Nêu lại yêu cầu của bài. - HS đọc chọn từ ở cột A nối với từ ở cột B cho phù hợp. - HS làm vào VBT. - Nêu kết quả. - Nhận xét bài làm của bạn. - Lắng nghe. |
Thứ Ba, ngày 31 tháng 12 năm 2024
Tiếng Việt: Bài 77: oai, uê, uy
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần oai, uê, uy; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần oai, uê, uy (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần oai, uê, uy
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oai, uê, uy có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Khu vườn mơ ước được gợi ý trong tranh. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ.
2.Phẩm chất:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Bộ chữ BD Tiếng việt.
2. Học sinh:
- Bộ chữ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Quê ngoại của Hà có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê. - GV giới thiệu các vần mới oai, uê, uy - Viết tên bài lên bảng. 3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần oai, uê, uy * So sánh các vần: GV giới thiệu vần oai, uê, uy + GV yêu cầu HS so sánh vần uê với uy để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần oai, uê, uy - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần uê. + GV yêu cầu HS ghép vần uy. + GV yêu cầu HS ghép vần oai. - Lớp đọc đồng thanh oai, uê, uy một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng ngoại. (GV: Từ vần oai đã học,bây giờ cô muốn có tiếng ngoại ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng ngoại . - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng ngoại. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần oai, uê, uy. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (khoai, ngoái, ngoại, huệ, thuế, tuế, huy, lũy, thủy). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa vần oai, uê, uy. +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ : khoai sọ, vạn tuế, tàu thủy. - Tìm và nêu các tiếng có ươm, ươp - Yêu cầu HS đọc( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần oai, uê, uy - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần oai, uê, uy - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc. - Quê ngoại của Hà có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê. - HS đọc cá nhân, nhóm. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có âm u đứng trước, khác nhau ở chữ đứng sau: ê, y. - HS lắng nghe - HS đánh vần : (o- a- i - oai; u – ê - uê ; u - y - uy) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 3 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uê. - HS tháo chữ ê, ghép y vào để tạo thành uy. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oai - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm ng ghép trước vần oai và thêm thanh nặng dưới âm a. - HS đánh vần tiếng biếc (ngờ- oai – ngoai – nặng – ngoại ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần oai, uê, uy. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng ‘ngoại’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần oai, uê, uy. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (khoai sọ, vạn tuế, tàu thủy.) cá nhân , nhóm. - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (oai, uê, uy, khoai, vạn tuế, tàu thủy) chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: + Ngày nghi, Hà làm gì? + Vườn nhà Hà có những cây gì? + Hà vui đùa với cây trong vườn như thế nào? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS. - Em thấy gì trong tranh? - Nhà em có vườn không? - Vườn nhà em có những cây gì ? - Nếu có một khu vườn riêng của mình, các em muốn trồng cây gì trong khu vườn đó?). - GV có thể mở rộng giúp HS có tình yêu với cây cối, vườn tược và thiên nhiên, 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (oai, uê, uy, khoai, vạn tuế, tàu thủy) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oai, uê, uy - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng - Từng nhóm đọc rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần oai, uê, uy trong đoạn văn một số lần. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - Hà thoải mái vui đùa với hoa trái vườn nhà. - Cây xoài, khoai lang, bông huệ, thủy tiên. - HS trả lời - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời - HS trả lời - 3 – 4 em kể. - HS trả lời. - HS lắng nghe - Về nhà học bài 77: oai, uê, uy. |
Toán: ÔN TẬP PHÉP CỘNG , PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10.
( Tiết 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,…).
- Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng BD môn Toán 1.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- Bảng con, VBT, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Hoạt động: *Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 10 - Vậy các số còn thiếu là những số nào? - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập - HD làm bài. - H: Trong các số đó số nào lớn nhất? Số nào bé nhất? - H: Trong các số đó số nào vừa lớn hơn 5, vừa bé hơn 8? - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS quan sát tranh: + Bức tranh vẽ những con gì? +Rùa xanh đang ở vị trí thứ mấy trong hàng? + Rùa vàng đang ở vị trí thứ mấy? + Rùa nâu đang ở vị trí thứ mấy? GV: Có thêm bạn rùa đỏ chạy xen vào giữa rùa xanh và rùa vàng. Hỏi khi đó rùa nâu xếp thứ mấy trong hàng? - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát tranh: - Tranh vẽ gì? - Có 2 ngôi nhà , ngoài trời đang mưa, có 3 chú thỏ đang chạy vào nhà để tránh mưa. Các chú thỏ chạy vào trong cả 2 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy bạn thỏ? Biết ràng số thỏ ở chuồng A nhiều hơn số thỏ ở chuồng B. - GV cùng HS nhận xét 3. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. * Nêu lại yêu cầu của bài: - Đọc số các số từ 1 – 10 - HS trả lời, làm bài vào vở. - Nêu kết quả. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS đọc và xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn các số 5, 6, 7, 8. - HS trả lời trước lớp - Số 6 và số 7 * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS trả lời. - HS làm bài vào vở - HS trả lời. - HS trả lời. - Lớp nhận xét * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS trả lời. - HS làm bài vào vở - HS tìm câu trả lời - Chuồng A có 2 bạn thỏ, chuồng B có 1 bạn thỏ - Lớp nhận xét - Về xem lại các bài tập. |
Thứ Tư , ngày 01 tháng 01 năm 2025
Tiếng Việt: Bài 78: uân, uât
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần uân, uât; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uân, uât; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uân, uât (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uân, uât.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uân, uât có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Đón Tết được gợi ý trong tranh.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chương trình nghệ thuật chào xuân; bố con Hà đi chợ hoa xuân; một số cây cối...)
* Tích hợp GDANQP: Giáo dục cho HS biết được công việc tuần tra của các chú bộ đội nơi biên giới.
2. Phẩm chất:
- Cảm nhận được tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uân, uât; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Bộ chữ BD Tiếng việt.
2. Học sinh:
- Bộ chữ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
-1. Ôn và khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Chúng em/ xem/ chương trình nghệ thuật/ chào xuân. - GV giới thiệu vần mới: uân, uât - Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần ươn, ương * So sánh các vần: GV giới thiệu vần uân, uât. + GV yêu cầu HS so sánh vần uân, với vần uât để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần uân, uât - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần. + GV yêu cầu HS ghép vần uân. + GV yêu cầu HS ghép vần uât. - Lớp đọc đồng thanh uân, uât một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng xuân. (GV: Từ vần uân đã học,bây giờ cô muốn có tiếng xuân ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng xuân. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng xuân. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần uân, uât. - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. (chuẩn, huân, khuân, tuần, khuất, luật, thuật, xuất). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa uân, uât +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: tuần tra, mùa xuân, võ thuật. - Tìm và nêu các tiếng có uôn, uông. - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) *Giới thiệu video về công việc tuần tra của các chú bộ đội nơi biên giới. - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các vần uân, uât. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uân, uât. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc : Chúng em/ xem/ chương trình nghệ thuật/ chào xuân. - HS đọc cá nhân, nhóm. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có âm u đứng trước, âm â đứng giữa, khác nhau ở chữ đứng sau: n, t). - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đánh vần : (u – â – nờ - uân; u- â- tờ - uât) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 2 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uân. - HS tháo chữ n, ghép t vào để tạo thành vần uât - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm x ghép trước vần uân. - HS đánh vần tiếng xuân (xờ- uân – xuân). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần uân, uât - Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng‘xuân ’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần uân, uât. + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (tuần tra, mùa xuân, võ thuật.) cá nhân , nhóm - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe. - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (uân, uât, tuần tra, võ thuật) chữ cỡ vừa chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, - Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc + Gần Tết, bố và Hà đi đâu? + Hai bố con mua gì? + Cây đào và cây quất hai bố con mua thế nào? + Em đã bao giờ cùng bố hoặc mẹ đi chợ hoa chưa? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. + Em thấy gì trong tranh? + Em thường làm gì trong những ngày Tết? + Em có thích Tết không? Vì sao? + Không khí gia đình em trong ngày Tết thường như thế nào? - Đọc nội dung bài luyện nói - Nhận xét. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (uân, uât, tuần tra, võ thuật) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uân, uât - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng - Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uân, uât trong đoạn văn. - HS đọc thầm, tìm. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - Lớp đọc ĐT. - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - Đi chợ hoa - Mua đào và quất. - Cành đào chi chít lọc non, cây quất xum xuê, quả vàng óng. - Nhiều HS trả lời. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - Cả lớp đọc. - Về nhà học lại bài 78: uân, uât |
Toán: ÔN TẬP PHÉP CỘNG , PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10.
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 . Thực hiện tính nhẩm ( qua bảng cộng trừ). Vận dụng nêu được phép tính thích hợp với tình huống thực tế liên quan.
- Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
2.Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên:
- Phiếu để thực hiên trò chơi
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. khởi động: - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, sửa chữa. 2. Hoạt động: * Bài 1: Tính nhẩm - Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS dựa vào bảng cộng, bảng trừ để tính nhẩm - GV cùng HS nhận xét *Bài 2: Số ? - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS làm bài. a,GV yêu cầu HS tính nhẩm. - Tương tự giáo viên cho HS làm phần còn lại b) Điền >, <, = - Hướng dẫn HS làm bài. - GV cùng HS nhận xét *Bài 3: Tính nhẩm - Nêu yêu cầu bài tập - GV: Bạn ong đang mang trên mình số 5, các em hãy tìm những bông hoa ghi phép tính có kết quả bằng 5 - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - Từ các số 2,7,9 các em hãy lập các phép tính cộng trừ đúng. - HD HS làm việc theo nhóm. - GV cùng HS nhận xét 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. |
- Theo dõi. - 1 em lên làm bài ở bảng. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS làm bài vào vở , 2 em lên bảng - HS nêu kết quả trước lớp. * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS tính nhẩm: 5 + 3 = 8, sau đó điền 8 vào ô vuông. - HS làm việc theo nhóm đôi - HS tính kết quả rồi so sánh điền kết quả vào ô trống - HS trả lời trước lớp . * Nêu lại yêu cầu của bài: - HS tính nhẩm và tìm những bông hoa ghi phép tính có kết quả bằng 5 - Nêu kết quả. - Nhận xét bài của bạn. * Nêu lại yêu cầu của bài: - 1 em lên bảng làm, lớp làm ở bảng con. - Trình bày kết quả 2 + 7 = 9 7 + 2 = 9 9 – 2 = 7 9 – 7 = 2 - Về xem lại các bài tập. |
Đạo đức: BÀI 16: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I.Yêu cầu cần đạt:
- Nếu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Bước đầu hình thành được một số nền nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II.Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động 4. Vận dụng Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
- HS hát - HS trả lời - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. - Hai đến bốn HS trả lời. - HS lắng nghe - HS lắng nghe
- Đồng tình với hành động (việc nên làm): Tranh 2 - Giờ ăn trưa ở lớp, bạn trai tập trung ăn đúng thời gian quy định.
- Gợi ý: - HS lắng nghe.
|
Thứ Năm ngày 02 tháng 01 năm 2025
Tiếng Việt: Bài 79: uyên, uyêt
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uyên, uyêt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uyên, uyêt
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uyên, uyêt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Cảnh vật được gợi ý trong tranh.Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết.
* Tích hợp GDANQP: Giáo dục HS biết được Thánh Gióng là người có công rất lớn trong việc chống giặc ngoại xâm.
2. Học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Bộ chữ BD Tiếng việt.
2. Học sinh:
- Bộ chữ TH Tiếng Việt, bảng con, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ( GV đưa 1 số thẻ từ yêu cầu HS quan sát và đọc nhanh các từ đó) - Nhận xét, tuyên dương. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? Giới thiệu Thánh Gióng là người có công rất lớn trong việc chống giặc ngoại xâm. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: - Bà kể chuyện hay tuyệt. - GV giới thiệu các vấn mới : uyên, uyêt (Ghi đề bài lên bảng) .
3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: a. Đọc vần uyên, uyêt * So sánh các vần: GV giới thiệu vần uyên, uyêt + GV yêu cầu HS so sánh vần uyên với uyêt để tìm ra điểm giống và khác nhau. + GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. * Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu các vần uyên, uyêt - GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai. + GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần. + GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần. * Đọc trơn các vần + GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần. + Lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần. * Ghép chữ cái tạo vần . + GV yêu cầu HS ghép vần uyên. + GV yêu cầu HS ghép vần uyêt. - Lớp đọc đồng thanh uyên, uyêt một số lần. b. Đọc tiếng * Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng chuyện. Từ vần uyên đã học,bây giờ cô muốn có tiếng chuyện ta phải làm thế nào? + GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng chuyện. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng chuyện. - Cho HS tìm và nêu lần lượt cá tiếng có vần uyên, uyêt - Cho HS đọc trơn. - Nhận xét. * Đọc tiếng trong SHS + Đánh vần tiếng: - GV đưa các tiếng có trong SHS. ( chuyến, luyện, thuyền, truyện, duyệt, khuyết, tuyết, tuyệt). + Đọc trơn tiếng. - Nhận xét. * Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa uyên, uyêt +GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng +GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, + Cả lớp đọc đồng thanh. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con thuyền, trăng khuyết, truyền thuyết - Tìm và nêu các tiếng có uyên, uyêt - Yêu cầu HS đọc ( kết hợp phân tích một số tiếng) - Nhận xét. d. Đọc lại các tiếng - GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ viết các uyên, uyêt - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uyên, uyêt - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS. |
- HS quan sát và đọc nhanh các từ theo yêu cầu của GV. - HS trả lời - HS lắng nghe. - HS nói theo. - HS đọc. - HS đọc cá nhân, nhóm. - Bà kể chuyện hay tuyệt. - HS lặp lại câu nhận biết một số lần. - HS đọc 4 – 5 em. - Đọc theo nhóm 2, tổ, ĐT. - HS lắng nghe - HS quan sát trả lời - Giống nhau là đều có âm u đứng trước, âm đôi yê ở giữa, khác nhau ở chữ đứng sau: n, t. - HS lắng nghe - HS đánh vần : (u – y – ê - nờ - uyên ; u – y – ê - tờ - uyêt) - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - HS đọc trơn các vần. - Cả lớp đọc trơn, đồng thanh cả 2 vần. - HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uyên. - HS tháo chữ n, ghép t vào để tạothành vần uyêt. - HS đọc - Hãy lấy chữ ghi âm ch ghép trước vần uyên và thanh nặng. - HS đánh vần tiếng biết (chờ - uyên – chuyên – nặng – chuyện ). - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS tìm và nêu các tiếng có vần uyên, uyêt - Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có vần đang học. - Đọc trơn tiếng vừa tìm được ( cá nhân, nhóm, ĐT) - HS đánh vần nối tiếp (mỗi em 1 tiếng) - Cả lớp đánh vần ĐT. - HS đọc trơn nối tiếp ( mỗi em 1 tiếng) - Lớp đọc ĐT. + HS dựa vào mô hình tiếng‘chuyện’từ đó tạo ra những tiếng mới có vần uyên, uyêt + HS đọc lại các tiếng vừa tìm được. - HS phân tích đánh vần - (2- 3) HS nêu lại cách ghép - HS đọc. - HS quan sát, đọc nhẩm. - HS tìm và gạch chân. - 2 - 3 HS đọc lại các tiếng. - Lớp đọc đồng thanh một số lần, - HS đọc trơn các từ (con thuyền, trăng khuyết, truyền thuyết) cá nhân, nhóm - Cả lớp đọc ĐT - HS đọc theo nhóm. - 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe, quan sát. - HS viết vào bảng con: (uyên, uyêt, con thuyền, truyền thuyết.)chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. |
Tiết 2
5. Viết vở - GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ. - GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. - GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút. - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS. 6. Đọc - GV đọc mẫu cả đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm - GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. - GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. - Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần. - GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn. + Sân nhà bạn nhỏ sáng nhờ đâu? + Trăng tròn và trăng khuyết giống với sự vật nào? + Những câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ trong bài thơ và trăng rất thân thiết với nhau? - GV nhận xét. 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: - Em thấy gì trong tranh? - Tìm những sự vật, hoạt động có tên gọi chứa vần uyên, uyêt. - Đặt câu với các từ ngữ tìm được. - Nói về cảm nghĩ của em với cảnh vật. 8. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - Nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở các vần (uyên, uyêt, con thuyền, truyền thuyết) - Nhận xét bài viết của bạn. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uyên, uyêt - Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. - Từng nhóm đọc cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có uyên, uyêt trong đoạn văn. - Đọc nối tiếp từng câu. - Các nhóm thi đọc - HS đọc cả đoạn 4 -5 em. - Lớp đọc ĐT - Nhờ ánh trăng sáng ngời. - Cái đĩa, con thuyền “Em đi trăng theo bước . Như muốn cùng đi chơi”. - HS quan sát tranh và trao đổi và trả lời câu hỏi. - HS trả lời - HS trả lời.(trăng khuyết, con thuyền, chuyến đi, di chuyển,..) - Nhiều HS nói. - Về nhà học lại bài 79: uyên, uyêt |
HĐTN: CHỦ ĐỀ 5: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN
TUẦN 17 - BÀI : CHÂN DUNG CỦA EM
I.Yêu cầu cần đạt:
- HS có khả năng:
- Nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân;
- Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân.
- Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài của bản thân và của người khác theo hướng tích cực.
- Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và của người khác theo hướng tích cực, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho HS.
II.Đồ dùng dạy học:
- Băng/ đĩa bài hát: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Mắt tròn xoe
- Nhớ lại những điều đã biết về bản thân mình, kể được vẻ bề ngoài của bản thân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: - GV tổ chức cho HS nghe hát các bài hát - GV nêu câu hỏi: Trong bài hát này nói về ai, nói về những bộ phận nào? - GV kết nối bài học, giới thiệu bài mới: gb 2.Khám phá – kết nối: *Hoạt động 1:Chia sẻ về vẻ bên ngoài của em a, Nhận biết vẻ bên ngoài của em * Làm việc nhóm - GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi - GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm mà mình hài lòng. - GV nhắc nhở các em lắng nghe bạn và kĩ năng trình bày suy nghĩ. * Làm việc cả lớp: - GV khích lệ một vài cặp chia sẻ về vẻ bề ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn. - GV tuyên dương. GV: Các em đã nhận biết vẻ bên ngoài của mình. b,Trò chơi: “Đi tìm những lời nhận xét về bề ngoài của mình” - GV phổ biến cách chơi: Từng bạn sẽ chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét ( tổ 1 chạy sang tổ 2, tổ 3 chạy sang tổ 4): + Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ? - Trong khoảng thời gian 5 phút HS vừa xin ý kiến của bạn và đưa ra ý kiến nhận xét của mình đối với bạn. Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến càng tốt. - GV tổ chức cho các em chia sẻ nhóm đôi (2 phút) yêu cầu học sinh lắng nghe và chia sẻ cùng bạn về những nhận xét các bạn khác đã nhận xét về mình. - GV tổ chức cho các em chia sẻ cả lớp. - GV hỏi: Các em thấy mỗi bạn có những vẻ bề ngoài khác nhau và đều có điểm đánh yêu không? - GVKL: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng về bề ngoài của mình. 3.Thực hành * Hoạt động 2: Sắm vai thực hành nói lời động viên để giúp bạn tự tin - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK/ 44 để hiểu rõ nội dung từng tranh và Đồ dùng dạy học câu nói tích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sắm vai. - GV yêu cầu học sinh lên sắm vai từng tranh. +Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt. - GVKL: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bề ngoài của bản thân và của người khác. |
- HS tham gia hát theo nhạc. - Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, mắt tròn xoe. - HS trả lời theo suy nghĩ của mình. + Chia sẻ về những nét bên ngoài của mình (khuôn mặt, đôi mắt, cánh mũi, miệng, vần trán, mái tóc, vóc dáng..) + Chia sẻ những nét đặc biệt mà các em thích ở mình. - Đại diện nhóm lên chia sẻ bằng hình thức đóng vai. - HS lắng nghe - HS tham gia chơi và ghi nhớ lời nhận xét của bạn về mình. - HS thực hiện - HSTLN 2 - HS chia sẻ, nhận xét về bạn. - HSTL - HS lắng nghe. - HS quan sát, trả lời: + Tranh 1: Bạn nữ nói: Da mình không trắng xấu quá! + Tranh 2: Bạn nam: Ai cũng biết mình bị nặng tai, buồn thật. - HS thực hiện nhóm - 2-4 nhóm HS lên sắm vai - HS nhận xét, chia sẻ ý kiến. - HS lắng nghe. |
4. Vận dụng: *Hoạt động 3: Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác - GV hỏi: Để cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày? - Để chăm sóc vẻ bên ngoài của bản thân sạch sẽ đáng yêu chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân, mặc trang phục phù hợp, ăn uống đầy đủ chất, an toàn... - GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ bề ngoài của bạn: + Em hãy nêu nhận xét tích cực về vẻ bề ngoài của bạn? +Em cảm nghĩ như thế nào sau khi bạn nhận xét tích cực về mình? - GV lưu ý HS: tránh nhận xét về các khiếm khuyết của các bạn - GV dặn HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực về vẻ bề ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ HS. * Tổng kết: - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: + Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình. 5. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học |
- Tắm gội hằng ngày - Luôn giữ cho quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. - Ăn uống đầy đủ chất... - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS chia sẻ - HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu được. - HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ + Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình - HS lắng nghe |
Tiếng Việt: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT ( T1 )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết đúng chính tả các chữ có các vần oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy đã học,trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án, sách giáo khoa
- Sách giáo khoa, vở ôli
III. Các oạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng: oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy. - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 76, 77 trong SGK. - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. - GV đọc lần lượt: oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy , ngoan, thoát, thoăn thoắt, ngoái, huế, lũy. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV kiểm tra vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện |
- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu. - Nhận xét bài viết của bạn. - Học sinh nộp bài. - Sửa lỗi viết sai vào bảng con. - Lắng nghe - Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà. |
Thứ Sáu, ngày 03 tháng 01 năm 2025
Tiếng Việt: Bài 80 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Nắm vững cách đọc các vần uân, uât ,uyên, uyêt,oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy;cách đọc các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uân, uât ,uyên, uyêt,oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết cầu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Cặp sừng và đôi chân. Qua câu chuyện, HS còn được rèn luyện bước đầu kỹ năng ghi nhớ chi tiết, xử lí vấn để trong các tình huống... và góp phần giúp HS có ý thức về giá trị của mỗi bộ phận trên cơ thể.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học TV
II.Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Bộ TH Tiếng việt.
2. Học sinh:
- Bộ TH Tiếng việt HS, SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - GV đọc cho HS viết chữ: uân,uât uyên, uyêt, oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy. 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ 2.1. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS ghép âm đầu với các vần để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. 2.2. Đọc từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng các Từ sau: ngoan ngoãn, lưu loát, tuyệt vời, xum xuê, thủy thủ, ngoái lại, thoăn thoắt, vành khuyên, xuất phát. 3. Đọc đoạn: - Cho HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần. - GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu bài đọc - HS đọc nối tiếp từng câu. - Yêu cầu đọc cả bài. + Hà thường được nghe bà kể chuyện khi nào? + Hà đã được bà kể cho nghe những truyện gì? + Giọng kể của bà thế nào? + Hà có thích nghe bà kể chuyện không? + Câu văn nào nói lên điều đó? 4. Viết - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ: trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV cho HS nhận xét, lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS |
- HS viết ở bảng con. - Nhận xét bài viết của bạn. - HS ghép và đọc - HS trả lời - HS đọc: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - HS đọc các tiếng có dấu thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm . - Các tổ thi đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc thầm, tìm và nêu. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp từng câu ( 3 lượt) - 4 – 5 em đọc lại toàn bài. - Các nhóm thi đọc . - Cả lớp đọc đồng thanh. - Mỗi lần về quê. - Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hồ Hoàn Kiếm, … - Giọng kể của bà trầm ấm. - Hà rất thích nghe bà kể chuyện. - Hà bị cuốn vào câu chuyện từ đầu đến cuối. - HS viết ở bảng con. - Viết ở vở Tập viết. + Xuân về,đào nở thắm, quất trĩu quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe |
Tiết 2
5. Kể chuyện 5.1. Văn bản ( GV Đồ dùng dạy học văn bản như trong SGV) 5.2. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời *Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện. * Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. + Đoạn 1: Từ đầu đến trông thật xấu xí. 1. Vì sao hươu nghĩ nó là con hươu đẹp nhất khu rừng? 2. Hươu có thích đôi chân của mình không? + Đoạn 2: Từ Một ngày đến cảm thấy vô cùng vướng víu. 3. Khi tha thẩn trong rừng, hươu gặp phải chuyện gì? 4. Khi gặp sói, cặp sừng hay đôi chân giúp hươu thoát nạn? + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. 5. Thoát nạn, hươu nghĩ gì? - GV có thể tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra cầu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của cầu chuyện được kể 5.2. HS kể chuyện - GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. |
- HS lắng nghe - HS lắng nghe - Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng - Không - Hươu phát hiện một con sói lớn đang lao về phía mình - Đôi chân. - May sao đôi chân đã cứu mình. Thì ra, cái gì cũng có giá trị riêng của nó - HS kể cá nhân - Nhận xét bạn kể. - Kể chuyện theo vai - Nhận xét nhóm của bạn. - 3- 4 em đọc lại toàn bài. - Cả lớp đọc ĐT - HS lắng nghe. |
Buổi chiều
Tiếng Việt: LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT( T2)
I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần uân, uât ,uyên, uyêt đã học, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
+ PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án, sách giáo khoa
- Sách giáo khoa, vở ôli
III. Các oạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng uân, uât ,uyên, uyêt - GV nhận xét, sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc lần lượt các bài 78, 79 trong SGK. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. - GV đọc lần lượt : uân, uât ,uyên, uyêt , xuân, luật, khuyên, tuyệt. - Mỗi chữ 2 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV nhận xét vở của HS. - Sửa 1 số lỗi. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện đọc ở nhà. |
- HS đọc cá nhân ,nhóm, Lớp đọc đồng thanh. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Nhận xét. - Thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe viết vào vở ô ly theo yêu cầu. - Nhận xét bài viết của bạn. - Học sinh nộp bài. - Sửa lỗi viết sai vào bảng con. - Lắng nghe - Luyện viết lại các chữ vừa ôn vào vở ở nhà. |
Toán: LUYỆN TẬP TOÁN
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
- Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,…).
- Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
2. Phẩm chất:
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
- VBT, phiếu BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - HS hát bài hát 2.Hoạt động - GVHDHS làm lần lượt các bài tập vbt trang 96, 97. *Bài 1: a,Viết số và nối theo mẫu. - GV hướng dẫn -Theo dõi giúp HS - GV nhận xét , bổ sung b, Viết các số theo thứ tự: - Từ bé đến lớn: - Từ lớn đến bé: *Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét, sửa chữa. *Bài 3 : >, < , = - GV hướng dẫn - GV nhận xét. *Bài 4: Khoanh vào các số vừa lớn hơn 4 vừa bé hơn 7. - HD học sinh làm - Nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm thêm các bài tập ở VBT / 98, 99, 100, 101. - Nhận xét tiết học. |
- HS quan sát - HS hát bài Lớp 1 thân yêu. * HS nêu yêu cầu - HS thực hiện theo HD của GV - HS làm bài vào VBT, nêu kết quả - 1 em lên bảng làm - HS nhận xét - HS làm vào VBT. + 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. + 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. * HS nêu yêu cầu - HS đếm số con vật trong hình vẽ rồi ghi số thích hợp vào ô bên dưới. - HS làm vào VBT. - HS nêu kết quả - HS nhận xét bài làm của bạn * HS nêu yêu cầu - HS làm bàì vào vở BT - Đại diện 1 nhóm lên bảng làm. a, 8 = 6 + 2 b, 9 – 2 > 6 c, 4 + 2 < 4 + 3 d, 7 – 5 = 8 – 6 - HS nhận xét bài của bạn *HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào VBT - 1 em lên bảng làm - HS khoanh vào số 5, 6. - Nhận xét, chia sẻ bài làm của bạn. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện các bài tập ở VBT / 98, 99, 100, 101. |
HĐTN: SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 17
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 1 “Em quý trọng bản thân”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II.Đồ dùng dạy học:
- Băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…
- Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ổn định tổ chức: - GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau: a/ Sơ kết tuần học: * Yêu cầu cần đạt: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - Hoạt động đầu tiên của tiết sinh hoạt ngày hôm nay là chúng ta sẽ sơ kết tình hình lớp chúng ta tuần vừa qua. - Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”. + Giáo viên Đồ dùng dạy học những bông hoa có ghi một số câu hỏi về những vấn đề liên quan đến tình hình học tập, nề nếp, phong trào của lớp học. + Phổ biến cách chơi: có 7 câu hỏi trong mỗi bông hoa, mỗi tổ sẽ cử người lên hái 1 bông, sau đó mở ra đọc to cho cả lớp cùng nghe và trả lời câu hỏi. Hết lượt thứ nhất sẽ tiếp tục lượt thứ hai, bắt đầu từ tổ 1. + Giáo viên mời học sinh bổ sung nhận xét sau mỗi câu hỏi- GV dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. +Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới: * Yêu cầu cần đạt: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. - Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 3. Sinh hoạt theo chủ đề “Em quý trọng bản thân” - GV tổ chức trò chơi: “Đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài” - GV làm một số phiếu nhận biết, trong đó có nêu một vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao… của học sinh trong lớp cho vào hộp hoặc gấp thành các bông hoa cài lên trên cành cây để HS bốc thăm. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Đánh giá: a.Cá nhân tự đánh giá: - GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: -Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: + Đã nhận biết được những nét bên ngoài và giới thiệu được với bạn. + Luôn nói lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên b) Đánh giá theo tổ/ nhóm: - GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: + Có sáng tạo trong thực hành hay không. + Thái độ tham gia hoạt động có tích cực tự giác, hợp tác, trách nhiệm … hay không. c) Đánh giá chung của GV: - GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung 5.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS |
- HS hát một số bài hát. - HS lắng nghe và tham gia vào trò chơi. - Đại diện các nhóm lên hái hoa và trả lời 1. Tuần qua những bạn nào tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài ? 2. Trong tuần qua, tổ nào hoàn thành bài vở nhanh và tốt nhất? 3. Em hãy kể tên các bạn chưa nghiêm túc trong giờ học? 4. Tuần qua, những bạn nào tham gia trực nhật và chăm sóc góc thiên nhiên tốt nhất? 5. Trong tuần qua, ai tham gia tốt phong trào rèn chữ giữ vở? 6. Trong tuần qua, bạn nào chưa thực hiện đúng tác phong khi đến trường? 7. Tuần qua, bạn nào thường đi học trễ? - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp. - Lớp trưởng cho cả lớp bình chọn: + + Bạn hãy bình chọn 4 bạn xuất sắc nhất trong tuần qua + Bạn hãy bình chọn 4 bạn có tiến bộ nhất trong tuần qua. - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - HS lắng nghe - Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và Yêu cầu cần đạt phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ. - Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. - Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - Tổ trưởng lên báo cáo. - HS tham gia - HS lắng nghe - HS tự đánh giá theo các mức độ - HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung - HS lắng nghe. |
Ngày tháng năm 2025
Hiệu trưởng Khối trưởng